Đến một ngày, bạn và tôi và tất cả đều sẽ mất cùng 1 lúc, khi đó bạn có đủ mạnh mẽ để chấp nhận rồi Điều đó là cần thiết Bây giờ bạn còn trẻ và không phải người trẻ nào cũng có cơ hội tốt như bạn để học hỏi
Hỏi đáp với Thiền sư Ottamasara về hôn nhân gia đình

Đến một ngày, bạn và tôi và tất cả đều sẽ mất cùng 1 lúc, khi đó bạn có đủ mạnh mẽ để chấp nhận rồi. Điều đó là cần thiết. Bây giờ bạn còn trẻ và không phải người trẻ nào cũng có cơ hội tốt như bạn để học hỏi.
 
Câu hỏi 18: Con đang rất đau khổ, bởi vì vợ chồng con bất hòa, mấy tháng trước mẹ con vừa mất thì đến nay bố con không muốn sống nữa, bố con kinh doanh tại nhà và có 1 khoản nợ ngân hàng khổng lồ, với tình hình làm ăn như thế này có thể con phải bán nhà để trả nợ. Cuộc sống đối với con hiện nay như địa ngục. Con phải làm sao?

Thiền sư Ottamasara: Rồi một ngày bạn sẽ mất tất cả mọi thứ: gia đình, nhà cửa, nghề nghiệp, vợ con, tài sản. Điều đó là Sự Thật không thể trốn thoát. Và điều đó chắc chắn sẽ xảy ra, không chỉ với bạn mà với tất cả mọi người. Điều này là hoàn toàn chắc chắn. 

Bạn cho rằng nỗi đau khổ của bạn xuất phát từ mọi người xung quanh, nhưng bản chất nỗi khổ ấy xuất phát từ việc bạn không có khả năng chấp nhận sự mất mát. Bạn càng có khả năng chấp nhận mất mát, càng có khả năng chấp nhận sự thật thì bạn sẽ càng bớt đau khổ. 

Đây cũng là sự thật nữa. Bạn không chấp nhận được mất mát là vì bạn nắm giữ, hiểu sai lầm rằng đó là nhà của bạn, cha mẹ, tài sản của bạn. Do có sự hiểu lầm đó nên bạn nắm giữ, điều khiển và không có khả năng chấp nhận sự thật là chúng sẽ mất.

Thật sự rằng cậu đã mất chúng ngay từ khi cậu bắt đầu “có” chúng, vì hiểu là mình có chúng nên cậu mới mất chúng, còn hiểu được rằng chúng đến với cậu là do các điều kiện nhân duyên hội tụ thì khi không đủ điều kiện nữa nó sẽ ra đi, khi đó cậu sẽ chấp nhận được sự mất mát.

Khi kết hôn bạn cho rằng đó là vợ của mình và sở hữu được người vợ, nắm giữ được họ, khi có con bạn cũng cho rằng con của bạn và nắm giữ ý tưởng đó, cùng hiểu lầm ấy với tài sản, cha mẹ, nhà cửa, nghề nghiệp. Cho nên có thêm một vật gì, điều gì là bạn có thêm sự nắm giữ, và sự nắm giữ ấy nay trở thành thói quen của bạn. 

Bạn có thói quen nắm giữ chứ không có thói quen chấp nhận mất mát (chấp nhận sự thật). Từ trước tới nay bạn không mất mát nhiều nên khả năng chấp nhận mất mát rất yếu và sự nắm giữ rất mạnh mẽ, chúng được tích lũy cùng với nhau. 

Bạn cần xây dựng và ghi nhớ sự thật rằng mọi thứ có bản chất riêng, và bản chất tột cùng của chúng là chúng đang thay đổi và bạn sẽ phải mất chúng, hãy ghi nhớ và tạo cho mình khả năng chấp nhận điều đó. Khi bạn nghĩ rằng mình “có” bất cứ điều gì, hãy nhắc nhở và ghi nhớ sự thật đó, chúng không phải là của bạn và bạn không thể nắm giữ được chúng.

Hỏi tiếp: Con còn quá trẻ để mất tất cả những thứ đó, và mất cùng một lúc, nếu như mất từ từ và mất khi con đã già có khi con lại dễ chấp nhận hơn.  

Thiền sư Ottamasara: Với người không có khả năng chấp nhận mất mát thì không có gì để mất là điều tốt nhất cho anh ta, giả sử nếu mất gia đình, mất nhà, mất nghề nghiệp thì bạn sẽ ra sao? Nếu có được bài học lớn từ điều đó, có thể đó là cơ hội cho bạn xuất gia và trở thành tu sĩ không tài sản như tôi đây, có sao đâu (cười). 

Đó là bạn nghĩ vậy thôi, còn sự thật chưa chắc bạn đã mất tất cả những thứ đó. Bạn còn trẻ, còn sức khỏe nên còn rất nhiều thời gian cho bạn học hỏi và rút kinh nghiệm, những gì đang xảy ra là cơ hội rất tốt cho bạn, là điều rất mừng cho bạn để có thể đối diện, xây dựng tính chấp nhậnmất mát cho tương lai. 

Nếu bạn đã lớn tuổi và bệnh tật, bạn vẫn có thể mất những thứ kể trên nhưng khi đó sẽ còn khó khăn hơn, khó chấp nhận hơn nữa. Nếu bạn mất mát từng thứ một thì khả năng chấp nhận mất mát sẽ rất nhỏ, đây là cơ hội để bạn xây dựng khả năng chấp nhận, mất mát lớn. 

