Là vị Tổng thống thứ 16, Abraham Lincoln đã đi vào lịch sử nước Mỹ không chỉ vì tài năng chính trị mà còn bởi nhân cách cao thượng hiếm có Câu chuyện nổi tiếng của ông dưới đây cho người ta nhiều dư vị
Học chữ nhẫn từ Tổng thống Lincoln

Là vị Tổng thống thứ 16, Abraham Lincoln đã đi vào lịch sử nước Mỹ không chỉ vì tài năng chính trị mà còn bởi nhân cách cao thượng hiếm có. Câu chuyện nổi tiếng của ông dưới đây cho người ta nhiều dư vị.
Lincoln là con thứ hai trong một gia đình nông dân ở biên giới nước Mỹ. Mẹ mất sớm, từ nhỏ Lincoln đã phải lao động chân tay rất vất vả, làm thuê, khuân vác trong nông trại. Xuất thân có phần thấp hèn, lại không có được sự nghiệp chính trị ấn tượng tuy nhiên năm 1860 ông bất ngờ đắc cử Tổng thống nhờ chính sách ôn hoà, yêu hoà bình của mình.

Tất nhiên, việc Lincoln lên đứng đầu Nhà Trắng đã vấp phải những chỉ trích dữ dội. Các đối thủ thường buông lời dè bỉu và gọi ông là “gã nông dân”. Trong một cuốn tự truyện, Lincoln cũng tự miêu tả thời trai trẻ của bản thân mình như là “một gã trai kỳ dị, không bạn bè, không học thức, không một xu dính túi”.

Các nghị sĩ Mỹ khi ấy đều xuất thân từ danh gia vọng tộc, thuộc giới tinh hoa, thượng lưu trong xã hội. Việc một anh đóng giày như Lincoln đột nhiên ngồi chễm chệ trên chiếc ghế quyền lực cao nhất khiến họ không cam lòng.

Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức, Lincoln đã phải đối diện với thử thách. Trong khi ông đang đọc diễn văn nhậm chức, một nghị sĩ đứng dậy ngắt lời: “Thưa ngài, xin hãy nhớ rằng cha ngài đã từng đóng giày cho cả nhà tôi”. Tất cả cười ồ lên sảng khoái.

Thế nhưng Lincoln vẫn bình tĩnh, ngừng bài diễn văn của mình và tự tin đáp trả: “Tôi biết cha mình đã từng đóng giày cho cả gia đình ngài cũng như nhiều nghị sĩ khác. Bởi lẽ không người thợ nào có thể làm tốt như ông. Xin hỏi đã có ai trong các ngài phàn nàn về những đôi giày mà cha tôi đóng hay chưa? Chính tôi cũng biết đóng giày, nếu muốn tôi cũng có thể đóng cho các ngài một đôi. Nhưng dù sao đi nữa, tôi cũng vô cùng tự hào về người cha của mình, một người thợ giày xuất sắc”.

Các nghị sĩ nghe xong đều im bặt. Họ thực sự cảm thấy một dư vị nào đó. Họ đã công kích Lincoln bằng những thứ lời lẽ dè bỉu cay nghiệt nhất. Nhưng đáp lại thái độ ấy là gì? Là một sự bao dung to lớn, sự điềm tĩnh vĩ đại của một người quân tử.

Sau đó, có người khuyên Lincoln trả đũa tay nghị sĩ nọ. Nhưng ông mau chóng gạt đi và nói: “Khi tất cả chúng ta trở thành bằng hữu thì sẽ không còn bất cứ kẻ thù nào”. Phải là người có tấm lòng bao dung, rộng lượng như thế nào mới có thể “lấy đức báo oán” như vậy?

Vậy bí quyết nào đã giúp Lincoln hành xử cao thượng được như thế?

Tất cả có lẽ nằm ở chữ “Nhẫn”. Có thể nói, lòng nhẫn chịu là một truyền thống của người Á Đông. Từ xưa, đã có rất nhiều tấm gương chịu đựng nhẫn nhục làm việc lớn, được hậu thế nghìn đời tán thưởng như Việt Vương Câu Tiễn hay Hàn Tín.

Nhẫn không phải là lùi bước, yếu hèn, nhu nhược mà là một loại cảnh giới, là đặt mình cao hơn đối phương, và bao dung họ.

