Phật giáo không đòi hỏi lòng tin mù quáng vào những giáo điều hay tín điều, trái lại, Phật giáo khuyến khích con người chứng nghiệm giáo lý qua trí tuệ suy xét và qua kinh nghiệm của chính bản thân mình
Học Phật

.

Sự học là chìa khóa mở cửa đầu tiên cho con người đi vào sự phát triễn trong nhiều lãnh vực khác nhau của xã hội và còn là những phương tiện để giải quyết các vấn đề quan trọng, trong đời sống con người.
  Môn học nào  cũng có phương pháp và giá trị riêng của nó. Thí dụ như tâm lý giáo dục là một ngành học về con người, nó có chức năng xây dựng nội dung giáo dục con người bằng các phương pháp chuyên môn đoán định, phân tích, giải thích các hiện tượng tâm lý một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, hầu giúp con người có nỗ lực sáng tạo một đời sống hạnh phúc, qua sự chiêm nghiệm và tự kiểm chứng toàn diện các tánh hạnh, các đức tính, bên trong của chính mình.   Môn học thường có 3 phần : khảo cứu lý thuyết, quan sát và kiểm chứng lý thuyết, thí nghiệm và thực hành lý thuyết. Từ khái niệm này, khi đi vào tìm hiểu các bộ môn Phật học, thì sẽ thấy ba phương pháp học mà Phật đã dạy  cho các đệ tử như : VĂN, TƯ, TU cũng tương tự như vậy. Học Phật tức là học chân lý của Đức Phật dạy.   Văn là phần khảo cứu chân lý, bằng cách đọc hay nghe giảng để hiểu cho thấu đáo lời Phật dạy.   TƯ là phần quan sát và kiểm chứng chân lý, bằng cách suy nghĩ cân nhắc đắn đo về những gì đã nghe, xem đúng hay sai. Làm như vậy, mới thực hành đúng câu "các người phải tự thắp đuốc lên mà đi, thắp đuốc lên với chánh pháp" mà Đức Phật đã nói trong kinh Pháp Cú.   TU là phần thí nghiệm và thực hành chân lý, bằng cách áp dụng những lời Phật dạy là đúng và thích hợp cho trình độ của mình, trong cuộc sống hàng ngày.   Các điểm cơ bản trên là một cái nhìn đại cương cho con đường tu tập thực tiễn để giải thoát mọi khổ não. Văn, Tư, Tu không tách rời ra được, Vì nhờ Tu mới thẩm định được giá trị Văn, Tư giúp cho Tu được kết quả viên mãn.   Phật học là chân lý là những sự thật, nếu không dùng ba môn học này như ngọn đuốc trí huệ soi sáng vào công trình học Phật, thì làm sao thấy mọi sự vật ở chung quanh. Không cần trí huệ, mà chỉ dùng lòng tin đến với đạo Phật để học Phật, là điều nên tránh. Đức Phật nói: “Ai tin Ta mà không hiểu Ta là phỉ báng Ta”.

Tin là do hiểu mà tin và lòng tin này đã được gạn lọc qua sàng lý trí, nên nó vững chắc không dễ gì lung lay. Đức Phật đã chỉ rõ đâu là mê đâu là tỉnh. Nhờ vào chánh tín mà lời Phật dạy mới tồn tại, việc tu học của mỗi người mới được kết quả.
  Lòng thành tâm mộ đạo cũng như sự tin tưởng vững chắc vào những lời Phật dạy đôi khi chỉ giúp cho người con Phật xây dựng một nền móng vững chắc góp thêm vào việc học Phật, nhưng chưa hoàn toàn gọi là sự học Phật.   Học Phật là phải thấu hiểu giáo lý của Đức Phật, đem ra thực hành tu tập theo Ngài, để mình cũng được thành Phật như Ngài. Việc tu tập này là sự tin vào khả năng thành Phật của chính mình bằng : trí tuệ, lòng thành tâm và mộ đạo.  

Về Menu

học phật hoc phat tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

å ç æžœ à 忉利天 一仏両祖 読み方 the nao la luan hoi 錫杖 四比丘 出家人戒律 Cung tiễn kim quan cố Hòa thượng Thích หล กการน งสมาธ ç æˆ tim hieu ve nghiep bao va nhan qua 五藏三摩地观 不可信汝心 汝心不可信 Viết cho con Chổi chà hấp Công dụng tuyệt vời của một số Ẩm thực 禅诗精选 鼎卦 Tùy bút Hoàng Hải Lâm Đất 大乘方等经典有哪几部 盂蘭盆会 応慶寺 ï½ 淨空法師 李木源 著書 进寺庙需要空腹吗 欲移動 ï¾ ï½ 지장보살본원경 원문 su cuong thinh cua mot quoc gia theo 菩提阁官网 トo 大法寺 愛知県 Làm gì để giảm ngáy khi ngủ 加持 Ngàn năm giọt nước có buồn không gi bánh xèo chay Thừa cân béo phì tiềm ẩn nguy cơ bệnh 白骨观 危险性 Đồ Nam Tử Nguyễn Trọng Thuật 菩提 åº 大法寺 愛西市 機十心 lơi Các kỳ kiết tập kinh điển theo Phật อร นซาส นธ 曾国藩五箴