Hòa thượng Yto Zosimichi, viện chủ một ngôi chùa lớn ở gần núi Phú Sĩ và cũng là Chủ Tịch Trung Tâm Cứu Trợ Phật Giáo BAC
Hòa Thượng Yto Zosimichi.

Hòa thượng Yto Zosimichi, một Nhà Sư Nhật Bản làm từ thiện ở nước ngoài

Đó là , một tổ chức phi chính phủ, giúp đỡ các nước đang phát triển ở châu Á theo tinh thần từ bi bố thí của Phật giáo. Thành viên của Hội là những tăng sĩ và phật tử tại gia hoạt động tình nguyện.

Hòa thượng Yto Zosimichi đã bắt đầu quan tâm đến châu Á vào 14 năm trước. "Lúc đó, dân tạn Kampuchia" Ngài cho biết "liên tục đổ xô qua lãnh thổ Thái Lan, một hôm tôi có đọc một bài phóng sự nhỏ về tìm người tình nguyện hoạt động ở các trại tị nạn của một đoàn thể Phật giáo chủ xướng. Lúc đó tôi rất băn khoăn khi thấy tin tức về người tị nạn đăng tải quá nhiều mà chỉ có những đoàn thể Công giáo và nhiều tổ chức khác cứu trợ, còn Phật giáo Nhật Bản thì không thấy tăm hơi gì cả. Nên chưa đầy một tuần sau khi đọc bài báo đó, tôi đáp chuyến bay đi thăm Kampuchia".

Thế là từ đó Hòa thượng Yto Zosimichi đã tham gia vào hoạt động cứu trợ người Kampuchia bên trong lẫn bên ngoài lãnh thổ của đất nước này. Ngài tặng quà cho các cô nhi viện ở Phnom penh, như quần áo, thuốc men... "Có hôm tôi ghé thăm một trường cấp I ở Phnom penh" Ngài nhớ lại "ông hiệu trưởng có nhã ý muốn xin hạt giống hoa. Vì dưới thời Pôn Pốt mọi thứ đều bị tiêu hủy, nên bấy giờ cái gì cũng cần, nhưng cần nhất là nụ cười của trẻ em. Ông hiệu trưởng muốn trồng hoa để mang lại cho trẻ em những nụ cười hồn nhiên. Thật tình lúc đó, chúng tôi chỉ biết tặng tiền và đồ vật, nên ý kiến của vị hiệu trưởng đã làm cho tôi sáng mắt lên".

Sau khi được ông hiệu trưởng đề nghị tặng hạt giống hoa. Hòa thượng Yto bèn quyết định biến hoạt động cá nhân của mình trước đây thành một tổ chức từ thiện lớn hơn. Ngài kết hợp với một số Tăng Ni trẻ đang hoạt động cứu trợ ở các trại tạn và lập tức thành lập Trung Tâm Cứu Trợ Phật Giáo BAC (Buddhist Assistance Centre) vào năm 1982. Hiện nay Trung tâm này đã phát triển lên một ngàn hội viên trên khắp nước. Nguồn tài chánh dựa vào tiền hội phí, quyên góp và tài trợ. Địa bàn hoạt động của Trung Tâm BAC là tỉnh Ysang, vùng đông bắc Thái Lan, khu vực này nổi tiếng là nghèo khổ, đất đai cằn cỗi khó trồng trọt, vì thế dân chúng ở đây thường phải đi kiếm việc làm ở các nơi xa xôi như thủ đô Bangkok hoặc đến tận Nhật Bản. Khu vực này người dân thường bị ung thư gan và ung thư tuyến giáp trạng nhiều hơn ở các vùng khác.

Để đáp lại nguyện vọng của các bác sĩ ở một bệnh viện trong khu vực này. Trung tâm BAC đã đặt văn phòng ở thành phố Phongken và cho xe khám bệnh lưu động đi khám quanh vùng. Với sự hợp tác của các bác sĩ và y tá của bệnh viện này, mỗi tháng văn phòng cho xe đi khám vòng quanh một lần. "Ung thư là một bệnh rất nguy hiểm" Ngài Yto nói "cần phải phát hiện sớm. Vùng này rất nghèo, phần đông không có tiền xe đi đến bệnh viện, thì làm sao có tiền để chữa bệnh. Nếu phát hiện trễ thường dẫn đến tử vong. Cha mẹ chết đi thì con cái phải ra Bangkok để kiếm sống, cuối cùng đi đến chỗ bán dâm và làm những nghề dùng tay không vào thủy ngân rất có hại. Cho nên chúng tôi đã khởi sự từ hoạt động y tế với ước mong là cho mọi người đừng chết sớm. Nhiều người sống lâu chừng nào thì tốt chừng ấy để họ có thể cứu được cho con cái của mình". Tính đến nay xe khám bệnh lưu động đã hoạt động được sáu năm, đem lại nhiều thành quả tốt đẹp cho Trung tâm. Cô Katahachi Muhito, y tá Nhật Bản, nhân viên của văn phòng Trung tâm BAC ở Phongken, từng đi khám bệnh cho biết: "Nhờ kiên trì thực hiện khám bệnh lưu động như thế chẳng những hữu ích trong việc phát hiện sớm bệnh ung thư, mà còn phát hiện và điều trị cấp thời các bệnh giun sán, sẩy thai và nhiều bệnh thường đe dọa tính mạng con người. Bây giờ mọi người đều biết tiếng xe khám bệnh lưu động và rất trông đợi xe này đến khám cho họ".

