Đến một ngày, bạn và tôi và tất cả đều sẽ mất cùng 1 lúc, khi đó bạn có đủ mạnh mẽ để chấp nhận rồi Điều đó là cần thiết Bây giờ bạn còn trẻ và không phải người trẻ nào cũng có cơ hội tốt như bạn để học hỏi
Hỏi đáp với Thiền sư Ottamasara về hôn nhân gia đình

Đến một ngày, bạn và tôi và tất cả đều sẽ mất cùng 1 lúc, khi đó bạn có đủ mạnh mẽ để chấp nhận rồi. Điều đó là cần thiết. Bây giờ bạn còn trẻ và không phải người trẻ nào cũng có cơ hội tốt như bạn để học hỏi.
 
Câu hỏi 18: Con đang rất đau khổ, bởi vì vợ chồng con bất hòa, mấy tháng trước mẹ con vừa mất thì đến nay bố con không muốn sống nữa, bố con kinh doanh tại nhà và có 1 khoản nợ ngân hàng khổng lồ, với tình hình làm ăn như thế này có thể con phải bán nhà để trả nợ. Cuộc sống đối với con hiện nay như địa ngục. Con phải làm sao?

Thiền sư Ottamasara: Rồi một ngày bạn sẽ mất tất cả mọi thứ: gia đình, nhà cửa, nghề nghiệp, vợ con, tài sản. Điều đó là Sự Thật không thể trốn thoát. Và điều đó chắc chắn sẽ xảy ra, không chỉ với bạn mà với tất cả mọi người. Điều này là hoàn toàn chắc chắn. 

Bạn cho rằng nỗi đau khổ của bạn xuất phát từ mọi người xung quanh, nhưng bản chất nỗi khổ ấy xuất phát từ việc bạn không có khả năng chấp nhận sự mất mát. Bạn càng có khả năng chấp nhận mất mát, càng có khả năng chấp nhận sự thật thì bạn sẽ càng bớt đau khổ. 

Đây cũng là sự thật nữa. Bạn không chấp nhận được mất mát là vì bạn nắm giữ, hiểu sai lầm rằng đó là nhà của bạn, cha mẹ, tài sản của bạn. Do có sự hiểu lầm đó nên bạn nắm giữ, điều khiển và không có khả năng chấp nhận sự thật là chúng sẽ mất.

Thật sự rằng cậu đã mất chúng ngay từ khi cậu bắt đầu “có” chúng, vì hiểu là mình có chúng nên cậu mới mất chúng, còn hiểu được rằng chúng đến với cậu là do các điều kiện nhân duyên hội tụ thì khi không đủ điều kiện nữa nó sẽ ra đi, khi đó cậu sẽ chấp nhận được sự mất mát.

Khi kết hôn bạn cho rằng đó là vợ của mình và sở hữu được người vợ, nắm giữ được họ, khi có con bạn cũng cho rằng con của bạn và nắm giữ ý tưởng đó, cùng hiểu lầm ấy với tài sản, cha mẹ, nhà cửa, nghề nghiệp. Cho nên có thêm một vật gì, điều gì là bạn có thêm sự nắm giữ, và sự nắm giữ ấy nay trở thành thói quen của bạn. 

Bạn có thói quen nắm giữ chứ không có thói quen chấp nhận mất mát (chấp nhận sự thật). Từ trước tới nay bạn không mất mát nhiều nên khả năng chấp nhận mất mát rất yếu và sự nắm giữ rất mạnh mẽ, chúng được tích lũy cùng với nhau. 

Bạn cần xây dựng và ghi nhớ sự thật rằng mọi thứ có bản chất riêng, và bản chất tột cùng của chúng là chúng đang thay đổi và bạn sẽ phải mất chúng, hãy ghi nhớ và tạo cho mình khả năng chấp nhận điều đó. Khi bạn nghĩ rằng mình “có” bất cứ điều gì, hãy nhắc nhở và ghi nhớ sự thật đó, chúng không phải là của bạn và bạn không thể nắm giữ được chúng.

Hỏi tiếp: Con còn quá trẻ để mất tất cả những thứ đó, và mất cùng một lúc, nếu như mất từ từ và mất khi con đã già có khi con lại dễ chấp nhận hơn.  

Thiền sư Ottamasara: Với người không có khả năng chấp nhận mất mát thì không có gì để mất là điều tốt nhất cho anh ta, giả sử nếu mất gia đình, mất nhà, mất nghề nghiệp thì bạn sẽ ra sao? Nếu có được bài học lớn từ điều đó, có thể đó là cơ hội cho bạn xuất gia và trở thành tu sĩ không tài sản như tôi đây, có sao đâu (cười). 

Đó là bạn nghĩ vậy thôi, còn sự thật chưa chắc bạn đã mất tất cả những thứ đó. Bạn còn trẻ, còn sức khỏe nên còn rất nhiều thời gian cho bạn học hỏi và rút kinh nghiệm, những gì đang xảy ra là cơ hội rất tốt cho bạn, là điều rất mừng cho bạn để có thể đối diện, xây dựng tính chấp nhậnmất mát cho tương lai. 

Nếu bạn đã lớn tuổi và bệnh tật, bạn vẫn có thể mất những thứ kể trên nhưng khi đó sẽ còn khó khăn hơn, khó chấp nhận hơn nữa. Nếu bạn mất mát từng thứ một thì khả năng chấp nhận mất mát sẽ rất nhỏ, đây là cơ hội để bạn xây dựng khả năng chấp nhận, mất mát lớn. 

