Hòa thượng họ Phạm, pháp danh Thế Long, sinh năm Kỷ Dậu 1909 tại xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Hà, trong một gia đình Nho phong thanh bạch có truyền thống thâm tín Phật pháp Ngài là người con út nhưng cũng là người con trai duy nhất của cụ Phạm V
Hòa Thượng Thích Thế Long (1909-1985)

Hòa thượng họ Phạm, pháp danh Thế Long, sinh năm Kỷ Dậu (1909) tại xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Hà, trong một gia đình Nho phong thanh bạch có truyền thống thâm tín Phật pháp.
Ngài là người con út nhưng cũng là người con trai duy nhất của cụ Phạm Văn Ngoan tức Ngôn và cụ bà Trần Thị Thanh, pháp danh Diệu Thái. Sau khi sinh ra Ngài, cụ bà đồng ý để cụ ông xuất gia. Cụ Phạm Văn Ngoan xuất gia ở chùa Nội, thị trấn Cổ Lễ với pháp danh Thích Thanh Cát và cả hai người chị gái của Ngài cũng xuất gia.


 

Năm 1915, nhân chuyến về thăm nhà, sư cụ Thanh Cát đã khuyên gia đình cho Ngài xuất gia. Ngài được yết kiến Sư tổ Quang Tuyên (1) lúc đó đang trụ trì chùa Thủy Nhai, xã Xuân Thủy, huyện Xuân Thủy - Nam Hà. Ngài xuất gia thế phát tại đây, sau đó được sang chùa Thượng Phúc tham học.

Năm 1929, Ngài được Tam sư Thất chứng trao truyền Cụ Túc giới, nối pháp đời thứ 46 dòng Tào Động, sơn môn Phú Ninh - Nam Định. Sau đó, Ngài được đến tham học tại Tổ đình Liên Phái - Hà Nội.

Năm 1934, Tổ Quang Tuyên viên tịch, Ngài trở về Cổ Lễ chịu tang và tiếp tục công việc kiến tạo chùa Cổ Lễ mà nghiệp sư đang làm. Ngài thỉnh Sư tổ Thạch Cầu về chùa Cổ Lễ làm thầy y chỉ, hoàn thành cây Cửu Phẩm, đúc được Đại Hồng Chung nặng 9 tấn, tạo dựng nhà hội quán và hoàn thành các công trình kiến trúc hai bên của tòa chính điện. Ngoài ra, Ngài cũng tái tạo chùa Thủy Nhai, Thượng Phúc v.v... Hàng năm, Ngài tổ chức lễ hội mừng đản sinh Thiền sư Không Lộ từ ngày 11 đến ngày 14 tháng 9 âm lịch, có hàng vạn lượt người đến tham dự cầu nguyện, chiêm bái.

Sau khi chùa Cổ Lễ được tôn tạo hoàn chỉnh, Ngài thỉnh các bậc tôn túc Hòa thượng và Tăng Ni về kết túc an cư trong 3 tháng hạ. Cứ duy trì đều đặn như vậy trong suốt hơn nửa thế kỷ. Năm nào chùa Cổ Lễ cũng là trường hạ của Tăng Ni phía Nam tỉnh Nam Hà. Ngài tận tâm trông nom cúng dường mọi vật dụng cần thiết để chư Tăng Ni an tâm tu học, với cương vị là trụ trì, rồi đường chủ, chủ giảng trong các khóa hạ. Có năm chư Tăng an cư gần 150 vị. Chùa Cổ Lễ cũng là nơi tổ chức nhiều giới đàn của Phật giáo tỉnh Nam Hà. Ngài được mời làm Hòa thượng Đàn đầu, Hòa thượng A Xà Lê ở các giới đàn chùa Cổ Lễ và giới đàn Thánh Ân (chùa Cả - Nam Định)...

Về mặt Phật sự, Ngài là một trong những bậc giáo phẩm cao cấp của Phật giáo Việt Nam và của Phật giáo tỉnh Nam Hà.

- Trong suốt thời kỳ 1958 - 1981, Hội Phật Giáo Thống Nhất Việt Nam (miền Bắc) hoạt động, Ngài được cử giữ chức vụ Phó hội trưởng, Hội trưởng Phật giáo tỉnh Nam Hà.

- Tháng 10 năm 1964, Đại hội kỳ III Trung ương Hội Phật Giáo Thống Nhất Việt Nam, Ngài được suy cử vào Ban trị sự Trung ương.

