Để thừa nhận và tuyên dương các công đức hoằng pháp của HT Dhammananda tại Mã Lai
HT. Dhammananda, nhà truyền giáo nổi tiếng ở Mã Lai (tt)

Để thừa nhận và tuyên dương các công đức hoằng pháp của HT. Dhammananda tại Mã Lai

Sự thừa nhận và tán dương về công hạnh hoằng Pháp:

Để thừa nhận và tuyên dương các công đức hoằng pháp của HT. Dhammananda tại Mã Lai, Tăng thống PG Thái Lan, Đại lão Hòa thượng Amunugama Rajaguru Sri Vipassi Maha Nayaka Thera ở Chùa Răng Phật (Buddha Tooth Relic), đã phong ban cho Ngài danh hiệu "Đại đạo sư" (Chief Sangha Nayaka Thera) của PG Mã Lai vào năm 1965.

Ngài cũng được cung thỉnh vào Ban chứng minh cho đại hội lần thứ 9 của Hội Liên Hữu PG Thế giới (World Buddhist Followship) nhóm tại Kuala Lumpur từ ngày 13 đến 20 tháng 4 năm 1969. Trong kỳ đại hội, Ngài cũng được tuyên dương là một danh tăng của PG Mã Lai.

Vào năm 1970, HT. Dhammananda khởi xướng và làm cố vấn tinh thần cho Hội Thanh Niên Phật Tử Mã Lai (The Young Buddhist Association of Malaysia (YBAM) đây là một tổ chức đại diện cho tất cả các hội đoàn Phật tử trẻ tuổi tại Mã Lai, hiện nay vẫn còn hoạt động rất mạnh.

Từ năm 1970 đến 1975, HT. Dhammananda khởi đầu những chuyến đi hoằng Pháp thế giới. Trước hết ngài đến Anh quốc giảng tại Lancaster University, Hull University, Manchester University và Oxford University. Sau đó Ngài đến Hoa Kỳ và được thỉnh giảng tại Dhamma Realm University và Trường University of Oriental Studies, trong dịp này Trường đại học Pháp giới (Dhamma Realm University) đã phong tặng bằng Tiến sĩ danh dự (Honorary Doctor of Philosophy degree) để ghi nhận và tán thán công hạnh hoằng Pháp và những công trình sáng tác của ngài. Bằng cấp này cũng được các đại học khác phong tăng cho ngài đại học Đông Phương (University of Oriental Studies) năm 1975, đại học Nalanda ở Pháp vào năm 1976 và đại học Benares Hindu, Ấn Độ năm 1980, và đại học ở Sri Lanka vào năm 1991, ban tặng cấp bằng Tiến sĩ văn chương (D. Litt.) để thừa nhận những tác phẩm Phật học giá trị của Ngài đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực nền giáo dục tôn giáo tại Tích Lan.

Thiết lập chương trình đào tạo tăng tài ở Mã Lai:

Vào tháng 12 năm 1976, HT. Dhammananda đã khởi xướng và làm giám đốc chương trình đào tạo tăng tài cho PG Mã Lai, chương trình đã được khắp nơi ở Mã Lai áp dụng và thành công đáng kể, ngay cả ở Singapore cũng làm theo mô hình này. Đến nay chương trình vẫn được duy trì và số thanh niên Mã Lai phát tâm xuất gia ngắn hạn ngày càng đông.

 

Hòa Thượng Dharmananda đang giảng Pháp cho Tăng sinh Mã lai
Vào ngày 25 tháng 3 năm 1977, HT. Dhammananda đã thành lập Viện Phật Học Paramadhamma ở Tích Lan để tăng sĩ khắp nơi trên   thế giới về tu học. Chương trình đào tạo từ ba đến năm năm, hoặc những khóa ngắn hạn cho những tăng sĩ hoặc cư sĩ lớn tuổi để đưa đi hoằng pháp ngay sau khóa học.

