Học phải đi đôi với hành mới có kết quả tốt Nếu chỉ chăm chăm học hiểu lý thuyết bằng tư duy, nghiền ngẫm mà không nỗ lực thực hành, tu hành thì sẽ không có được thực chứng, tựa như muỗng canh ở trong nồi canh mà không bao giờ nếm được mùi vị của canh, h
Học phải đi đôi với hành

Học phải đi đôi với hành mới có kết quả tốt. Nếu chỉ chăm chăm học hiểu lý thuyết bằng tư duy, nghiền ngẫm mà không nỗ lực thực hành, tu hành thì sẽ không có được thực chứng, tựa như muỗng canh ở trong nồi canh mà không bao giờ nếm được mùi vị của canh, hay tựa như ăn bánh vẽ, chỉ nhìn no mắt mà không bao giờ thực no bụng.
Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu một câu chuyện ví von về một người chỉ chăm chăm đọc tụng ngôn từ, mà không chú trọng đến việc thực hành trong thực tế, hậu quả dẫn đến những điều trái ngang, không tốt lành.

Một người đàn ông ngã bệnh và tìm đến bác sĩ. Vị bác sĩ khám cho bệnh nhân này và sau đó viết cho anh ta một toa thuốc trên một mảnh giấy. Rất hạnh phúc, bệnh nhân này trở về nhà. Anh ta có niềm tin rất lớn vào vị bác sĩ. Không có gì sai với điều đó cả, bệnh nhân cần phải có niềm tin vào bác sĩ hay thầy thuốc của mình.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi niềm tin này trở thành niềm tin mù quáng, sự sùng bái mù quáng? Người đàn ông đó đặt một bức tượng hoặc chân dung của vị bác sĩ trên bàn thờ trong phòng cầu nguyện của mình. Anh ta dâng kẹo, trái cây, hoa và nhang đèn trên đó. Rồi anh ta đi xung quanh bức tượng hoặc bức chân dung của vị bác sĩ 108 lần và lạy ba lạy. Tiếp sau đó, anh ta mang mẩu giấy mà bác sĩ đã cho mình và đọc đi đọc lại: “Một viên thuốc vào buổi sáng, một viên vào buổi chiều, một viên vào buổi tối. Một viên vào buổi sáng, một viên vào buổi chiều…”. Anh ta được lợi ích gì khi làm thế? Điều này thật là điên rồ. Đây là những gì xảy ra khi niềm tin trở thành niềm tin mù quáng, khi sự sùng bái trở thành sự sùng bái mù quáng.Tuy nhiên, con người là một hữu thể có lý trí. Giả sử người đàn ông đó tìm đến bác sĩ và hỏi: “Tại sao ông đưa cho tôi mẩu giấy này? Đây là thuốc gì và làm thế nào nó sẽ chữa bệnh cho tôi như thế nào?".

Vị bác sĩ đó là một người thông minh. Ông ta trả lời: “Được thôi, anh hãy xem đây, đây là bệnh của ông và đây là nguyên nhân gây bệnh. Nếu ông dùng thuốc này, nguyên nhân đó sẽ được loại trừ. Khi nguyên nhân gây bệnh không còn thì bệnh của ông cũng sẽ hết”. “À, thật là tuyệt!” – người đàn ông đó nghĩ – “Giờ tôi đã hiểu. Bác sĩ của tôi thật là tuyệt vời. Thuốc của ông ấy thật là tuyệt”.

Và bây giờ anh ta lại làm gì?. Sau khi về nhà, anh ta bắt đầu tranh luận với tất cả những người hàng xóm của mình, anh ta nói: “Bác sĩ của ông bà đều vô tích sự cả. Chỉ có bác sĩ của tôi mới thật là tài ba. Các loại thuốc mà bác sĩ của quý vị đưa ra đều là đồ bỏ, chỉ thuốc mà bác sĩ của tôi đưa ra mới thật là tuyệt vời”. Cứ thế, anh ta mải mê tranh cãi nhưng không chịu dùng viên thuốc nào. Ôi, mọi việc vẫn như thế đó! Khi một người thông thái, thánh nhân, một đấng giác ngộ nhận thấy con người đang sống trong phiền não và khổ đau, con người đáng kính đó đưa ra toa thuốc Dhamma (Pháp): “Hãy thực hành cách sống với sīla (Giới), hãy rèn luyện samādhi (Định) và phát triển paññā (Bát nhã hay Tuệ), rồi quý vị sẽ thoát khỏi khổ đau”.

Nhưng không mấy ai chịu thực hành đâu. Thay vì đó, họ bắt đầu lập ra một loạt các tông phái, tín ngưỡng, giáo điều, nghi lễ và nghi thức rồi bị ràng buộc vào đó. Tuy nhiên, không thực tập thì họ sẽ chẳng thu được lợi lạc gì. Dạng trí tuệ thứ ba là bhāvanā-mayā paññā (trí tuệ thực chứng), loại paññā có được thông qua việc áp dụng Dhamma vào cuộc sống bằng. Chỉ có loại paññā này mới thực sự đem lại lợi lạc cho quý vị. Thực hành theo giáo Pháp chính là tập buông xả cái tôi, cái của tôi, để dần tiến tới thực chứng trí huệ vô ngã, từ đây, bao diệu dụng sẽ thể phát khởi ra.

