GNO - HT.Khánh Hòa, vị danh Tăng tiên phong, khơi nguồn của phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam...

Hội thảo khoa học về Hòa thượng Khánh Hòa

GNO - Bàn về phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam từ cuối những năm 20 đến đầu những năm 40 của thế kỷ XX, không thể không vinh danh hạnh nghiệp của HT.Khánh Hòa, vị danh Tăng tiên phong, khơi nguồn của phong trào chấn hưng này. Từ đây, Phật giáo Việt Nam được duy trì và đi đến ổn định như ngày nay, Hội thảo nêu nhận định.

Hoi thao (1).jpg
Niệm Phật cầu gia bị

Theo đó, nhân kỷ niệm 140 năm ngày sinh và 70 năm ngày húy kỵ của HT.Khánh Hòa, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (VNCPHVN) đã kết hợp cùng Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam - Viện Nghiên cứu Tôn giáo (VNCTG), tiến hành tổ chức Hội thảo khoa học tại Tòa Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (quận Gò Vấp, TP.HCM), chủ đề Hòa thượng Khánh Hòa và phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam.

Hội thảo có sự quang lâm của HT.TS Thích Trí Quảng, Phó pháp chủ HĐCM, Viện trưởng VNCPHVN, Trưởng BTC Hội thảo; HT.TS Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN; HT.Thích Thiện Pháp, Phó chủ tịch thường trực HĐTS; HT.TS. Thích Thiện Tâm, Phó chủ tịch HĐTS , Phó Viện trưởng VNCPHVN, HT.TS Thích Giác Toàn, Phó chủ tịch HĐTS, Phó Trưởng ban TT Ban Giáo dục Tăng Ni T.Ư; HT.Thích Trung Hậu, Trưởng ban Văn hóa GHPGVN; HT.Danh Lung, Phó Văn phòng II GHPGVN; HT.Thích Nhựt Tấn, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Bến Tre; TT.TS Thích Đồng Bổn, Phó Viện trưởng VNCPHVN, Phó trưởng BTC Hội thảo.

Hoi thao (2).jpg
HT.Thích Trí Quảng phát biểu khai mạc hội thảo

Về phía các nhà nghiên cứu còn có sự hiện diện của TS Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng VNCTG, đồng Trưởng BTC Hội thảo; PGS.TS Chu Văn Tuấn, Phó Viện trưởng VNCTG, Phó trưởng BTC Hội thảo. Đại diện cơ quan Nhà nước, ông Trương Vĩnh Trọng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Việt Nam; TS Phạm Đức Thanh, Đại diện Tổng cục an ninh, Bộ Công an; ông Trần Ngọc Tam, Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre… cùng các đại diện ban ngành khác cũng tham dự hội thảo.

Hoi thao (3).jpg
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn phát biểu tham luận

Hoi thao (4).jpg
HT.Thích Thiện Nhơn trình bày tham luận

Tại phiên khai mạc vào sáng nay (20-5), TS Nguyễn Quốc Tuấn, GS Lê Mạnh Thát đã nhấn mạnh vai trò tiên phong của HT.Khánh Hòa trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX.

Qua đó nêu rõ - nhờ vào sự khởi xướng phong trào chấn hưng phật giáo Việt Nam cuối những năm 20 lúc bấy giờ của ngài, đã tạo ra một sức lan tỏa lớn khắp vùng Sài Gòn - Gia Định, truyền ảnh hưởng đến các tỉnh Đông Nam kỳ (trong đó có Bà Rịa - Vũng Tàu), rồi Tây Nam kỳ (như Vĩnh Long, Long Xuyên, Rạch Giá). Từ Nam kỳ lục tỉnh, phong trào lan ra Trung kỳ (Bình Định, Thừa Thiên Huế), rồi tới Bắc kỳ (Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng). Từ đây, các Hội Phật giáo bắt đầu được thành lập, xuất bản các tờ báo, tạp chí của Phật giáo, lấy báo chí Phật giáo làm bàn đạp đẩy mạnh phong trào chấn hưng Phật giáo bằng cách quảng bá sâu rộng các tư tưởng giáo lý nhà Phật đến mọi tầng lớp xã hội, góp phần thúc đẩy cho Phật giáo nước nhà phát triển.