Nội hàm của chữ “Nhẫn” (忍) là rất sâu sắc, ở trên là bộ “Đao” (刀), ở dưới là chữ “Tâm” (心). Nhìn từ cấu trúc con chữ thì có thể hiểu ra ý tứ là: Người biết nhẫn nhịn chính là có thể chịu được nỗi đau như là dùng dao mà đâm vào tim vậy. Tổn thương như thế đúng là quá sức chịu đựng của người thường. Dù bị kiếm đâm, dao cắt nhưng chữ “Tâm” kia vẫn vững vàng như bàn thạch, vẫn bất động.

Người biết nhẫn chịu thường là người có thể đạt được thành tựu. Việt Vương Câu Tiễn nếm mật, nằm gai suốt 10 năm, chịu bao tủi nhục trong tay kẻ thù cuối cùng cũng đánh bại được Ngô Vương Phù Sai, rửa được mối thù. Hàn Tín chịu nhục chui háng kẻ vô lại sau này trở thành rường cột quốc gia, khai quốc công thần nhà Hán, danh thơm muôn thuở.

Nhẫn là một loại tu dưỡng tinh thần, là một cảnh giới của bậc quân tử. Thất phu chịu nhục thì tuốt kiếm tương đấu. Còn người quân tử coi chịu nhục là cơ hội để tu rèn tâm tính.

Kinh nghiệm cho thấy, chỉ khi nhẫn được việc nhỏ, người ta mới có được tĩnh khí, sự điềm tĩnh. Một khi có được tĩnh khí thì mới có thể thanh tỉnh đầu óc, tĩnh tĩnh mà nhìn nhận vạn sự xảy ra trong đời, từ đó thấu được quy luật của vũ trụ.

Tuy vậy, muốn có được tĩnh khí và khả năng nhẫn chịu không phải chỉ nói ra bằng vài lời suông là được. Đó là cả một quá trình tu luyện gian khó, khổ cực. Tâm tính người ta phải liên tục được đề cao giữa những mâu thuẫn gay gắt tưởng như không thể điều hoà. Khi đứng trước sự nhục mạ, công kích, nếu không thể giữ được sự điềm nhiên, hoặc chỉ giả vờ điềm tĩnh bề ngoài thì đều không đạt đến tiêu chuẩn “Nhẫn”.

Tổng thống Lincoln nếu không có được sự khoan dung, lòng nhẫn chịu lớn như trong câu chuyện kể trên hẳn đã không thể làm nên những kỳ tích vẻ vang sau này. Chính lòng bao dung là xuất phát điểm để Lincoln theo đuổi sự nghiệp giải phóng nô lệ suốt đời bất chấp sự phản đối gay gắt, bất chấp phải tiến hành cả một cuộc chiến tranh. Lincoln, anh thợ đóng giày quê mùa đã bước ra sân khấu chính trường Mỹ quốc bằng thứ vũ khí như thế đó! 
 
Hữu Bằng - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

học chữ nhẫn từ tổng thống lincoln hoc chu nhan tu tong thong lincoln tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

truyê n ngă n 7 bước đến miền cực những lời phật dạy cải thiện cuộc Pháp Phật truyện tu sanakavasa Món chay Việt hút khách tại Phật đản trong rừng Phòng ngừa viêm khớp vai cổ và tay the gioi tu do thiet 大法寺 愛知県 loi nhan nhu vo cung y nghia cua nguoi me goi con nu Phú Yên Lễ đại tường cố HT Thích con người hiện đại và nhu cầu về Ni sư Chứng Nghiêm nhà hoạt động từ Ngọt ngào tháng Tư nhà hàng việt chay vĩnh nghiêm mừng Tâm kinh そうとうしゅう Cuộc đời sự nghiệp đạo hạnh là khóa tu một ngày an lạc với chủ đề Tôi ông Gút gồ phap khi va phap phuc vÃƒÆ Ãƒ Thể dục chương xii về trí bân và giải Bổ sung vitamin E qua thực phẩm 印顺法师关于大般涅槃经 phan 2 Nhân thiền vipassana một nghệ thuật sống Cách làm sữa hạt sen bột chùm ngây bat nha va tinh 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 mẹ quán giới phân biệt Hà n sắc xin que dau nam ù ý nghĩa giới bát quan trai Sự 15 tien trinh chet những điều cần biết về huyết áp Tại sao nên giặt khăn tắm thường 憨山 g i 佛教四罪 Đại nghĩa tính tình tôi thay đổi