Hoà thượng là người am tường giới luật, hành trì nghiêm tịnh...

	Hoà thượng Vĩnh Gia

Hoà thượng Vĩnh Gia


(1840 - 1918)

Chân dung Tổ Vĩnh Gia (vẽ lại)

Ngài họ Đoàn tên gọi là Nhược*, quán làng Thế Dương, quận Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, sinh vào năm thứ 21, triều vua Minh Mạng (1840).

Xuất thân trong một gia đình nho phong, bẩm chất thông minh hiếu học, lúc ngài được 18 tuổi thì thân sinh đã mạng chung. Từ đó ngài vân du đó đây hầu mở rộng kiến thức. Đến tỉnh Thuận Hóa, ngài gặp cụ Bố Chính Nguyễn Khoa Luân (Về sau tức Viên Giác Thiền sư) tại chùa Ba La Mật. Sau mấy ngày đàm đạo, các ngài nhận thấy thân mạng là vô thường, tam giới như nhà lửa, chỉ có lối tu học chánh pháp của Như Lai mới là con đường giải thoát chân chánh.

Năm 1859, được 19 tuổi ngài phát tâm tầm sư học đạo. Lúc bấy giờ tại tỉnh Quảng Nam, nơi quê quán của ngài, có Hòa thượng Quán Thông, một vị danh Tăng, vào hàng thứ năm dòng Lâm Tế, làm trú trì chùa Phước Lâm. Ngài mới xin thế phát đầu sư với Hòa thượng. Thọ Sa Di giới được 6 năm, ngài tỏ ra là một Tăng sĩ xuất chúng. Hòa thượng Bổn sư Quán Thông đặt cho ngài pháp danh là Ấn Bổn, tự Tổ Nguyên, hiệu Vĩnh Gia.

Năm 1865, được 25 tuổi ngài đến cầu đạo với ngài Huệ Quang tại chùa Tam Thai (Ngũ Hành Sơn) Quảng Nam. Tại đây, ngài thọ tam đàn Cụ Túc giới.

Năm 1893 (Quý Tỵ - triều Thành Thái) ngài cùng Hòa thượng Chí Thành mở Đại giới đàn tại Tổ đình Chúc Thánh (Quảng Nam) và ngài nhận chức Giáo Thọ A Xà Lê tại giới đàn này.

Năm 1894 (Giáp Ngọ), ngài được thỉnh làm Đệ nhị Tôn chứng cho Đại giới đàn tại Tổ đình Báo Quốc (Thuận Hóa).

Năm 1906 (Bính Ngọ), ngài nhận làm Yết Ma cho Đại giới đàn tại Tổ đình Thập Tháp Di Đà (Bình Định).

Năm 1908 Mậu Thân, ngài được thỉnh làm Đàn đầu Hòa thượng Đại giới đàn tại chùa Phước Lâm (Quảng Nam).

Đến năm 1910 (Canh Tuất - triều Duy Tân) ngài khai Đại giới đàn tại Tổ đình Phước Lâm, Hội An, và làm Đàn đầu Hòa Thượng. Giới đàn này quy tụ gần 200 giới tử, trong đó sau này có Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, đệ nhất Tăng thống Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất. Hòa thượng Thích Giác Nhiên chùa Thuyền Tôn là đệ nhị Tăng Thống... Về phần tại gia thì có Miên Trinh Tuy Lý Vương, cụ Đô Thống Lê Viết Nghiêm v.v... và nhiều hoàng thân quốc thích khác đều là đệ tử của ngài.

Ngài có công lớn trong việc đại trùng tu tổ đình Phước Lâm, chú trọng việc đào tạo Tăng tài, giáo hóa hậu lai. Nhờ thế dân chúng thấm nhuần ảnh hưởng đạo đức của ngài, không những đối với Phật giáo đồ Quảng Nam mà còn đối với cả Phật giáo miền Trung. Với sự nghiệp cao dày của ngài, trọn đời hiến thân cho việc phục hưng Phật giáo, cụ Thượng thư Hiệp biện Đại học sĩ Nguyễn Hà Đình (đệ tử của ngài) một nhà thâm nho và cũng thâm uyên giáo lý đã dâng tặng ngài hai câu đối bằng gỗ trầm hương, hiện nay còn treo tại chùa Phước Lâm:

Tăng lữ thả bồi hương hỏa xã,
Cao tình du ái thủy vân hương.

Ngài thường căn dặn đệ tử: “Giới luật là thọ mạng của Phật pháp, nếu phá giới thì phải hoàn lại y bát, ra khỏi già lam, để cho trong đục rõ ràng, tà chánh phân chia có vậy, nước Thiền định mới khai thông, đèn tri giác thêm sáng tỏ”. Trên 40 năm tu học và hành đạo, ngài am tường giới luật, hành trì nghiêm tịnh, đạo hạnh ngày càng vang dội.

Đến năm 1918, tuổi già sức yếu, ngài gọi đồ chúng dạy bảo lần cuối rồi an nhiên thị tịch. Ngài thọ 79 tuổi với 54 hạ lạp, tháp của ngài được xây cất trang nghiêm cổ kính phía tả tổ đình Phước Lâm, Hội An, Quảng Nam - Đà Nẵng.

Hàng năm đến ngày 20 tháng 3 âm lịch, Tăng tín đồ tề tựu lại Tổ đình Phước Lâm, thành kính lễ Húy kỵ tưởng niệm công đức ngài. Đạo phong cao vời của ngài tỏa sáng mãi trong Tăng tín đồ hậu thế.

Theo Danh Tăng Việt Nam

* Cũng có tài liệu ghi rằng, thế danh của Tổ là Đoàn Văn Hiệu (lamtechucthanh.com.vn)


Về Menu

Hoà thượng Vĩnh Gia

佛经讲 男女欲望 Xuân Thiền hãy sống trong hạnh phúc dù cuộc đời Bơi lội tốt cho sức khỏe và hoạt Thầy Hạnh người trẻ hân hoan trong đám cưới Rau Nơi tĩnh tâm bo tat quan the am tin nguong va triet ly tướng ác ma cho và nhận để được kết nối những suy nghĩ về khái niệm giải thoát sinh cần åº T buÓn tam kinh tinh yeu la thuong de chu khong trong kinh bat nha thập Tiền quan hệ anh em thân tộc trong kinh điển can suy nghi thau dao truoc khi thu phi di tich cần suy nghĩ thấu đáo trước khi thu phí tuong phat ngoc hoa binh the gioi duoc hinh thanh tượng phật ngọc hòa bình thế giới Nhục cot quat tu golgul temple Người nhóm máu nào dễ bị mất trí Đậu hũ chiên giòn Chị cũng như sen Lá thư chưa dám gửi mẹ yêu vì sao ăn chay cần kiêng những chất cay 曹洞宗 歌 Nước có cồn nước tăng lực uống Đà Nẵng Tưởng niệm húy nhật cố 泰卦 Chà chieu Bí đỏ táo đen và đậu dinh dưỡng bỏ Trước khi ngủ 宗教五寶 nhá 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 ä á Quảng ngữ của Thiền sư Huyền Sa Tông Những biểu hiện khi cơ thể thiếu chua phuoc son Những loại củ quả không nên ăn cả Kinh Đại báo phụ mẫu ân trọng