Hoi thao (5).jpg
GS.Lê Mạnh Thát trình bày tham luận

Hoi thao (6).jpg
Ông Trần Ngọc Tam, Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre trình bày tham luận

PGS.TS Nguyễn Công Lý, Phó GĐ Trung tâm Nghiên cứu tôn giáo Trường ĐH KHXH&NV -ĐHQG TP.HCM, trong tài liệu tóm lược, cho biết, sau thời đại Lý-Trần (thế kỷ X-XIV) khi Phật giáo bắt đầu thoái trào, hơn nữa là sự xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp (cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX) với Thiên chúa giáo được nhà nước thực dân bảo trợ đã chiếm địa vị gần như độc tôn tại xã hội Việt Nam bấy giờ. Chính thực trạng suy yếu của đạo Phật trải suốt 5 thế kỷ này, theo quy luật vận động, Phật giáo muốn phát triển thì cần cải cách, đổi mới. Vì vậy, chấn hưng là một nhu cầu bức thiết.

Mặt khác, do ảnh hưởng các phong trào chấn hưng Phật giáo của các nước trong khu vực Nam Á - cụ thể là Tích Lan và Ấn Độ, Đông Á - với Trung Hoa và Nhật Bản, cùng sự vận động nội tại trong ý thức xã hội của trí thức tiến bộ và nhu cầu cải cách của Phật giáo nước nhà, đã tác động không nhỏ đến tâm lý tư tưởng của các vị cao tăng thạc đức và trí thức Phật tử Việt Nam, giúp các vị thêm động lực tiến hành phong trào chấn hưng Phật giáo nước nhà.

Và HT.Khánh Hòa chính là người đầu tiên của Phật giáo Việt Nam hiện đại, với chí nguyện chấn hưng Phật giáo từ những năm 1920, đã đóng vai trò tiên phong và góp phần hoàn thành sứ mệnh cải cách, chấn hưng Phật giáo mà lịch sử Phật giáo nước nhà giao phó.

Hoi thao (7).jpg
Quang cảnh phiên khai mạc hội thảo

Hoi thao (8).jpg

Hoi thao (9).jpg
Chư tôn đức và các nhà nghiên cứu tham dự hội thảo

Hội thảo lần này được chia thành 5 phiên, bao gồm phiên khai mạc, 3 phiên tham luận và phiên bế mạc. Tại đây quy tụ nhiều nhà sử học, các nhà khoa học nghiên cứu về tôn giáo, văn hóa; cùng nhiều Tăng Ni, Phật tử quan tâm, nghiên cứu Phật giáo; với các bài tham luận, thảo luận ý nghĩa thiết thực cho công tác nghiên cứu tôn giáo, đặc biệt là lịch sử Phật giáo Việt Nam, mà tiêu biểu là HT.Khánh Hòa với phong trào chấn hưng Phật giáo thế kỷ XX.

Hoi thao (10).jpg
Chụp ảnh lưu niệm

Hoi thao (11).jpg
Các đại biểu trao đổi trong giờ giải lao

Giao Hảo - Ảnh: Bảo Toàn


Về Menu

Hội thảo khoa học về Hòa thượng Khánh Hòa

ประสบแต ความด em 雷坤卦 福生市永代供養 Thiền Viện Sùng Phúc Cảnh đẹp Hà Nội 梁皇忏法事 tấm 飞来寺 mo rong chu vi cua tu ai Dấu yêu หล กการน งสมาธ 净土网络 bên com gao la phuc can ma chung ta can phai biet giu 七五三 大阪 曹洞宗総合研究センター 佛教書籍 thai tu tat 妙蓮老和尚 Cà chua thich chon thien chieu 能令增长大悲心故出自哪里 崔红元 ไๆาา แากกา 五戒十善 lối VÃÆ オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ お仏壇 お供え 妙性本空 无有一法可得 คนเก ยจคร าน 蒋川鸣孔盈 nguong 佛教教學 否卦 Sữa hạt sen bổ dưỡng 四ぽうしゅく 墓 購入 vấn đề ý nghĩa sám hối trong kinh điển phật りんの音色 佛教蓮花 GiÃi 墓の片付け 魂の引き上げ 천태종 대구동대사 도산스님 경전 종류 làm sao để tránh những cơ hiềm 四比丘