NSGN - Vào vùng đất mới giảng pháp, đối với đồng bào di dân chấtphác, rất tin tưởng Trời Phật, nhà sư đã trở thành nơi nương tựa ấm áp cho cuộcsống còn nhiều lầm than cực khổ của họ.

	Hoằng pháp ở vùng sâu, vùng xa

Hoằng pháp ở vùng sâu, vùng xa

NSGN - Vào vùng đất mới giảng pháp, đối với đồng bào di dân chất phác, rất tin tưởng Trời Phật, nhà sư đã trở thành nơi nương tựa ấm áp cho cuộc sống còn nhiều lầm than cực khổ của họ.

Việc đi hoằng pháp ở vùng sâu, vùng xa thường làm cho những người ngại gian khổ, sợ nguy hiểm không dám đi; nhưng theo kinh nghiệm của riêng tôi, giảng pháp ở vùng xa, người dân rất cần và quý trọng mình hơn. Thật vậy, gần 40 năm trước, vùng Đồng Xoài là vùng rừng núi chỉ có người di dân đến sinh sống, đương nhiên ở đó không có chùa và đô thị. Họ đến khai khẩn vùng đất hoang và đối với họ, niềm tin ở thần linh rất mãnh liệt, nên thấy bóng dáng thầy tu, họ rất quý trọng. Từ đó, tôi liên tưởng đến chư vị Tổ sư xưa kia đi truyền giáo cũng vậy. Các vị Tổ sư miền Trung nước ta cùng đi với đoàn di dân đến vùng đất mới còn nhiều khó khăn mà sức người khó vượt nổi. Vì vậy, họ rất tin tưởng thần linh thì bấy giờ người tu là nhịp cầu nối giữa họ và thần linh và các ngôi chùa miền Nam cũng bắt đầu hình thành từ đây.

Tôi đến vùng Đồng Xoài, nay thuộc tỉnh Bình Phước, thuyết pháp. Ngày xưa phải đi từ sáng đến chiều mới tới vì đường sá rất xấu và xe hơi không tối tân như ngày nay nên chạy chậm. Và đi vào khu dân cư để thuyết pháp thì còn phải đi xe đạp xa hơn nữa. Tuy nhiên, càng đi xa vào những nơi hoang sơ như thế, tôi nhận thấy tình người càng thân thương, gần gũi. Không có tâm hồn vô ngã vị tha như thế thì không làm nhà truyền giáo được.

binh phuoc.JPG

Vào vùng đất mới giảng pháp, đối với đồng bào di dân chất phác, rất tin tưởng Trời Phật, nhà sư đã trở thành nơi nương tựa ấm áp cho cuộc sống còn nhiều lầm than cực khổ của họ. Tôi ngồi giảng pháp trong chòi lá, không phải chùa, chỉ có bức tranh thờ Phật do họ vẽ đơn sơ, nhưng nơi đó hiện hữu tấm lòng thành và niềm tin mãnh liệt. Tôi không thăng tòa thuyết pháp, tôi ngồi giữa và có độ vài chục Phật tử ngồi chung quanh nghe tôi truyền trao những lời Phật dạy để giúp họ có cuộc sống an lạc hơn.

Nhiều giảng sư ngày nay thường cho rằng phải thuyết giảng cho nhiều người nghe và buộc người nghe. Nhưng theo tôi, thực chất của đạo Phật là truyền tâm. Phật dạy rằng nói năng hay yên lặng cũng là Chánh pháp, sử dụng tâm của chúng ta để truyền Chánh pháp. Tâm này là niềm tin Phật và ta truyền niềm tin chân chánh đó cho người tin theo, làm theo Phật dạy là thành công. Thiết nghĩ thuyết pháp độ được vài chục người như vậy đã là quý lắm rồi. Nếu gặp năm, ba người dân chất phác, anh em có thể nói Phật pháp giúp họ phát tâm, đó là tùy duyên giáo hóa, không nhứt thiết hình thức nào. Khi đối tượng hoằng pháp của chúng ta là dân tộc thiểu số, dân chúng ở vùng sâu, vùng xa thì trình độ của họ còn rất thấp và phong tục tập quán của họ còn khác nhiều so với thành phố. Vậy mà lâu nay, chúng ta lại sử dụng kiến thức dành cho người thành phố để giảng dạy cho họ, tất nhiên là họ không thể hiểu, không chấp nhận và công việc giảng dạy của chúng ta phải thất bại.

