Bình thường thì tu và học phải song hành Ai cũng biết câu
Học dở mà Tu hay

Bình thường thì tu và học phải song hành. Ai cũng biết câu: “Tu mà không học là tu mù. Học mà không tu là cái đãy đựng sách”. Những ai tinh thông cả pháp học lẫn pháp hành thì tự lợi và lợi tha tròn đủ, viên dung vô ngại. Trong trường hợp không song hành được thì tốt nhất hãy chọn pháp hành. Nói ít mà làm nhiều, học dở mà tu hay cũng vẫn hơn.
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Tôn giả Bàn-đặc bảo em là Châu-lợi-bàn-đặc rằng:

- Nếu em không thể trì giới được thì trở về làm cư sĩ.

Ngài Châu-lợi-bàn-đặc nghe lời này xong, liền đến đứng ngoài cửa tinh xá Kỳ Hoàn khóc ròng. Bấy giờ Đức Thế Tôn dùng thiên nhãn thanh tịnh, xem thấy Tỳ-kheo Châu-lợi-bàn-đặc đứng ngoài cửa buồn khóc không dừng được. Thế Tôn liền từ tịnh thất đứng lên, dường như đi kinh hành, đến ngoài cửa tinh xá Kỳ Hoàn hỏi Châu-lợi-bàn-đặc rằng:

- Tỳ-kheo, cớ sao đứng đây khóc lóc?

Tôn giả Châu-lợi-bàn-đặc đáp:

- Bạch Thế Tôn, anh con xua đuổi con, nói không thể trì giới thì trở về làm cư sĩ, không nên ở đây. Vì thế, con buồn khóc.

Thế Tôn bảo:

- Tỳ-kheo, chớ ôm lo sợ, Ta thành Vô thượng Đẳng Chánh Giác, chớ chẳng phải Bàn-đặc anh thầy đắc đạo.

Bấy giờ Thế Tôn tay nắm Tôn giả Châu-lợi-bàn-đặc, dẫn đến tịnh thất bảo ngồi, rồi Thế Tôn lại dạy cầm chổi quét.

- Thầy tụng chữ này là chữ gì?

Bấy giờ Tôn giả Châu-lợi-bàn-đặc tụng chữ "quét" lại quên chữ "chổi". Nếu tụng chữ "chổi" lại quên chữ "quét". Tôn giả Châu-lợi-bàn-đặc tụng "chổi quét" này qua mấy ngày. Mà "chổi quét" này gọi là trừ dơ. Tôn giả Châu-lợi-bàn-đặc lại nghĩ: "Cái gì là trừ? Cái gì là dơ?". Dơ là tro, đất, ngói, gạch; trừ là thanh tịnh.

Tôn giả lại nghĩ: "Thế Tôn cớ sao dùng điều này dạy ta. Nay ta nên suy nghĩ nghĩa này". Do suy nghĩ nghĩa này, Tôn giả lại nghĩ: "Nay trên thân ta cũng có bụi dơ, ta tự ví dụ. Thế nào là trừ? Thế nào là dơ?"

Tôn giả lại nghĩ: "Buộc kết là dơ, trí tuệ là trừ. Nay ta có thể lấy chổi trí tuệ quét trói buộc này".

Bấy giờ Tôn giả Châu-lợi-bàn-đặc suy nghĩ: "Ngũ thạnh ấm, sự thành, sự bại, nghĩa là sắc này, sắc tập, sắc diệt; thọ, tưởng, hành, thức, sự thành sự bại cũng lại như vậy". Lúc ấy, Tôn giả tư duy về ngũ thạnh ấm này xong, tâm dục được giải thoát, tâm hữu lậu, tâm vô minh lậu được giải thoát; đã được giải thoát liền được trí giải thoát; sanh tử đã dứt, Phạm hạnh đã lập, việc phải làm đã làm xong, không còn thọ thân nữa, như thật mà biết.

Tôn giả Châu-lợi-bàn-đặc liền thành A-la-hán. Đã thành A-la-hán, Tôn giả liền từ chỗ ngồi đứng lên, đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy rồi ngồi một bên, bạch Thế Tôn:

- Nay con đã có trí, nay đã có tuệ, nay đã hiểu chổi quét.

Thế Tôn nói:

- Tỳ-kheo, thầy hiểu thế nào?

