Bạch Thầy, cho con hỏi Vị sư trẻ đó là ai vậy Tại sao ngôi tịnh xá nào cũng đều tôn thờ Ngài Chắc Ngài đã tu thành Phật rồi Thầy hen Đó là câu hỏi đầy thơ dại khi Con mới vừa tròn bảy tuổi
Hoài Niệm Tổ Sư

Bạch Thầy, cho con hỏi: Vị sư trẻ đó là ai vậy? Tại sao ngôi tịnh xá nào cũng đều tôn thờ Ngài? Chắc Ngài đã tu thành Phật rồi Thầy hen! Đó là câu hỏi đầy thơ dại khi Con mới vừa tròn bảy tuổi.   Đứng một hồi mới được Thầy cho biết vị sư trẻ đó chính là đức Tổ sư Minh Đăng Quang; khi ấy Ngài chỉ vừa tròn 32 tuổi đời. Ngài là vị Tổ sư khai sáng và truyền thừa Thích Ca Chánh Pháp, mở ra con đường Khất Sĩ tiếp nối ba đời chư Phật.

Ôm bát trì bình, khất thực hóa duyên, thuyết giáo độ đời và trở về tịch tịnh của chơn tâm. Con cũng chẳng hiểu mấy với những lời giải thích của Thầy và tự hỏi rằng: Vậy Khất Sĩ là gì? Minh Đăng Quang có nghĩa thế nào, và tại sao phải truyền thừa Thích Ca Chánh Pháp?
  Khi lớn lên, nhân duyên hội tụ, con được xuất gia tu học theo truyền thống Khất Sĩ thì mới hiểu được ý nghĩa của Khất Sĩ mà Tổ sư dạy trong bộ Chơn lý: " Khất Sĩ là một học trò khó đi xin ăn để tu học. Khất Sĩ là cái sống của chơn lý vũ trụ, mà tất cả chúng sanh đều là học trò của thảy".   Trong đó Tổ sư luôn nhấn mạnh về vai trò quan trọng của Khất Sĩ trong giáo pháp Ngài nói " Ngoài Khất Sĩ ra, không có pháp nào thứ hai để diệt tham, sân, si được. Mà nếu tham, sân, si không diệt, thì người ta với cỏ, cây, thú có khác chi nhau".

Đúng thật, hai từ Khất Sĩ tuy rất bình dị, nhưng chứa đầy biết bao ý pháp thanh cao, mầu nhiệm. Nó như một chơn lý bất di bất dịch, để nhắc nhở những ai còn đang mê mờ chạy theo cái xa hoa hào nhoáng bên ngoài, biết sống đời bình dị, thanh nhàn giải thoát mới đúng thật là chơn lý nhiệm mầu của hai từ Khất Sĩ.
  Vậy tại sao Ngài phải lấy tên Minh Đăng Quang và ý nghĩa của Minh Đăng Quang là như thế nào? Sau khi được học trong cuốn Minh Đăng Quang Pháp Giáo, Con mới được biết, sau khi thọ giới Sa-di hai năm, Ngài thọ Tỳ- kheo giới và Tứ y pháp trung đạo tại Linh Bửu Tự, làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho 1946.

Chính tại đây có một điềm ứng hiện cho Ngài, đó là đức Phật Di Đà thọ ký với pháp hiệu Minh Đăng Quang. Quả thật, pháp hiệu Minh Đăng Quang đã phần nào nói lên hết đầy đủ con đường mà Ngài đang hướng đến. Làm sao cho Phật pháp được tỏ rạng ánh minh quang và người người tin Phật với lòng chánh tín không bị mê mờ mà lầm đường lạc lối, hay đi sai ngọn đuốc soi đường của ba đời chư Phật đã thắp sáng, để rồi tự chuốc lấy khổ đau hay tự mình thối thất Bồ- đề tâm mà không hay biết.
  Đức Tổ sư Minh Đăng Quang là một ngọn đèn chơn lý nhiệm mầu rực rỡ ánh minh quang để soi sáng sự vô minh mà trở về nơi thanh tịnh. Có lần, Con đã tự hỏi với mình rằng: Vậy tại sao Tổ sư phải "Nối truyền Thích Ca Chánh Pháp" khi đạo Phật đã có mặt ở thế gian hơn 25 thế kỷ nay? Và nếu Tổ sư không nối truyền thì đạo Phật vẫn tồn tại ở thế gian? Chính những ý niệm này đã thoi thúc Con tìm hiểu thêm về cuộc đời và quá trình hành đạo của Ngài.   Trong giai đoạn những năm 1944 đến 1954, Phật pháp tại nước ta không còn hưng thịnh, phổ biến như xưa, đa phần đều bị rơi vào sự mê tín dị đoan, thờ cúng, tin vào một quyền lực siêu nhiên nào đó mà quên đi khả năng giác ngộ của chính bản thân mình.