Hiện nay, Ngài Yto hoàn toàn giao phó mọi hoạt động ở Thái Lan cho mười một nhân viên thường trú nơi đó và Ngài đang chuyển mối quan tâm qua quốc gia Lào. Hòa thượng Yto đã và đang có kế hoạch xây dựng trường cấp I cho Lào. Nước Lào có khoảng 7000 trường học, nhưng thực tế chỉ có 2000 thôi, còn 5000 trường khác thì đang ngưng trệ vì hư nát và xuống cấp trầm trọng, không sử dụng được. Ở Lào chỉ có 50% trẻ em đi học cấp I. Trung tâm BAC đã hợp tác với Bộ Giáo dục Lào để xây dựng trường cấp I. Đến nay đã hoàn thành xong 7 trường và bảy trường khác đang thi công. Mối quan tâm của Hòa thượng Yto khởi đầu từ Kampuchia rồi dần dần lan rộng đến Thái Lan và Lào. Điều gì đã khiến Ngài Yto quan tâm đến như thế?

Ngài cho biết: "Hồi nhỏ tôi cứ tưởng nước Nhật là một nước rất hay. Vì lúc ấy, hầu như nước Nhật chưa có các loại máy móc điện gia dụng. Cho nên mọi người trong nhà đều chia sẻ và giúp đỡ các việc như nấu cơm, quét nhà, giặt quần áo... Tinh thần giúp đỡ nhau như thế được khởi dậy từ chỗ hiền hòa và tình thương đồng loại của con người. Ngày nay, đời sống quá tiện nghi, nên người Nhật đã tỏ ra lãnh đạm và ít quan tâm đến người bên cạnh. Đó là kết quả của sự phát triển khoa học kỹ thuật". Tôi không thể quên lời nói của một người Việt Nam lúc trước. Hồi đó muốn đi thăm Kampuchia phải đi ngang Việt Nam, khi đó có một người Việt đang công tác cho cơ quan Unicef (Quỹ bảo trợ nhi đồng của Liên hiệp quốc) giúp đỡ chúng tôi. Một hôm người đó đề nghị chúng tôi quan tâm và giúp đỡ cho thiếu nhi Việt Nam và chúng tôi gật đầu tán thành. Nhưng rồi người đó lại nói: "Thật ra còn có những nơi khác khốn khổ và khó khăn hơn Việt Nam, xin các ông nên giúp đỡ những nơi đó trước". Tôi rất cảm động trước tình thương người như thế. Tôi cho rằng : "Nhật Bản là một nước có thể nói đầy đủ về tiền bạc, vật chất và tự do mang đi đâu cũng được. Nên chúng tôi đem đi giúp các nước khác. Nhưng ngược lại, người dân ở các nước khác còn có những điều quý giá hơn mà chúng tôi cần phải học hỏi, đó là tấm lòng thương người và đó cũng là ý nghĩa thật sự của Trung tâm BAC".

Hòa thượng cũng cho biết, Ngài sẽ trụ trì trong vòng 5 năm nữa, và sau đó Ngài qua sống ở Thái Lan hoặc sang Lào trong thời gian còn lại của đời mình để cống hiến cho sự nghiệp "Cứu tế độ sinh".

(Theo BANGKOK POST, 15/ 08/1994)

Về Menu

hòa thượng yto zosimichi. hoa thuong yto zosimichi tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Không làm tổn hại mọi loài Nam mô a di đà Phật nền tảng của tình yêu Đổ nghiệp Đi chùa ăn chay Vạt nắng chiều tỏa hương nguoi than nen to chuc tang le nhu the nao de co Nghĩa Ân sư bên đời mưa nắng Bánh khọt chay cho gia đình Bụt Di Lặc trong tôi Ăn nhiều rau củ quả để sống lâu Khám phá mới nhất của Khoa học về duyen giac phap khi va phap phuc Khảo chứng mới về cuộc đời Lục Thiếu tiếp xúc ánh sáng mặt trời dễ su cung duong va le khai tam trong dao phat Ân đức sự hiện diện Bánh cúng món ăn mùi nhớ Mì ăn liền không tốt cho tim mạch Lục tổ huệ năng Sen làng đã mọc 1 chua yen lac Trò thương thầy nhiều lắm chất liệu làm nên ngành nghệ thuật mối liên hệ giữa thầy và trò trong TT Huế Tảo tháp Tổ sư khai sáng dòng Quả hạch tốt cho tim mạch choáng ngợp hàng nghìn tượng phật Bốn Niệm Xứ 7 điều cần Nói với ba Để khỏe khi đi máy bay Nhân cách Lý Công Uẩn lời phật dạy về đạo đức trong kinh em còn trẻ nhung van nan trong dac thu biet truyen cua he chùa long huê đừng nhìn thế giới đảo điên Chùa Minh Thành Nơi níu chân những người Ăn uống chánh niệm để nuôi dưỡng cuối thu đi thưởng trà ở tâm trà quán 8 công dụng tốt cho sức khỏe của san choi ly thu cua tuoi tre hoàn thiện cuộc sống nhờ phật pháp lam me voi tam long cua phat chua shwedagon Bắp cải giảm béo chữa tiểu đường bo thi ba Khổ qua có nhiều công dụng tốt cho Trở lại trường xưa dat