Những đóng góp cho xã hội:

Ngoài những hoạt động Phật sự, HT. Dhammananda còn có nhiều đóng góp để phát triển cộng đồng. Năm 1960, Ngài là một trong những vị lãnh đạo PG Mã Lai đứng lên đòi hỏi chính phủ Mã Lai tuyên bố ngày lễ Phật Đản là ngày nghỉ của toàn dân, lời yêu cầu đã được chấp thuận và vẫn duy trì cho đến ngày nay. Giữa những năm 1960, Ngài hoạt động tích cực với Tổ chức liên tôn giáo Mã Lai (Malaysian Inter-Religious Organisation MIRO) để kêu gọi các tôn giáo có mặt ở Mã Lai nên sinh hoạt trong sự hài hòa và tương kính lẫn nhau.

Năm 1984, Ngài là một trong những thành viên sáng lập của Hội đồng Tư Vấn Tôn giáo (Religious Consultative Council), bao gồm PG, Hồi giáo, Ky Tô giáo để giúp cho chính quyền có những chính sách đúng đắn đối với các tôn giáo. Do những hoạt động tích cực đóng góp cho xã hội này mà ngày 7 tháng 6 năm 1991, Hoàng đế của Mã Lai đã phong tặng cho Ngài tước vị cao quý "Johan Setia Mahkota".

Sự nghiệp trước tác:

Ngoài những thời thuyết giảng giáo lý sâu sắc, rõ ràng và dễ hiểu, Hòa thượng Dhammananda còn cống hiến cho hàng vạn độc giả trên khắp thế giới qua những tác phẩm Phật học của ngài. Từ những tập sách nhỏ bỏ túi cho đến những tập sách dày mấy trăm trang với nội dung phổ cập cho mọi tầng lớp, từ học giả uyên bác cho đến học sinh tiểu học đều có thể đọc và tiếp nhận lời dạy của ngài. Qua ngòi bút của ngài, giáo lý thâm diệu của Đạo Phật trở nên dễ hiểu, gần gũi và giải quyết thỏa đáng từng vần đề của đời sống hiện tại. Tác phẩm của ngài đã được chuyển ngữ ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, không những nó được Phật tử tìm đọc mà những người không Phật tử cũng say mê không kém. Sau đây là một số tác phẩm của ngài:

Tại sao phải lo âu (Why worry?)
Hạnh phúc lứa đôi (A Happy Married life).
Tại sao phải có Đạo Phật (Why Buddhism?)
Tại sao phải có Tôn giáo ? (Why Religion ?)
Những gì người Phật tử tin (What Buddhists believe).
Nhân loại hướng về đâu (Whither Mankind).
Tôn giáo nầy là gì ( What is this Religion )
Kho báu của Chánh pháp (Treasure of the Dhamma)
Phật giáo như một Tôn giáo (Buddhism as a Religion)
Kinh Nhật Tụng của Phật Tử (Daily Buddhist Devotions)
Bạn có tin tái sinh không ? (Do you believe in Rebirth ?)
Thiền định, con đường duy nhất (Meditation, the only way)
Cẩm nang của Phật tử (Handbook of Buddhists)
Tôn giáo trong thời đại khoa học (Religion in a Scientific Age)
Những viên ngọc của trí tuệ PG (Gems of Buddhist Wisdom)
Tại sao phải có bao dung về Tôn giáo (Why Religion tolerance ?)
Địa vị của Nữ giới trong Phật giáo (Status of Women in Buddhism)
Cuộc sống con người và những vấn nạn (Human life and Problems)
Phật giáo và những nhà Tư Tưởng Tự do (Buddhism and the Free Thinkers)
Những nhân vật vĩ đại trong Phật giáo (Great personalities on Buddhism)
Làm sao sống mà không sợ hãi và lo âu (How to live without fear and worry)
Phật giáo dưới con mắt của các nhà trí thức (Buddhism in the Eyes of Intellectuals)
Nguyên tắc đạo đức của PG đối với phẩm cách của con người (Buddhist Principles for Human Dignity).
Kinh Pháp Cú với tranh minh hoạ và truyện tích (The Dhammapada with illustrations and stories)

 

-Vì sao tin Phật. HT.K. Sri Dhammananda. Thích Tâm Quang dịch. 