Tôn giả Châu-lợi-bàn-đặc đáp:

- Trừ đó là tuệ, dơ là kết.

Thế Tôn bảo:

- Lành thay, Tỳ-kheo! Như lời thầy nói, trừ là tuệ, dơ là kết.

Bấy giờ Tôn giả Châu-lợi-bàn-đặc hướng về Thế Tôn mà nói kệ:

Nay tụng này đã đủ/ Như chỗ Ngài đã nói/ Trí tuệ hay trừ dơ/ Chẳng do hạnh nào khác.

Thế Tôn bảo:

- Tỳ-kheo, như lời thầy nói, do trí tuệ chứ không do gì khác.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
 
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm 20.Thiện tri thức,
VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.350)

Thế Tôn là bậc Y vương, biết bệnh cho thuốc nên bệnh chóng lành. Tôn giả Châu-lợi-bàn-đặc vốn không thông minh để theo pháp học, nhưng nhờ có Thế Tôn chỉ cho pháp hành phù hợp với căn cơ nên nhanh chóng chứng đắc Thánh quả, thành tựu giải thoát.

Mới hay, chỉ cần nương theo pháp Chỉ - Quán, hành giả có thể tự dạo bước trên lộ trình hướng đến giải thoát mà không nhất thiết phải học rộng hiểu nhiều, bằng này cấp nọ. Mặt khác, từ kinh nghiệm pháp hành có thể giúp hành giả dễ dàng thông hiểu pháp học, nhưng ngược lại thì chưa hẳn người học rộng nghe nhiều mà có thể cơ cảm được yếu chỉ của pháp hành.

Tôn giả Châu-lợi-bàn-đặc dù ít chữ nhưng đã quán thấu ngũ uẩn giai không. Còn chúng ta học rộng, nghe nhiều, bằng cao, chức trọng mà ngã chấp ngày càng lớn thì chẳng ích gì. Pháp của Như Lai là đến để thấy, để sống với, để chứng đạt chứ không phải để nói về. Thế nên trong nhà đạo quý ở pháp hành. Hành đúng và thâm sâu thì chấp ngã mới giảm xuống, trí tuệ mới sáng lên, phiền não mới diệt trừ. 

Quảng Tánh - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

học dở mà tu hay hoc do ma tu hay tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

ta đi để lại gì không Giấc mộng đời người Thiền để khỏe và đẹp Món chay ngày mùng 1 Bún lứt xào nghệ lòng thành bố thí thoát khỏi tai ác tự tánh quan âm 1 thân là sự sống su song tot dep hay khong la tuy thuoc vao tam sự sống tốt đẹp hay không là tùy Tạm trú với thiền Chợ Cóc 不可信汝心 汝心不可信 than chu dai bi vien ngoc cua nguoi cung tu thần chú đại bi viên ngọc của người Ngày ăn chay được ưu đãi 50 giá thực tập chánh niệm cho người bận vi bac si thay doi quan niem ve thien sau khi hãy sống trong giây phút hiện tại than can nguoi tri la phap hanh tao niem vui an thân cận người trí là pháp hành tạo Mệt rồi ư hãy tự thắp đuốc lên mà đi 乃父之風 ý nghĩa tuyển phật trường than benh tam khong benh Đừng làm vong nhân chờ xá tội vài suy nghĩ về khái niệm 04 phan 1 song Trò thương thầy nhiều lắm bạn hiểu buông xả nghĩa là gì vai suy nghi ve khai niem giai thoat sanh tu bóng mát tâm hồn đừng ích kỷ Chất béo chuyển hóa không tốt cho trí tham luan su dan than cua nguoi phat tu tai gia tham luận sự dấn thân của người nét đẹp riêng biệt của chùa sen nia Đức tin Tam bảo nơi an trú tâm linh tha chùa diên thọ Chuyện Tám nhánh phong lan của ôn Già ý nghĩa của các vật phẩm cúng dường Lễ Bầu Ông và tục thờ Bạch hổ sam 持咒方法 欲移動 tai sao chung ta phai song ky nang tu hoi ban tại sao chúng ta phải sống kỹ năng Vai trò của Trần Nhân Tông và hòa 5 phút quán vô thường mỗi ngày để bÓ tát Kính áp tròng giúp gì cho sức khỏe