Cuộc đời là vậy, nhưng dù cuộc đời có như thế nào đi nữa, mỗi người chúng ta cũng đều cần đến một sự tỉnh giác nhất định nào đó để có được thái độ, và cách hành xử hợp tình hợp lý nhất có thể. Và để có được điều này có lẽ là chúng ta cần phải có được nhận thức đúng đắn về cái tôi. Cái tôi chỉ là do vô vàn các yếu tố khi đủ duyên thì hội tụ thành, khi duyên tiêu tán thì tan biến mất, cái tôi chỉ là huyễn hóa, duyên hợp tạm bợ, cái tôi không thật có, thì cái gọi là của tôi cũng không thật.

Khi có nhận thức như vậy, chúng ta sẽ dần vơi giảm ái ngã, vốn dĩ là nguồn gốc của tham, sân, si, của mọi khổ đau trong cuộc đời. Khi có nhận thức như vậy, thì khi có những ý niệm, hay xúc cảm lăn xăn hiện lên trong tâm tư, chúng ta chỉ cần nhìn, nhìn, và nhìn thẳng vào chúng, chỉ nhìn mà không tham đắm, không đè nén, không diệt trừ, không lãng tránh, cũng không mong cầu bình yên, nhìn để thấy được các tiến trình sinh khởi, lan tỏa, tăng giảm cường độ, và dần tan biến mất của chúng.

Trong khi tọa thiền, chúng ta nên chú tâm vào một điểm trước mặt, có thể chọn một điểm trên chóp mũi. Trong khi chú tâm như vậy, nếu vọng tưởng, xúc cảm thị phi, và cơn đau có khởi lên nhè nhẹ, chúng ta có thể thản nhiên bỏ qua chúng, đừng để ý đến chúng, vẫn tiếp tục chú tâm tại một điểm trên chóp mũi, chúng có hiện lên rồi sẽ tự tan, nhưng khi vọng tưởng, xúc cảm thị phi, và cơn đau khởi lên quá mãnh liệt, thì lúc này, chúng ta có thể lùi về một góc chuyển sang theo dõi hơi thở vào ra một cách tự nhiên nơi mũi, đừng bận tâm đến chúng, hoặc chúng ta có thể chuyển sang nhìn thẳng vào chúng, rồi chúng cũng sẽ tan.

Khi vọng tưởng thuộc về thế giới nhị nguyên phân biệt đối đãi giữa có không, được mất, hơn thua, phải quấy, trong ngoài, đẹp xấu, thiện ác, vui buồn, thương giận… tan mất, khi đó chỉ còn lại duy nhất niệm vi tế tại chóp mũi, chúng ta cần nên buông xả cả niệm vi tế này, cần thêm một bước vượt qua tâm thái này, nhà thiền gọi là đầu sào trăm trượng cần phải một bước nhảy qua, như khi trèo lên cây một trăm thước, khi trèo lên là còn có cây để trèo, trèo tới đầu sào chót ở trên, phải nhảy qua khỏi mới được, nhảy khỏi cho tan nát tâm phân biệt, chấp trước vi tế, để không rơi vào không, năng giác sở giác đều không, mọi thứ đối đãi dứt bặt, nhảy qua khỏi liền thể nhập vào bản tâm hằng thanh tịnh, rỗng rang, và sáng tỏ, thường hay biết mọi sự vật, hiện tượng nhưng không khởi ý phân biệt.

Từ tâm thái này chúng ta sẽ thể phát khởi ra những ý nghĩ, lời nói, và hành động đúng đắn đem đến lợi lạc chân chính cho không chỉ bản thân mà còn cho cả mọi chúng hữu tình xung quanh.
 

Về Menu

học phải đi đôi với hành hoc phai di doi voi hanh tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

弥陀寺巷 vọng 加持是什么意思 noi xau nguoi khac nhung hau qua va cach chuyen 永平寺 寺院 募捐 ä½ æ そうとうぜん ทำว ดเย น 根本顶定 百工斯為備 講座 ç 提等 住相 vÃÆ 借香问讯 是 凡所有相皆是虛妄 若見諸相非相 พ ทธโธ ธรรมโม 皈依的意思 念空王啸 陀羅尼被 大型印花 Sinh con trai như ý Lễ giỗ Tam Tổ Huyền Quang tại Trúc 麓亭法师 五十三參鈔諦 Thiều Chửu nhân vật Phật giáo uu Thịt đỏ Những điều có thể chưa biết về cây 人生七苦 Phật hoàng Trần Nhân Tông viết về お仏壇 飾り方 おしゃれ Ï 藥師經經文全文 人形供養 大阪 郵送 luân 山地剝 高島 白話 心经全文下载 å ç 般若心経 読み方 区切り phật 华严经解读 梵僧又说 我们五人中 Thiên 八吉祥 chương xii về trí bân và giải 三身 пѕѓ ภะ Ä Æ