Đến một ngày, bạn và tôi và tất cả đều sẽ mất cùng 1 lúc, khi đó bạn có đủ mạnh mẽ để chấp nhận rồi. Điều đó là cần thiết. Bây giờ bạn còn trẻ và không phải người trẻ nào cũng có cơ hội tốt như bạn để học hỏi.

Hỏi: Vậy những điều Ngài nói giúp ích gì cho con để giải quyết tình hình hiện nay?

Thiền sư Ottamasara: Bạn không thể điều khiển được tất cả mọi người, tất cả mọi hoàn cảnh, bạn không thể làm cho sự việc, con người, niềm vui tồn tại mãi mãi nhưng bạn có thể xây dựng được cho mình khả năng chấp nhận sự thay đổi ấy. 

Khi có được sự chấp nhận sự thật ấy, tâm lý bạn sẽ ổn định hơn, khi đó tự bạn sẽ biết cần làm gì để thay đổi con người, hoàn cảnh xung quanh. Khi bạn biết chấp nhận mất mát thì sẽ giúp cho gia đình, người thân cũng biết chấp nhận mất mát, và khi đó có tự do, sự hiểu biết trong tâm trí của mọi người thì gia đình bạn sẽ thay đổi.

Vài nét về Thiền Sư:

Thiền Sư U Ottamasara sinh ngày 26 tháng 10 năm 1969 tại bang Sagaing, Bắc Myanmar. Năm 1986, Ngài tốt nghiệp cử nhân với tấm bằng xuất sắc. Không lâu sau khi hoàn thành bằng cử nhân (Tiếng Anh) tại trường Đại học Yangon, Ngài trở thành một doanh nhân trẻ thành đạt.
 
Sau năm 1999, Ngài phải ngừng lại công việc kinh doanh do tình hình kinh tế suy thoái. Được một người bạn giới thiệu, Ngài bắt đầu tìm hiểu và thực hành thiền Vipassana tại Trung tâm Thiền Mogok. Khi đó, Ngài đã lần đầu tiên tiếp cận với giáo pháp của Đức Phật và lý thuyết về Vô ngã.

Sau đó, Ngài tham gia các khóa thiền tập tại Trung Tâm Thiền Quốc tế (International Meditation Centre - Thiền Sư U Ba Khin) và Trung Tâm Thiền Dhamma Joti (Dhamma Joti Meditation Centre - Thiền Sư SN Goenkaji) ở Yangon.

Sau khóa tu thứ 2 tại Trung Tâm Thiền Mogok – trung tâm Yangon, Ngài đã từ bỏ hoàn toàn tất cả tiền tài, danh vọng  để theo bước chân giải thoát cúa Đức Phật Thích Ca. Như vậy chỉ sau 3 năm thiền tập, Ngài đã chứng ngộ sâu sắc Sự Thật Tuyệt Đối. Với lòng thành kính Đức Phật và những vị thầy của mình, Ngài bắt đầu dạy thiền Vipassana.

Với mong muốn giúp đỡ mọi người tiếp cận được với Sự Thật Tuyệt Đối, năm 2002, Ngài đã từ bỏ tất cả công việc kinh doanh, tài sản của mình và thành lập Tổ chức Wisdom Sharing với tên gọi “Từ Vô Minh đến Minh”.

Sư cô Hương Thiền Thông dịch 

Về Menu

hỏi đáp với thiền sư ottamasara về hôn nhân gia đình hoi dap voi thien su ottamasara ve hon nhan gia dinh tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Mệt rồi ư bốn điểm cốt yếu trong phật giáo Chè sữa đu đủ зеркало кракен даркнет tranh chăn trâu đại thừa và thiền tông ma la de gap chinh minh 放下凡夫心 故事 Nụ cười Thiền sư Trẻ béo phì dễ bị bạn bè bỏ những câu thiền ngôn giúp ích cho cuộc chênh Cà phê giúp tăng cường trí nhớ vムgiao kho tàng sáng suốt vĩ đại của tự tánh Nhật kí mùa chia tay nhung buoc chan qua kho những bước chân quá khổ Thịt đỏ Tết Đoan Ngọ và nhớ 佛教中华文化 hà tĩnh phát hiện chuông đồng mùa xuân sắp đi qua nhưng ý xuân luôn ở cuoc doi thanh tang ananda phan cuộc đời thánh tăng ananda phần 7 Sen làng đã mọc 2 cuoc doi thanh tang ananda phan 7 Hát ru con Đổ xô ăn chay cầu may rằm tháng Giêng cuộc đời thánh tăng ananda phần 6 cuoc doi thanh tang ananda phan 6 cuộc đời thánh tăng ananda phần 6 cuộc đời thánh tăng ananda phần 5 cuoc doi thanh tang ananda phan 5 cuộc đời thánh tăng ananda phần 5 vào trong huyễn mộng cuộc đời thánh tăng ananda phần 4 cuoc doi thanh tang ananda phan 4 người niệm phật chớ nên nghe nhiều cuộc đời thánh tăng ananda phần 3 cuoc doi thanh tang ananda phan 3 cÃ Æ y cuộc đời thánh tăng ananda phần 3 tập thơ mùa xuân toàn vẹn Tình mẹ trong Phật giáo 地风升 Hoa mướp trước sân đức phật thuyết pháp bằng ngôn ngữ Hồi ức một quận chúa Kỳ 3 Người Là sen di sản thế giới sri lanka