Hồng là loài cây ăn trái được trồng ở nhiều vùng nước ta. Quả hồng thường được chia thành "hồng ngọt" và "hồng chát" (còn gọi là "hồng ngâm"). Nhiều bộ phận của quả hồng cũng như cây hồng có thể dùng làm thuốc".

Hồng - vị thuốc quý

Hồng là loài cây ăn trái được trồng ở nhiều vùng nước ta. Quả hồng thường được chia thành "hồng ngọt" và "hồng chát" (còn gọi là "hồng ngâm"). Nhiều bộ phận của quả hồng cũng như cây hồng có thể dùng làm thuốc".

Hồng là loài cây ăn trái được trồng ở nhiều vùng nước ta. Quả hồng thường được chia thành "hồng ngọt" và "hồng chát" (còn gọi là "hồng ngâm"). Nhiều bộ phận của quả hồng cũng như cây hồng có thể dùng làm thuốc".

qua-hong.jpg
Quả hồng.

Phấn ở quả hồng (thị sương) có công hiệu thanh nhiệt, nhuận táo, tan đờm giảm ho, là vị thuốc tốt dùng chữa viêm niêm mạc miệng lưỡi, viêm rát họng, ho do phế nhiệt.

Núm cuống quả hồng còn gọi là tai hồng hay thị đế có tác dụng giáng khí, trị nôn, ợ hơi. Thuốc Đông y có bài "Thị đế thang", "Thị đế tán" nổi tiếng chữa nôn ợ, hơi thở nóng... khá hiệu nghiệm.

Lá hồng có tác dụng hạ huyết áp, cầm máu, diệt khuẩn tiêu viêm, kéo dài tuổi thọ. Uống trà lá hồng lâu ngày sẽ làm cho mạch máu mềm đi, chữa xơ cứng động mạch và trị mất ngủ.

Dưới đây là một số ứng dụng cụ thể từ quả hồng và cây hồng:

- Tăng huyết áp: Lấy quả hồng tươi ép lấy nước (thị tất), hoà với sữa hoặc nước cơm uống, ngày uống 3 lần, mỗi lần nửa chén. Có tác dụng dự phòng "trúng phong" (tai biến mạch máu não) do tăng huyết áp.

- Chứng ưa chảy máu (hemophilia - huyết hữu bệnh): hồng khô 30g, ngó sen 30g, hoa kinh giới 15g, đem sắc uống. Khi uống hoà thêm 10ml mật ong, mỗi ngày 1 thang, liên tục trong 15 ngày (một liệu trình), nghỉ vài ngày rồi lại uống tiếp liệu trình khác cho tới khi khỏi.

- Chữa tiểu tiện ra máu: Lấy thị đế (tai hồng) đem thiêu tồn tính (rang to lửa hoặc đốt cho đến khi mặt ngoài cháy đen như than, nhưng bên trong vẫn giữ nguyên màu), sau đó nghiền mịn, cất đi dùng dần. Ngày uống 2 lần vào lúc đói bụng, mỗi lần 6g, chiêu bột thuốc bằng nước cơm hoặc cháo loãng.

- Trĩ nội, đại tiện xuất huyết: Lấy quả hồng khô 12g, sắc uống hoặc nấu cháo ăn ngày 2 lần. Cũng có thể lấy quả hồng khô, rang vàng, tán mịn, uống ngày 3 lần, mỗi lần 6g.

- Chữa các loại xuất huyết bên trong (chảy máu dạ dày, ho ra máu do lao, trĩ nội...): Lấy lá hồng rụng mùa thu rửa sạch, phơi khô, nghiền mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g.

- Chữa ban xuất huyết do giảm tiểu cầu: Cũng lấy lá hồng rụng mùa thu rửa sạch, phơi khô, nghiền mịn, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối, mỗi lần 3g, liên tục trong 1 tháng.

- Chữa nấc: Lấy cuống quả hồng 3 - 5 cái, thêm 5 lát gừng sắc uống. Nếu thêm khoảng 5 - 6g đinh hương càng tốt.

