Hồng là loài cây ăn trái được trồng ở nhiều vùng nước ta. Quả hồng thường được chia thành "hồng ngọt" và "hồng chát" (còn gọi là "hồng ngâm"). Nhiều bộ phận của quả hồng cũng như cây hồng có thể dùng làm thuốc".

Hồng - vị thuốc quý

Hồng là loài cây ăn trái được trồng ở nhiều vùng nước ta. Quả hồng thường được chia thành "hồng ngọt" và "hồng chát" (còn gọi là "hồng ngâm"). Nhiều bộ phận của quả hồng cũng như cây hồng có thể dùng làm thuốc".

Hồng là loài cây ăn trái được trồng ở nhiều vùng nước ta. Quả hồng thường được chia thành "hồng ngọt" và "hồng chát" (còn gọi là "hồng ngâm"). Nhiều bộ phận của quả hồng cũng như cây hồng có thể dùng làm thuốc".

qua-hong.jpg
Quả hồng.

Phấn ở quả hồng (thị sương) có công hiệu thanh nhiệt, nhuận táo, tan đờm giảm ho, là vị thuốc tốt dùng chữa viêm niêm mạc miệng lưỡi, viêm rát họng, ho do phế nhiệt.

Núm cuống quả hồng còn gọi là tai hồng hay thị đế có tác dụng giáng khí, trị nôn, ợ hơi. Thuốc Đông y có bài "Thị đế thang", "Thị đế tán" nổi tiếng chữa nôn ợ, hơi thở nóng... khá hiệu nghiệm.

Lá hồng có tác dụng hạ huyết áp, cầm máu, diệt khuẩn tiêu viêm, kéo dài tuổi thọ. Uống trà lá hồng lâu ngày sẽ làm cho mạch máu mềm đi, chữa xơ cứng động mạch và trị mất ngủ.

Dưới đây là một số ứng dụng cụ thể từ quả hồng và cây hồng:

- Tăng huyết áp: Lấy quả hồng tươi ép lấy nước (thị tất), hoà với sữa hoặc nước cơm uống, ngày uống 3 lần, mỗi lần nửa chén. Có tác dụng dự phòng "trúng phong" (tai biến mạch máu não) do tăng huyết áp.

- Chứng ưa chảy máu (hemophilia - huyết hữu bệnh): hồng khô 30g, ngó sen 30g, hoa kinh giới 15g, đem sắc uống. Khi uống hoà thêm 10ml mật ong, mỗi ngày 1 thang, liên tục trong 15 ngày (một liệu trình), nghỉ vài ngày rồi lại uống tiếp liệu trình khác cho tới khi khỏi.

- Chữa tiểu tiện ra máu: Lấy thị đế (tai hồng) đem thiêu tồn tính (rang to lửa hoặc đốt cho đến khi mặt ngoài cháy đen như than, nhưng bên trong vẫn giữ nguyên màu), sau đó nghiền mịn, cất đi dùng dần. Ngày uống 2 lần vào lúc đói bụng, mỗi lần 6g, chiêu bột thuốc bằng nước cơm hoặc cháo loãng.

- Trĩ nội, đại tiện xuất huyết: Lấy quả hồng khô 12g, sắc uống hoặc nấu cháo ăn ngày 2 lần. Cũng có thể lấy quả hồng khô, rang vàng, tán mịn, uống ngày 3 lần, mỗi lần 6g.

- Chữa các loại xuất huyết bên trong (chảy máu dạ dày, ho ra máu do lao, trĩ nội...): Lấy lá hồng rụng mùa thu rửa sạch, phơi khô, nghiền mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g.

- Chữa ban xuất huyết do giảm tiểu cầu: Cũng lấy lá hồng rụng mùa thu rửa sạch, phơi khô, nghiền mịn, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối, mỗi lần 3g, liên tục trong 1 tháng.