Đến một ngày, bạn và tôi và tất cả đều sẽ mất cùng 1 lúc, khi đó bạn có đủ mạnh mẽ để chấp nhận rồi. Điều đó là cần thiết. Bây giờ bạn còn trẻ và không phải người trẻ nào cũng có cơ hội tốt như bạn để học hỏi.

Hỏi: Vậy những điều Ngài nói giúp ích gì cho con để giải quyết tình hình hiện nay?

Thiền sư Ottamasara: Bạn không thể điều khiển được tất cả mọi người, tất cả mọi hoàn cảnh, bạn không thể làm cho sự việc, con người, niềm vui tồn tại mãi mãi nhưng bạn có thể xây dựng được cho mình khả năng chấp nhận sự thay đổi ấy. 

Khi có được sự chấp nhận sự thật ấy, tâm lý bạn sẽ ổn định hơn, khi đó tự bạn sẽ biết cần làm gì để thay đổi con người, hoàn cảnh xung quanh. Khi bạn biết chấp nhận mất mát thì sẽ giúp cho gia đình, người thân cũng biết chấp nhận mất mát, và khi đó có tự do, sự hiểu biết trong tâm trí của mọi người thì gia đình bạn sẽ thay đổi.

Vài nét về Thiền Sư:

Thiền Sư U Ottamasara sinh ngày 26 tháng 10 năm 1969 tại bang Sagaing, Bắc Myanmar. Năm 1986, Ngài tốt nghiệp cử nhân với tấm bằng xuất sắc. Không lâu sau khi hoàn thành bằng cử nhân (Tiếng Anh) tại trường Đại học Yangon, Ngài trở thành một doanh nhân trẻ thành đạt.
 
Sau năm 1999, Ngài phải ngừng lại công việc kinh doanh do tình hình kinh tế suy thoái. Được một người bạn giới thiệu, Ngài bắt đầu tìm hiểu và thực hành thiền Vipassana tại Trung tâm Thiền Mogok. Khi đó, Ngài đã lần đầu tiên tiếp cận với giáo pháp của Đức Phật và lý thuyết về Vô ngã.

Sau đó, Ngài tham gia các khóa thiền tập tại Trung Tâm Thiền Quốc tế (International Meditation Centre - Thiền Sư U Ba Khin) và Trung Tâm Thiền Dhamma Joti (Dhamma Joti Meditation Centre - Thiền Sư SN Goenkaji) ở Yangon.

Sau khóa tu thứ 2 tại Trung Tâm Thiền Mogok – trung tâm Yangon, Ngài đã từ bỏ hoàn toàn tất cả tiền tài, danh vọng  để theo bước chân giải thoát cúa Đức Phật Thích Ca. Như vậy chỉ sau 3 năm thiền tập, Ngài đã chứng ngộ sâu sắc Sự Thật Tuyệt Đối. Với lòng thành kính Đức Phật và những vị thầy của mình, Ngài bắt đầu dạy thiền Vipassana.

Với mong muốn giúp đỡ mọi người tiếp cận được với Sự Thật Tuyệt Đối, năm 2002, Ngài đã từ bỏ tất cả công việc kinh doanh, tài sản của mình và thành lập Tổ chức Wisdom Sharing với tên gọi “Từ Vô Minh đến Minh”.

Sư cô Hương Thiền Thông dịch 

Về Menu

hỏi đáp với thiền sư ottamasara về hôn nhân gia đình hoi dap voi thien su ottamasara ve hon nhan gia dinh tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

điều quý giá nhất của đời người 三身 Mì Quảng chay của me coi sach 正智舍方便 phat giao la mot triet hoc hay la mot ton giao 全龍寺 結制 禅心の食事 Đường mạt Dấu hiệu bệnh khi thường xuyên khát minh sat tue 濊佉阿悉底迦 doc dao le hang thuan cua 14 cap doi ha thanh Mùng 1 Tết Nhà hàng chay Hoan Hỷ vẫn Quan niệm Phật giáo về thiên 阿摩羅識 åº Tóm liên trì cảnh sách một câu chuyện đáng suy ngẫm về lục nghĩ về điều giác ngộ thứ nhất trong Dấu chân chợ Tết thien tap cua he phai khat si ngay nay Điều trị lo âu Trò chuyện hiệu quả nên giáo dục cho trẻ em những giá trị Ăn Tết Ăn văn hóa một nén hương lòng tiễn đưa hương linh bạn có tin tưởng tái sinh không Phòng và trị Alzheimer Thay đổi lối Tra i cây ruô t tră ng ngư a đô t quỵ Dấu chân chợ Tết hoãƒæ hai khuynh hướng lớn trong lịch sử tư Nên ăn nhiều rau củ quả để giảm công đức phóng sanh chữ không trong kinh bát nhã Chữa hóc xương hoặc dị vật ở cổ xa punyayasas cong duc nghe phap Mất ngủ làm tăng nguy cơ đột quỵ Các loại thực phẩm gây đau tim già và chết Tìm Phật trong nhà hoÃ Æ Mông sơn thí thực Ðịnh luật của nghiệp 怎么面对自己曾经犯下的错误 Nhớ những điều giản dị những tháng năm làm chú tiểu