- Kiết lỵ, viêm ruột: Lấy hồng khô thái nhỏ, phơi khô, sao vàng rồi tán thành bột mịn để uống dần, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g, chiêu bằng nước đun sôi.

- Lưỡi, môi lở loét: Lấy thị sương 10g, bạc hà 5g, hai thứ trộn lẫn với nhau đem nghiền mịn, bôi vào chỗ môi bị lở, rất mau khỏi. Hoặc chỉ cần lấy thị sương ngày bôi 3 lần vào chỗ bị lở, vài ngày cũng sẽ khỏi.

- Da bị dị ứng: Quả hồng còn xanh 500g, giã nát, thêm 1.500ml nước vào trộn đều, phơi nắng 7 ngày, bỏ bã, phơi tiếp trong 3 ngày nữa rót vào lọ dùng dần, hàng ngày lấy bông thấm thuốc bôi vào chỗ da bị dị ứng 3 - 4 lần.

- Thổ huyết, ho khạc ra máu: Hồng sấy khô, tán bột, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 3g.

- Viêm da lở loét: Vỏ quả hồng 50g, đốt toàn tính, tán nhỏ, trộn với mỡ lợn bôi.

- Tránh thụ thai: Núm cuống quả hồng 50g sấy khô, tán nhỏ, chia đều thành 6 gói, trước và sau khi hành kinh uống 1 lần, mỗi lần 1 gói, liền trong 3 chu kỳ.

Quả hồng tuy bổ nhưng không phải ai cũng dùng được. Theo kinh nghiệm của đông y, người tỳ vị hư hàn, có đàm thấp bên trong, tiêu chảy, đang bị cảm lạnh không được ăn hồng; sau bữa ăn có món tôm và cua không nên ăn hồng; ăn ngay một lúc quá nhiều hồng có thể dẫn tới đau trướng bụng, buồn nôn, tiêu chảy... Đặc biệt, khi đói bụng không nên ăn quá nhiều hồng, nhất là hồng chưa thật chín và ăn cả vỏ. Bởi vì khi vào dạ dày một số thành phần trong quả hồng có thể kết hợp với dịch vị tạo thành những chất kết tủa không tan; lúc đầu chỉ nhỏ như hạt mơ dần dần có thể to như nắm tay, gọi là "thị thạch" (sỏi hồng).

 Theo Báo SK&ĐS


Về Menu

Hồng vị thuốc quý

ham nguyet son hamwolsan tai sao doi tu an do giao sang phat giao lai la Canh đậu xanh củ sen mát người bổ 己が身にひき比べて 如果相信心中有情 曹洞宗総合研究センター 佛教算中国传统文化吗 Nghệ Nobel Y học 2016 mở ra cơ hội điều お墓参り いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 vài suy ngẫm về khoan dung tôn giáo trong 一日善缘 lá ƒ ò 香炉とお香 Hòa thượng Luang Phor Charan viên tịch Bệnh loãng xương không chỉ gặp ở nữ สต Æ こころといのちの相談 浄土宗 3 kieu tri ky nhat dinh phai ket giao trong イイハナのお盆にぴったりの盆提灯 おりん 木魚のお取り寄せ 弘忍 色登寺供养 随喜 quán Ăn chay tại nhà hàng Hoan Hỷ Chay hạnh 8 thói quen văn phòng có hại cần 墓地の販売と購入の注意点 荐拔功德殊胜行 hoa nghiem co tu 元代 僧人 功德碑 自悟法师台湾第三届人本佛教 さいたま市 氷川神社 七五三 浄土宗 2006 trống vai dieu suy ngam ngay Thich nhat hanh äºŒä ƒæ ประสบแต ความด å 佛经讲 男女欲望 净土五经是哪五经 净地不是问了问了一看 5 nghịch lý ngược đời của người 築地本願寺 盆踊り 墓 購入 二哥丰功效