Tình cũng như mọi hiện tượng tâm lý khác, sáng nắng chiều mưa, là lửa rơm, thương đó ghét đó, vô thường mong manh. Bởi vậy khi tình nguội lạnh quay lưng với nhau, thì còn nghĩa, nghĩa là lửa trấu âm ỉ cháy, giữ lửa cho gia đình. Nghĩa là trách nhiệm, là tương lai của những đứa con, là nền tảng của gia đình cần vun đắp, rộng ra là sự tiếp nối của tổ tiên giống nòi.
Suy nghĩ được như thế thì hôn nhân gia đình sẽ không đỗ vỡ, sẽ nhẫn chịu được nhau trong đời sống đôi lứa.
Hồi còn nhỏ, còn trẻ tôi ít khi nghe đến từ ly dị, cả một cái làng Trại Mộ, cả một xóm Cỏ May (nơi tôi sinh trưởng và lớn lên) không hề nghe đến cặp vợ chồng nào ly dị. Thỉnh thoảng vợ chồng các chị gái có lục đục kình cãi thì mẹ tôi khuyên: "Vợ chồng cũng giống như chén bát trong sóng, khi đụng đến thì phải khua thôi, tụi con mỗi đứa nhịn nhau một chút thì sẽ yên cửa yên nhà". Mẹ khuyên chừng đó thôi, anh chị nghe theo và gia đình không còn xào xáo nữa.
Giờ đây, mấy mươi năm trôi qua, gió heo may đã về. Loáng thoáng chung quanh cứ bị nghe, được nghe hai từ ly dị. Mới cưới nhau một hai tháng đã ly dị, có với nhau bốn năm mặt con cũng ly dị, nghi ngờ vợ mình, chồng mình phụ tình chưa có chứng cứ vẫn ly dị....Hai từ ly dị cứ lập đi lập lại như một điệp khúc, để rồi con người nghe hoài nghe mãi khiến lờn cảm xúc, và thấy chuyện ly dị như chuyện thay áo hằng ngày.
Nguyên tắc sống chung bền vững của tổ tiên ta trao truyền là "Tình Nghĩa". Tình là sự rung động của con tim giữa nam và nữ, là tiếng sét ái tình, là sự nhớ nhung bâng quơ "tôi buồn không biết vì sao tôi buồn" là sự trăn trở nhung nhớ trong đêm thâu...và sau đó là hôn nhân.
Tình cũng như mọi hiện tượng tâm lý khác, sáng nắng chiều mưa, là lửa rơm, thương đó ghét đó, vô thường mong manh. Bởi vậy khi tình nguội lạnh quay lưng với nhau, thì còn nghĩa, nghĩa là lửa trấu âm ỉ cháy, giữ lửa cho gia đình. Nghĩa là trách nhiệm, là tương lai của những đứa con, là nền tảng của gia đình cần vun đắp, rộng ra là sự tiếp nối của tổ tiên giống nòi. Suy nghĩ được như thế thì hôn nhân gia đình sẽ không đỗ vỡ, sẽ nhẫn chịu được nhau trong đời sống đôi lứa.
Tình cũng như mọi hiện tượng tâm lý khác, sáng nắng chiều mưa, là lửa rơm, thương đó ghét đó, vô thường mong manh. Bởi vậy khi tình nguội lạnh quay lưng với nhau, thì còn nghĩa, nghĩa là lửa trấu âm ỉ cháy, giữ lửa cho gia đình. Nghĩa là trách nhiệm, là tương lai của những đứa con, là nền tảng của gia đình cần vun đắp, rộng ra là sự tiếp nối của tổ tiên giống nòi. Suy nghĩ được như thế thì hôn nhân gia đình sẽ không đỗ vỡ, sẽ nhẫn chịu được nhau trong đời sống đôi lứa.
Một nguyên nhân đưa đến ly dị nữa là: Nhà thơ Xuân Diệu trong bài thơ Giục Giã có hai câu: "Mau với chứ, vội vàng lên với chứ, Em, em ơi, tình non đã già rồi". Cái gì mà làm mau chóng cho xong, thì cái kết đều không có hậu, huống nữa là tình yêu là một cái gì cao quý thiêng liêng, thiêng liêng không khác gì niềm tin tôn giáo, vậy mà phải mau lên vội vàng lên.
Thầy Tánh Tuệ trong bài thơ Vội có những câu cũng rất hay:
"Vội đến, vội đi, vội nhạt nhòa, vội vàng sum họp vội chia xa" - "Vội thương, vội ghét, nhìn nhau lạ! Vội vã tìm nhau, vội rã rời".
Trong xã hội hôm nay, những bạn trẻ, và cả những người không còn trẻ nữa đã rơi vô trường hợp nêu trên. Vội quá, chưa hiểu được đối tượng như thế nào hết, mù tịt thông tin về người mình thương, vậy mà cứ nhảy vô thương đại, thương dại thương khờ, để rồi khi vỡ lẽ thì ân hận thở than:
"Vội thương, vội ghét, nhìn nhau lạ !
Vội vã tìm nhau, vội rã rời".
Biết rất rõ chuyện vội vàng, chuyện mau với chứ chỉ dẫn đến cái kết đau khổ chia tay, cho nên thi hào Nguyễn Du có cái nhìn minh triết sâu xa hơn căn dặn: "Trăm năm tính cuộc vuông tròn, phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông".
Ngôn ngữ của Truyện Kiều, nhiều câu uyên áo sâu xa như lời Kinh Phật, phải giải mã mới hiểu hết, với sự diễn biến tình cảm quá ư phức tạp của xã hội hôm nay chúng ta phải diễn dịch thâm ý của thi hào Nguyễn Du qua bức tranh tình yêu hôn nhân của thời đại chúng ta đang sống.
Ý của thi hào Nguyễn Du muốn nói rằng: "Muốn tính chuyện vuông tròn, phải thật kỹ lưỡng, phải dò xét ngọn nguồn về đối tượng cái đã, không vội vàng hấp tấp, thì tình yêu đó mới đem đến trăm năm hạnh phúc".
Vuông tròn là chỉ cho trời đất, trời đất là âm dương, là vợ chồng: "Có âm dương có vợ chồng, dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê"(Cung oán ngâm khúc). Tính đến chuyện vuông tròn thì phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông. Ngọn nguồn lạch sông đây chúng ta nên hiểu với bức tranh xã hội ngày hôm nay: Yêu và đến với nhau mà niềm tin tôn giáo khác, cũng rất khó có hạnh phúc. Ý thức hệ và quan điểm chính trị khác nhau quá, hôn nhân cũng khó bền vững. Một người quá giàu một ngừơi quá nghèo cũng dễ xem thường nhau cũng dẫn đến đổ vỡ. Tuổi tác chênh lệch quá lớn cũng sẽ dẫn đến xáo trộn trong đời sống gia đình. Say sưa nghiện ngập cũng dẫn đến ly tan gia đình....
Thi hào Nguyễn Du căn dặn như thế, còn Đức Phật thì chỉ dạy cho hàng đệ tử của Ngài rằng: "Chỉ cần Quy Y Tam Bảo, gìn giữ năm giới cấm (không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối gạt, không uống rượu). Là hạnh phúc tối thượng trong đời sống hôn nhân gia đình. Yêu nhau rồi kế đến là hôn nhân mà "Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông" như thế thì thật khó vô cùng, nhưng thà khó như thế, chậm mà chắc còn hơn là yêu cuồng sống vội, kết cục là ly dị, trầm cảm, tự vẫn.
Thích Giác Tâm - Vườn hoa Phật giáo
Minh Thư (Tuvien.com)