Trước bối cảnh ấy, Ngài đã nhiều lần lên núi ẩn tu, đồng thời nghiên cứu đường lối của Nam Bắc truyền Phật giáo để tìm ra con đường trung đạo phù hợp với thực tế bối cảnh Việt Nam và căn cơ của người dân bản xứ. Ngài dấn thân vào vùng Thất Sơn, nơi có nhiều núi non huyền bí, hay hang động sâu thẳm, có những bậc ẩn tu ít người gặp. Ngài đến đây với tất cả lòng thành, quyết chí tu hành giải thoát tìm ra chánh pháp Như Lai, hiến dâng đời mình cho Phật pháp.
  Một thời gian sau, khi Ngài ngồi thiền nhập định bảy ngày ở Mũi Nai- Hà Tiên và chứng ngộ lý pháp nhiệm mầu "Thuyền Bát- nhã" ngược dòng cứu vớt chúng sanh, ngài bắt đầu những bước chân hoằng hóa đầu tiên, đề xướng giáo pháp Khất Sĩ, tiếp nối con đường của ba đời chư Phật đã đi qua.

Ngài đã phát nguyện " Nối Truyền Thích Ca Chánh Pháp" noi gương Phật Tăng xưa sống đời phạm hạnh giải thoát. Từ ấy ánh đạo vàng của Tổ sư được lan rộng khắp muôn phương. Ai ai cũng biết đến nhà sư Khất Sĩ đầu trần chân đất, ôm bát trì bình, phất phới huỳnh y mỗi buổi sáng trên mọi nẻo đường.
  Kể từ đó, Phật pháp như đã phần nào có thêm một sức sống mới, được khởi sắc thêm hương, với những vẻ đẹp thanh thoát của những bậc tu hành phạm hạnh, sống đời bình dị, khiến mọi người phát tâm quy ngưỡng và kính phục.

Quả vậy, khi được ôm bát trì bình, khất thực hóa duyên trên những nẻo đường của thành phố, thì con mới thấu hiểu được cái hương vị thanh thoát khi được hòa mình vào với vũ trụ, không còn cái ta và cái của ta, mà chỉ còn những bước chân nhẹ nhàng của tỉnh thức. Những ý niệm chấp ngã, hơn thua, tranh giành hay chiếm đoạt... dường như đã bị đánh tan bởi sức mạnh của chánh niệm nội tâm.
  Thời gian trôi qua thật mau, cũng đã sắp đến lần tưởng niệm 57 năm đức Tôn sư Minh Đăng Quang vắng bóng, những người con Khất Sĩ trên mọi miền đất nước đều hướng về Ngài, với biết bao lòng thành kính và tri ân một bậc Thầy mô phạm của giáo pháp, để càng tiếp thêm sức mạnh của niềm tin, tiếp tục vững bước trên con đường hoằng truyền giáo pháp Khất Sĩ được mãi mãi trường tồn trên thế gian này.   Cũng nhân dịp này, con xin cầu nguyện cho chính bản thân mình và tất cả mọi người ai ai cũng được thọ hưởng ân đức cao quý của Tô sư, và tự nhắc nhở với chính mình cần phải nỗ lực, cố gắng tiến tu để phần nào đền đáp ân đức của Tổ. Con xin kính chúc mọi người đều cảm nhận được niềm hạnh phúc khi được làm người con trong giáo pháp, để luôn sống đời bình dị và tràn đầy niềm pháp hỷ.   Theo: Tập Đuốc Sen (Số 10) – Giác Minh Luật
 
 

Về Menu

hoài niệm tổ sư hoai niem to su tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

การกล าวว ทยาน nan ananda 心中心法 第六印 8 cách giúp bạn cai thuốc lá hiệu quả BÃo 證嚴上人第一位人文真善美 Pháp 修行者 孕妇 阿修羅 kho 佛语不杀生 お墓の種類と選び方 bước an nhiên chùa diệu đế 人生是了缘不是结缘 Kính 凡所有相皆是虛妄 若見諸相非相 tong quan ve quan dinh phan 2 mon 净空老法师临终遗言 and お位牌とは 曹洞宗布教師養成所 元代 僧人 功德碑 dâm loi nuong 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 永代供養 横浜 僧人心態 Chu 忉利天 实空胜解已生起 cơm tấm chay thị tam hoan hy 佛脚四谛 12 loi khuyen ve cuoc song tu thien su se thay Lá sen phật giáo Bo Phát テス Tình mẹ thiêng liêng lắm chuyển ç niem phat dem lai loi ich gi トo duyên phận vợ chồng sẽ trọn vẹn khi co nen xem boi hay khong