-Mục đích cuộc đời & đường lối sống. HT. Dhammananda. Thích Tâm Quang dịch.

-
L
àm sao thực hành giáo lý Đức Phật . HT.Dhammananda. Thích Tâm Quang dịch.Việt

-Một tôn giáo hiện đại.  HT Dhammananda. T. Nguyên Tạng dịch.

 
Bìa tập sách "Những gì người Phật tử tin" xuất bản lần đầu tiên năm 1964, một trong những tác phẩm phổ biến của HT. Dhammananda

Tất cả những tác phẩm trên đều được in và phát không cho người đọc, xin quý độc giả liên hệ đến địa chỉ sau đây để nhận sách miễn phí: The Corporate Body of the Buddha Educational Foundation 11th Floor, 55, Hang Chow S.Rd. Sec 1, Taipei, Taiwan R.O.C . Tel: (02) 3951198 . Fax: (02) 3913415

Kết luận:

Không còn nghi ngờ gì nữa, Hòa thượng Dhammananda đã có những đóng góp to lớn trong phong trào phục hưng lại PG Mã Lai trong bốn thập niên qua. Nhiều tăng sĩ Therevada gốc Mã Lai đã xuất gia tu học và trở thành những vị tăng tài giỏi cho PG Mã Lai như đại đức Mahinda, đại đức K. L. Dhammajothi và đại đức Sujivo, đều do công đào tạo của Ngài.

Bên cạnh đó ngài còn mời gọi những nhà truyền giáo khác như các vị Hòa Thượng Pandit P Pemaratana Nayaka Thera, Hòa Thượng tiến sĩ H Gunaratana Thera, Hòa Thượng Wimalajothi Thera, Hòa Thượng Dhammaratana Thera, và nhiều tăng sĩ khác đến Mã Lai để giúp Ngài trong công tác truyền giáo. Ngài cũng đã hợp tác và gần gũi với những nhà truyền giáo Đại thừa khác như cố Đại lão Hòa Thượng Tuyên Hóa, đến từ Vạn Phật Thánh Thành, Mỹ quốc; HT. Tinh Vân, đến từ Phật Quang Sơn, Đài Loan; Đức Dalai Lama thứ 14 đến từ Ấn Độ... để đem lại lợi ích cho quần chúng Mã Lai.

Ngài được xem là một tăng sĩ Nam Tông phóng khoáng, cởi mở và hợp tác với những tông phái khác của PG. Khi tham dự diễn đàn ''Hai bậc Thầy một lời dạy" (Two Masters One Message) tổ chức ở Penang, với sự tham dự của các nhà lãnh đạo PG đến từ nhiều tông phái. Ngài đã tuyên bố rằng: do nhu cầu của con người mà PG có Tiểu Thừa và Đại Thừa. Đức Phật chỉ nói Pháp, chứ không dạy giáo lý cho Tiểu Thừa và Đại Thừa hoặc Kim Cương Thừa.

 
Hòa Thượng Dharmananda với chư Tăng Ni Mã Lai
Dù sinh ra và lớn lên ở Tích Lan, nhưng Ngài đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giáo hóa tại Mã Lai trong tinh thần vị tha và vô phân biệt đối với Phật tử thuộc nhiều sắc tộc, màu da và truyền thống khác nhau tại xứ sở này. Đó là lý do tại sao Ngài nhận được nhiều sự ủng hộ, tán ngưỡng và kính phục của quần chúng Phật tử và nhiều cộng đồng khác ở Mã Lai và trên thế giới. Rõ ràng là Ngài có đầy đủ bảy phẩm hạnh của một bậc đại nhân (Seven Noble Qualities of a Great Man) mà Đức Phật đã nói trong Kinh Sakha Sutta (A.N. 4:31) rằng: "Ngài là người đáng yêu, đáng kính trọng, học thức, là một cố vấn, một người chịu khó lắng nghe, sâu sắc trong đàm luận và không bao giờ chủ trương một cách vô căn cứ" (He is lovable, respectable, cultured, a counsellor, a patient listener, profound in discourse and never exhorting groundlessly).