Riêng tôi, nghĩ đến đồng bào ở vùng sâu, vùng đất mới, tôi đã thử thí nghiệm và đạt được kết quả tốt đẹp. Đa số dân chúng ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số rất nghèo. Giúp đỡ dân nghèo là công việc chính yếu mà Ban Từ thiện xã hội thường làm, nhưng theo tôi, ban này làm việc hoàn toàn riêng rẽ, nên không đạt hiệu quả tốt. Thí dụ Ban Từ thiện xã hội trong nhiều năm qua đã bố thí hàng tỷ đồng, nhưng người nhận của cho này có biết gì về Phật giáo hay không, có nghĩ đến Phật giáo hay không. Riêng tôi, thử làm thí nghiệm bằng cách kết hợp công việc hoằng pháp với từ thiện. Tôi đến vùng Tánh Linh, thuộc tỉnh Bình Thuận, nơi có nhiều Phật tử rất nghèo. Tôi đã kết hợp với Ban Từ thiện của Báo Giác Ngộ, tôi đến đó thuyết pháp và ban này cùng đi để phát quà. Đồng bào tập hợp về chùa nghe pháp xong thì được mời dùng cơm, được tặng quà và cho tiền xe. Chúng tôi phát 200 phần quà mà đã có 500 người phát tâm quy y. Trước kia họ không đi nghe pháp vì cho rằng không có thì giờ, phải đi làm để kiếm sống. Nếu đi nghe pháp, họ phải đi xa cả chục cây số, phải bao xe đi tốn tiền và phải mang theo thức ăn, rồi còn phải có tiền cúng chùa. Trong khi đời sống của họ rất cơ cực, kiếm tiền rất khó khăn. Những lý do đó đã khiến họ không sinh hoạt với chùa, dù họ có cảm tình với Phật giáo. Vì vậy, chúng ta có cử các giảng sư đến vùng xa giảng cũng không có ai đến nghe, hoặc người nghe rất ít.

Tuy nhiên, nếu biết kết hợp việc thuyết pháp với từ thiện, thực tế cho thấy rõ dân chúng rất hoan hỷ đến nghe pháp. Vì ít nhất trong một ngày sống dưới mái chùa, họ đỡ phải lo kiếm miếng ăn và cũng không phải tốn kém gì. Ngoài ra, đời sống tinh thần của họ cũng được thoải mái, an vui. Được nghe giảng dạy những điều thiện, lâu ngày, họ cũng thấm nhuần luật nhân quả, bớt làm việc xấu, bớt buồn phiền, bớt cay đắng với cuộc sống khổ cực của họ và niềm tin với Phật pháp cũng thêm tăng trưởng.

Chúng ta cần có cái nhìn thực tế. Đối với đồng bào còn nhiều khó khăn vật chất, không thể giảng suông và chúng ta cũng không nên cho suông. Cần phải kết hợp việc giảng dạy giáo pháp với việc giúp đỡ đời sống vật chất cho quần chúng, mới đạt kết quả tốt hơn. Giúp đỡ vật chất để họ yên tâm tu học. Lâu nay chúng ta làm từ thiện rồi về tay không, hoặc chúng ta thuyết giảng rồi cũng về tay không. Không có một người nào phát tâm theo Phật đạo sau khi nhận của bố thí, hay sau khi nghe pháp cả. Hoằng pháp kèm theo từ thiện xã hội là sự kết hợp nhuần nhuyễn tài thí và pháp thí mới quan trọng.

Trên bước đường hành đạo, tôi đã đến các xã có chùa, hay niệm Phật đường, nhưng chưa có Tăng Ni. Như đã nói, tôi dạy họ những pháp căn bản để cải thiện tâm hồn họ, giúp họ hướng về việc thiện, đồng thời giúp họ bữa cơm chay trong ngày và cho thêm quà, tiền xe để đến chùa nghe pháp. Hoằng pháp theo phương cách này đối với vùng xa, vùng nghèo, số tín đồ Phật giáo do tôi hướng dẫn tăng thêm thấy rõ. Và phải suy nghĩ thêm cách giảng dạy giáo lý lâu dài cho họ là điều tất yếu.

Cầu mong các vị giảng sư tiếp thu nền văn minh của nhân loại ở thế kỷ XXI và phát huy được sức mạnh bất khả tư nghì của đạo lực, tuệ lực, thể lực như Phật dạy để trở thành người phạm hạnh thực sự có thể mở rộng con đường hoằng pháp đến mọi nẻo đường đất nước mang lợi lạc an vui cho tất cả mọi người.

HT.Thích Trí Quảng


Về Menu

Hoằng pháp ở vùng sâu, vùng xa

luẠt phẠt già o cười 淨行品全文 giao Thiền ç ºå 緣境發心 觀想書 Âm nhạc có tác dụng trong điều trị Nét chữ của mẹ tôi Món nào tốt hơn 仏壇屋 把病交給醫生 chùa hải ấn Bóng chùa bát nhã 华藏净宗弘化网 Ð Ð Ð 心灵法门 É thứ một chuột Tuá 佛教与佛教中国化 Chánh niệm có lợi cho cả thân và tâm r 所住而生其心 Người thầy vỡ lòng ส งขต 乃父之風 huy 住相 大集經 mÓ côi dao 佛教中华文化 2011 loi day cua duc phat ve kho dau va hanh phuc lien 墓の片付け 魂の引き上げ Huyễn thân ly xả đạo tràng thuyền nen niem a di da hay a mi da ngược thuyet phap theo duy ma 欲知佛去處只這語聲 菩提 Chùa Minh Tịnh 萬分感謝師父 阿彌陀佛 魔在佛教