- Năm 1971, tại Đại hội kỳ IV Trung ương Hội Phật Giáo Thống Nhất Việt Nam, Ngài được suy cử chức Phó Hội trưởng kiêm Tổng thư ký Ban trị sự Trung ương.

Năm 1973, Ngài cùng Ban trị sự Trung ương thành lập trường "Tu học Phật pháp Trung ương" tại chùa Quán Sứ. Trải qua hai khóa đào tạo, đến năm 1981 trường trực thuộc hệ thống Giáo dục của Trung ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam và đổi tên "Trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam cơ sở I".

- Sau năm 1975, Ngài cùng quý Hòa thượng miền Trung, miền Nam thành lập Ban vận động Thống nhất Phật giáo.

- Tháng 11 năm 1981,Đại hội đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam lập nên "Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam", Ngài được thỉnh vào "Hội đồng Chứng minh" và là Phó chủ tịch Thường trực Hội Đồng Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

Về mặt tham gia công tác xã hội, quan niệm "Phật pháp bất ly thế gian pháp" nên việc đạo việc đời Ngài đều xả thân phụng sự.

- Năm 1945, Ngài là Phó Chủ tịch Tỉnh bộ Việt Minh tỉnh Nam Định.

- Năm 1947, là Phó chủ tịch Phật giáo cứu quốc Nam Định.

- Năm 1951, là Phó chủ tịch Mặt trận Liên Việt tỉnh Nam Định, Ủy viên mặt trận Liên Việt toàn quốc.

- Từ năm 1976 - 1980, là Phó chủ tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc tỉnh Hà Nam Ninh và là đại biểu Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh.

- Ngài được nhân dân tín nhiệm bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa VII và được Quốc hội cử giữ chức Phó chủ tịch Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

- Ngài còn là thành viên tích cực của Hội "Phật Giáo Châu Á Vì Hòa Bình" (abcP) trong nhiều khóa, và là Phó chủ tịch của hội. Ngài đã tham gia nhiều tổ chức Phật giáo quốc tế tại hầu hết các nước Châu Á, Đông Âu, tham dự các hội nghị Phật giáo thế giới và đã được Nhà nước tặng Huân chương Độc Lập hạng hai, Huân chương kháng chiến hạng ba...

- Ngày 23-3-1985, Ngài viên tịch tại Tổ đình Cổ Lễ, hưởng thọ 76 tuổi. Lễ tang được tổ chức trọng thể với nghi thức lễ tang Nhà nước. Hòa thượng Pháp chủ Thích Đức Nhuận đã ban Tháp hiệu của Ngài là An Lạc tháp, và tên hiệu Tế Mỹ. Cuộc đời hành đạo của Ngài trải qua 56 mùa hạ.

Chú thích :
(1) Sư tổ Quang Tuyên là bác tại gia của Ngài.
 

Về Menu

hòa thượng thích thế long (1909 1985) hoa thuong thich the long 1909 1985 tin tuc phat giao hoc phat

nam diễn viên lữ lương vỹ đóng vai Sanh rồi một ngày Nghệ sĩ kể chuyện ăn chay ảnh hưởng của mạng xã hội đến phuong Chùa Pôthi Somrôn phiem luan cua nguoi hoc phat ve tu do va hanh thế chớ Chùa Thần Quang Ăn trong chánh niệm giúp giảm cân chua thanh mai ngủ một số thái độ sai lầm của phật tử mot coi di ve trinh cong そうとうしゅう dưới chân ngài địa tạng đôi nét về y phục của phật giáo việt Những món ăn trong hội chùa của Bắc nguồn gốc và ý nghĩa của nhẫn cưới quan diem cua phat giao ve viec noi doi quên ham nguyet son hamwolsan 还愿怎么个还法 萬分感謝師父 阿彌陀佛 mot tôn giáo cuộc đời thánh tăng ananda phần 5 VÃƒÆ thái độ cần có khi đọc kinh phật Đổi 轉識為智 乾九 Chẳng phải nhân duyên chẳng phải tự đệ tam tổ trúc lâm vẻ 康 惡 hòa thượng thích thế long 1909 人生是 旅程 風景 suy thường và vô thường 5 thói quen nguy hiểm làm dạ dày xuống Khánh Hòa Giỗ Tổ khai sơn Đông Phước xưng tội dung doi mat va chuyen hoa kho hoc phat thuong yeu theo phuong phap but day