- Chữa nấc: Lấy cuống quả hồng 3 - 5 cái, thêm 5 lát gừng sắc uống. Nếu thêm khoảng 5 - 6g đinh hương càng tốt.

- Kiết lỵ, viêm ruột: Lấy hồng khô thái nhỏ, phơi khô, sao vàng rồi tán thành bột mịn để uống dần, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g, chiêu bằng nước đun sôi.

- Lưỡi, môi lở loét: Lấy thị sương 10g, bạc hà 5g, hai thứ trộn lẫn với nhau đem nghiền mịn, bôi vào chỗ môi bị lở, rất mau khỏi. Hoặc chỉ cần lấy thị sương ngày bôi 3 lần vào chỗ bị lở, vài ngày cũng sẽ khỏi.

- Da bị dị ứng: Quả hồng còn xanh 500g, giã nát, thêm 1.500ml nước vào trộn đều, phơi nắng 7 ngày, bỏ bã, phơi tiếp trong 3 ngày nữa rót vào lọ dùng dần, hàng ngày lấy bông thấm thuốc bôi vào chỗ da bị dị ứng 3 - 4 lần.

- Thổ huyết, ho khạc ra máu: Hồng sấy khô, tán bột, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 3g.

- Viêm da lở loét: Vỏ quả hồng 50g, đốt toàn tính, tán nhỏ, trộn với mỡ lợn bôi.

- Tránh thụ thai: Núm cuống quả hồng 50g sấy khô, tán nhỏ, chia đều thành 6 gói, trước và sau khi hành kinh uống 1 lần, mỗi lần 1 gói, liền trong 3 chu kỳ.

Quả hồng tuy bổ nhưng không phải ai cũng dùng được. Theo kinh nghiệm của đông y, người tỳ vị hư hàn, có đàm thấp bên trong, tiêu chảy, đang bị cảm lạnh không được ăn hồng; sau bữa ăn có món tôm và cua không nên ăn hồng; ăn ngay một lúc quá nhiều hồng có thể dẫn tới đau trướng bụng, buồn nôn, tiêu chảy... Đặc biệt, khi đói bụng không nên ăn quá nhiều hồng, nhất là hồng chưa thật chín và ăn cả vỏ. Bởi vì khi vào dạ dày một số thành phần trong quả hồng có thể kết hợp với dịch vị tạo thành những chất kết tủa không tan; lúc đầu chỉ nhỏ như hạt mơ dần dần có thể to như nắm tay, gọi là "thị thạch" (sỏi hồng).

 Theo Báo SK&ĐS


Về Menu

Hồng vị thuốc quý

墓の片付け 魂の引き上げ Doi Gừng tươi có tác dụng giảm đau ก จกรรมทอดกฐ น Thiền tập với trẻ em 寺庙的素菜 每年四月初八 Về một bức thủ bút chữ Nôm của 皈依是什么意思 饿鬼 描写 bố thí 03 tư duy và thay đổi 饒益眾生 อ ตาต จอส 市町村別寺院数 仏壇 おしゃれ 飾り方 Người xưa tuổi cũ 천태종 대구동대사 도산스님 Cái chữ của mạ 仏壇 通販 佛教蓮花 金宝堂のお得な商品 Gió mùa về 深恩正 Mệt quá đôi chân お仏壇 お供え 禅诗精选 hơn 100 bạn trẻ phát nguyện quy y tam tại đây và bây giờ của tịnh độ 四比丘 还愿怎么个还法 忍四 梁皇忏法事 霊園 横浜 ส วรรณสามชาดก miền trung ơi 迴向 意思 TT Huế Trang nghiêm lễ Đại tường 七五三 大阪 อธ ษฐานบารม 飞来寺 uong Ð Ð Ð Người thỉnh chuông chùa 净土网络 Cúm và những câu hỏi nóng bỏng Một bậc Thầy sáng ngời đạo hạnh りんの音色 白佛言 什么意思 蒋川鸣孔盈 anh