Hiện nay HT. Dhammanda tuy đã trên tám mươi tuổi, nhưng ngài vẫn không mệt mỏi trong sứ mệnh giáo hóa ở Mã Lai. Có rất nhiều người đã đạt được an lạc và hạnh phúc qua công lao hoằng Pháp của ngài. Cách tốt nhất để mọi người đền đáp công ơn ấy là nghiêm trì Phật hạnh và chia xẻ những lợi ích ấy cho người khác. Nguyện cầu mười phương chư Phật gia hộ cho Ngài được pháp thể khinh an, trụ thế lâu dài để cho tứ chúng tựa nương tu học.

HT. Dhammanda đã hành đạo không biết mệt mỏi cho đến khi viên tịch. Ngài đã thuận thế vô thường an tường xả báo thân lúc 12.42 chiều ngày 31-08-2006. Thọ thế 87 tuổi, Hạ lạp 66 năm. Tang lễ của Cố Đại Lão Hòa Thượng được tổ chức trọng thể tại Chùa Phật Giáo Maha ở thủ đô Kuala Lumpur, sau đó Kim Quan của Ngài được đưa đi trà tỳ vào ngày 3-9-2006. Thành kính nguyện cầu Giác Linh Cố Đại Lão Hòa Thượng cao đăng Phật quốc và sớm tái sanh trở lại thế giới Ta Bà để tiếp tục công cuộc cứu khổ độ sinh.

Quý vị có thể xem hình ảnh tang lễ và gởi điện thư kính viếng phân ưu, kính mời vào đây,  http://tuvien.com/img/www.buddhistchannel.tv/index.php?id=56,3100,0,0,1,0

Theo tài liệu: A Brief Introduction on His Life and Contributions to Malaysian Buddhism by Benny Liow Woon Khin, 9-2000, và nhiều tài liệu khác.

 
HT. Dhammananda

 


Về Menu

ht. dhammananda nhà truyền giáo nổi tiếng ở mã lai (tt) ht dhammananda nha truyen giao noi tieng o ma lai tt tin tuc phat giao hoc phat

chÉ THICH co ly Nỗi niềm về mẹ da la ai Nhá Bánh Tưởng niệm Tổ sư Viên Quang пѕѓ Quan hệ thầy trò trong kinh luật Phật Muốn Ngạc nhiên vì điều trị tự kỷ nhìn thấu là trí huệ chân thật phần tâm bình thế giới bình 11 năng lực tự Ä Æ dong co va nguyen Vu chãƒæ ve 9 điều nhất định phải khắc cốt ghi Quảng ngữ của Thiền sư Huyền Sa Tông 06 chuong 6 nhan nhuc mÃ Æ Nguy cơ bệnh tim mạch ngày càng cao ở giẠĐậu duc dai lai lat ma cac phap mon trong dao phat ï¾ nguoi co cong phuc hung tong tinh do trong thoi mß 18 trung ấm bardo tái sinh PhÃp giai nghi ve nhan qua phat giao chan chinh la gi Tóm Bí đỏ táo đen và đậu dinh dưỡng bỏ Lễ húy kỵ lần thứ 83 Tổ Phước Ä Äƒng Thói niệm Ấn người thầy đầu tiên vọng Ä chua buu lam Quan điểm của Phật giáo về quyền 4 vÃƒÆ Ãƒ Giải nhiệt cơn nóng với rau câu Người phụ nữ của Đừng say điệu biet va khong biet Nỗi Sài Gòn đỏng đảnh