Hòa thượng Tịnh Sự, thế danh là Võ Văn Đang, sinh năm Quí Sửu 1913 , trong một gia đình có truyền thống Nho giáo, tại một vùng quê miền Nam, xã Hòa Long, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp Thân phụ Ngài là cụ Võ Văn Tỏ, thân mẫu là cụ Trần Thị Thông
Hòa Thượng Tịnh Sự (1913-1984)

Hòa thượng Tịnh Sự, thế danh là Võ Văn Đang, sinh năm Quí Sửu (1913), trong một gia đình có truyền thống Nho giáo, tại một vùng quê miền Nam, xã Hòa Long, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Thân phụ Ngài là cụ Võ Văn Tỏ, thân mẫu là cụ Trần Thị Thông.
 

Năm 7 tuổi Ngài đã học chữ Nho. Rất thông minh, Ngài được người đương thời gọi là "Thần đồng Lê Quí Đôn". Do túc duyên sẵn có từ nhiều đời, đến năm 12 tuổi Ngài xuất gia và thọ giới Sa Di tại chùa Bửu Hưng (Sa Đéc). Thấy Ngài quá thông minh nên Bổn sư đặt pháp danh là Thích Huệ Lực.

Năm 20 tuổi Ngài thọ giới Tỳ kheo tại chùa Kim Huê-Sa Đéc. Đến năm 25 tuổi Ngài được bổ nhiệm về trụ trì tại chùa Phước Định - Chợ Lách. Năm 30 tuổi Ngài trụ trì chùa Viên Giác-Vĩnh Long. Năm 35 tuổi duyên lành đối với Phật giáo Nam Tông đã chín mùi, Ngài được du học tại Chùa Tháp Campuchia, thọ giới theo Phật giáo Nam Tông tại chùa Kùm Pung (Treyloko) ở Trà Pét.

Từ Campuchia Ngài có thiện duyên du học tại Thái Lan, thọ giới Tỳ kheo tại chùa Pakknam Bangkok. Ngài được thầy tế độ ban pháp danh là Tịnh Sự (Santakicco) vì thấy Ngài chuyên tâm hành đạo. Tại xứ Phật giáo Thái Lan này, Ngài đã thực hành hạnh đầu đà, tu thiền Minh Sát và học A Tỳ Đàm (Abhidhamma) trong bảy năm. Rời Thái Lan về Việt Nam, Ngài trở lại trụ trì chùa Viên Giác - Vĩnh Long. Ngài bắt đầu mở mang truyền bá giáo pháp Nguyên Thủy. Ngài dạy Pháp học A Tỳ Đàm Pàli (Abhidhamma) và Pháp hành Tứ Niệm Xứ.

Muốn cho môn học Abhidhamma được truyền bá rộng rãi nên vào năm 59 tuổi Ngài về trụ trì chùa Siêu Lý - Sài Gòn. Mở trường chuyên dạy về môn Abhidhamma và dịch các bộ sách Giáo Khoa Phật Học như Vi Diệu Pháp Sơ Cấp, Trung Cấp và Chánh Tạng Abhidhamma.

Ngài đã đào tạo nhiều thế hệ học trò Vi Diệu Pháp. Các thế hệ đệ tử này đã kế thừa sự nghiệp của Ngài truyền bá môn Abhidhamma khắp nơi. Những thế hệ đệ tử Vi Diệu Pháp đầu tiên hiện nay còn những vị tiêu biểu như Đại Đức Giác Chánh, cư sĩ Vĩnh Phúc, cư sĩ Trần Quỳnh Hương đã có công đức duy trì và phát triển môn học Abhidhamma.

Về phương diện đào tạo Tăng tài, Ngài đã từng làm thầy Tế độ truyền giới xuất gia cho hàng trăm Sa Di, Tỳ Kheo. Họ đã tiếp nối được sự nghiệp truyền bá giáo pháp của Ngài một cách tốt đẹp.

