Với những người tu luyện, trong quá trình ấy họ luôn phải tống khứ, vứt bỏ những chuyện thế tục, điều này thực sự không dễ dàng Tuy nhiên, khi một con người đã tìm thấy được ý nghĩa của cuộc đời, thì họ sẽ đi theo con đường ấy dẫu có gian khổ cũng không
Hòa thượng Quảng Khâm: Dẫu bị người khác chê ghét, vẫn làm cho đến chết

Với những người tu luyện, trong quá trình ấy họ luôn phải tống khứ, vứt bỏ những chuyện thế tục, điều này thực sự không dễ dàng. Tuy nhiên, khi một con người đã tìm thấy được ý nghĩa của cuộc đời, thì họ sẽ đi theo con đường ấy dẫu có gian khổ cũng không hề hối tiếc.
Hòa thượng Quảng Khâm sinh vào đời nhà Thanh, năm Quang Tự thứ 18 (1892), ông họ Hoàng, tên tục là Văn Lai, quê ở Phúc kiến, Trung Hoa.

Làm đến chết, chính là bán mạng mà làm, là biểu hiện của “bố thí”; làm hết mình cho đến hơi thở cuối cùng cũng không tiếc nuối, đòi hỏi phải rất “tinh tiến”; kết quả lại bị người chê ghét, chính là tu “nhẫn nhục”; bị người khác hiềm khích, tâm chúng ta không động, không buồn, chính là “thiền định”; không động tâm, không dùng lời đáp trả, gọi là “giữ giới”; nếu muốn xua đuổi những điều không vui trong ý nghĩ, thì phải hạ khẩu khí xuống, chính là biểu hiện của “trí huệ”. Những điều này gọi là Lục Độ Tổng Tu!

Quảng Khâm hòa thượng: “Đúng sai, tốt xấu ngoài miệng không nên nói, trong bụng minh bạch là được rồi”.

Một hôm, những nhà như trẻ đến khách đường để tiếp khách vãng lai đến thăm chùa, họ phải tiếp nhận những phiền não thị phi của người thường. Sau khi khách về, Quảng Khâm hòa thượng liền nói với các nhà sư trẻ: “Bất kể chuyện tốt hay xấu, đúng hay sai, ngoài miệng không được nói bừa, trong tâm minh bạch là được rồi. Miệng lẩm bẩm không ngừng, không có chuyện cũng thành có chuyện, ắt sẽ gây hại cho chính mình. Người không có chuyện gì cũng cằn nhằn cần chú ý, bởi vì nó rất tai hại”.

Quảng Khâm hòa thượng tiếp tục nói:

“Thấy người khác làm việc tốt, tâm chúng ta không được hoan hỉ, họ làm việc xấu cũng không được khởi tâm, phải kiềm chế cho tốt cái tâm này, không được phiền não. Người khác không tốt, những tật xấu của người khác, đó là chuyện của họ, nếu chúng ta phiền não, vậy thì chính là sự ngu dốt của chính mình. Như vậy, bất luận mọi chuyện tốt xấu ra sao, phải giữ được tâm bất động, là phải nhẫn nhục.

Nếu có thể đột phá quan này, thì về sau gặp bất cứ chuyện gì cũng không bị phiền não, cái phải trải qua quá trình học tập và ma luyện chính mình thì mới đạt được, khi nghiệp chướng được tiêu trừ, thì tự nhiên bản thân sẽ tốt lên”.

Bản thân chúng ta phải giống như ánh sáng của mặt trời, đối với vạn vật đều coi như nhau, chiếu sáng cho người tốt, người xấu cũng chiếu sáng.

Tốt xấu là chuyện của thế tục, chúng ta phải đối xử từ bi với tất cả mọi người, nếu so đo với người thường, thì bản thân mình cũng là “tám lạng nửa cân”.

Phật Pháp là trọn vẹn, là biến hóa khác nhau tại các tầng khác nhau, là vô biên không giới hạn, luôn khoan dung và độ lượng, con người thế gian dù có thay đổi như thế nào thì Phật Pháp vẫn luôn bất biến.

Tu hành chính là quá trình chúng ta ở trong thế tục mà vứt bỏ những điều của thế tục, dùng tâm từ bi để đối đãi với sự việc và con người ở thế gian. Bất kỳ chúng ta ở nơi nào, chỉ cần có tâm nguyện muốn tu luyện, nguyện ở trong khổ nạn, thị phi mà ma luyện tâm của chính mình, như vậy nhất định sẽ được đề cao.

Tại thế tục, chúng ta đã hình thành thói quen hưởng thụ, đã quen với việc tự đắc, bảo thủ không chịu nổi sự ràng buộc ước chế…đều là những tâm cần phải bỏ.

Bây giờ đã xuất gia rồi, càng phải cần tu bỏ những thói quen không tốt đã hình thành trong chúng ta từ trước đến giờ, và thay vào đó những pháp lý của Phật Pháp. Đây là chuyện không hề dễ làm, nó đòi hỏi chúng ta phải tin, nguyện ý, nỗ lực sửa đổi, tu luyện đến khi đạt được mục đích cuối cùng, khai huệ khai ngộ mới thôi.

 
Lê Hiếu dịch từ cmoney.tw

Về Menu

hòa thượng quảng khâm: dẫu bị người khác chê ghét vẫn làm cho đến chết hoa thuong quang kham dau bi nguoi khac che ghet van lam cho den chet tin tuc phat giao hoc phat

giïa thu a tin sư thầy trẻ thích ở rừng chồi non 不可信汝心 汝心不可信 chua buu phuoc tây phương đã tiếp nhận đạo phật luan hoi nghiep bao phương Dưa muối cám làm dễ ăn ngon 乃父之風 Mệt rồi ư tong quan ve quan dinh phan 2 bạn Vì sao người lớn cũng nên tô màu Chùa Thừa Ân bên KhoẠChùa Hội Tôn Gặp gỡ Giáo sư người Mỹ gốc Việt nhận thức về khổ đế Lược sử Đức Thánh tổ Ni Đại Ái Cao răng viêm nướu và các bệnh mãn 西南卦 ï½ su thay tre thich o rung choi non tren dat hoang nguon to su 佛教中华文化 Hương xuân thoang thoảng Con nhớ những xuân trước món chay rằm cuối năm Kinh doanh theo chính đạo hïu chua bach hao Hoa tím bên thềm âu lo Lễ giỗ Tổ Bồ Đề Đạt Ma tại Trúc bi quán giới phân biệt tu bi can cu tren sinh hoc va ly tri buÓn viêm phÕi bổn phận của phật tử tại gia thong 12 cách ngăn ngừa cảm lạnh ကဆ န လပ ည န Lễ tưởng niệm phụng tống kim quan Làm gì để xương chắc khỏe phản