Không những chỉ đào tạo Tăng tài mà Ngài còn xây dựng rất nhiều cơ sở tự viện: chùa Viên Giác (Vĩnh Long), chùa Long Linh, chùa Giác Phước, chùa Pháp Độ, chùa Trúc Lâm, chùa Siêu Lý, chùa Thiền Quang 1, chùa Thiền Quang 2.

Điểm nổi bật nhất trong sự nghiệp hoằng pháp của Hòa thượng là Ngài đã dịch hoàn thành Tạng luận Pàli tức Tạng Abhidhamma gồm:

1) Bộ Pháp Tụ (Dhammasangani).
2) Bộ Phân Tích (Vibhanga).
3) Bộ Chất Ngữ (Dhà kàthà).
4) Bộ Nhân Chế Định (PuggalaPanntti).
5) Bộ Ngữ Tông (Kàthà Vatthu).
6) Bộ Song Đối (Yamakam).
7) Bộ Phát Trí (Patthana).

Đó là phần chánh tạng Abhidhamma. Sau đây là những dịch phẩm giáo khoa Adhidhamma được giảng dạy tại các trường Phật Học Thái Lan.

1) Vi Diệu Pháp Sơ Cấp.
2) Vi Diệu Pháp Trung Cấp.
3) Vi Diệu Pháp Cao Cấp.
4) Thanh Tịnh Đạo.
5) Diệu Pháp Lý Hợp.

Sự nghiệp đạo pháp của Ngài vô cùng to lớn. Nhất là Ngài đã dành hết đời mình để phiên dịch trọn Tạng Vi Diệu Pháp (Luận Tạng PàLi). Qua công hạnh này, Ngài là một ngôi sao mà càng nhìn chúng ta càng thấy sáng hơn.

Đêm mùng 6 tháng 5 năm Giáp Tý, Ngài thọ bệnh. Nửa đêm hôm ấy Ngài cho gọi Chư Tăng để ban di huấn và gởi lời sám hối đến Tăng chúng gần xa. Rồi Ngài an trú chánh niệm và viên tịch lúc 6 giờ 15' sáng ngày 7 tháng 5 năm Giáp Tý (tức 05-06-1984), hưởng thọ 72 tuổi, hành đạo 52 năm.

Trước khi viên tịch Ngài đã giảng về sự khổ, rồi mỉm cười tắt hơi thở cuối cùng. Ngài ra đi nhưng sự nghiệp đạo pháp của Ngài vẫn còn ở lại với hậu tấn ngưỡng cầu giải thoát khổ đau, để hằng an vui tự tại nơi Niết Bàn tịch tịnh.

Về Menu

hòa thượng tịnh sự (1913 1984) hoa thuong tinh su 1913 1984 tin tuc phat giao hoc phat

閩南語俗語 無事不動三寶 truyện Dì tôi テス 仏壇 拝む 言い方 cuộc đời vị quốc sư đầu tiên của 佛教名词 ペット葬儀 おしゃれ ve giÃ Æ Các thực phẩm chay đánh bật mùi Người nhóm máu nào dễ bị mất trí tùy bút Ơn thầy Hành trang của người xuất gia Ðức 2016 hoa thuong tinh khong noi ve giao phat çš Tịnh tâm phở chay mùa Vu lan 心中有佛 Quảng Ngãi Lễ húy kỵ Tổ khai sơn tổ 佛頂尊勝陀羅尼 3 chia sẻ giúp cai nghiện thuốc lá suy nghi ve kiep nguoi Ç minh đạo chính là tâm đạo nữ bắt t廙 tham nhung quyen luc do khong tin nhan qua doi net ve cuoc doi su ba hai trieu am 佛陀会有情绪波动吗 chua thien tuong Nên ăn nhiều rau củ quả để tham đổi mới cách nhìn để cuộc sống thêm 住相 bßi trước 麓亭法师 phước 横浜 公園墓地 禪法書籍 緣境發心 觀想書 Viết dâng lên Phật ภะ ban bang da saphir già 华严经解读