Mỗi lần đi qua những cánh đồng đang mùa gặt, tôi lại nhớ về những ngày thơ ấu êm đềm ở làng quê. Cái hương quê ngai ngái mùi lúa mới ấy như cứ mãi vấn vít lòng tôi...

Hương cốm ngày xuân

Thuở ấy, mỗi năm làng tôi chỉ trông cậy vào một mùa lúa nước. Ngoài việc trồng lúa tẻ, hầu như nhà nào cũng trồng một hai công lúa nếp để dành làm bánh trong những dịp giỗ chạp hay tết nhất. Vào khoảng tháng chạp âm lịch, khi mùa xuân đang ngấp nghé ngoài ngõ, là lúa ngoài đồng chín dần, mọi người bắt đầu gặt lúa, tuốt hạt, phơi khô và cho vào bồ.

WTSH.jpg

Lúa nếp để làm cốm dẹp phải được gặt lúc vừa chín tới, nghĩa là gặt sớm hơn bốn hay năm ngày để có được những hạt nếp dẻo thơm. Chiều đến, cha tôi cầm lưỡi liềm ra đồng gặt vài bó lúa nếp mang về, đạp ra thành hạt, sau đó ngâm nước và cho vào nồi rang chín. Mẹ tôi bắc bếp ra sân sau nhà, rang xong mẻ nếp nào là giã ngay mẻ đó.

Tôi và thằng em mỗi đứa nắm hai góc tấm vải bao bố, vun nếp vào giữa để hai chị lớn giã cốm. Khi người này giơ chày lên thì người kia nện xuống và ngược lại. Phải thật đều tay, vì nếu ai nhanh hơn hoặc chậm hơn một chút sẽ va chạm nhau. Một mẻ cốm giã khoảng mười phút là xong.

Giã xong, mấy mẹ con ngồi sàng và lọc trấu cho sạch. Mẹ dùng nước dừa trộn vào cốm rồi để một lúc cho mềm. Sau đó cho vào cốm những lát dừa nạo và một ít đường, trộn đều, sau vài phút là có thể thưởng thức. Mùi thơm của nếp vừa chín tới, vị béo của dừa và vị ngòn ngọt của đường hòa quyện vào nhau, tạo thành một hương vị "đặc sản" thật khó mà quên! Những đêm trăng sáng, trong tiết trời còn se lạnh của những ngày cuối năm, cả nhà ngồi quây quần trước sân, vừa ngắm trăng, vừa trò chuyện, vừa ăn cốm dẹp thật ấm cúng và không gì thú vị bằng.

Niềm vui của chúng tôi là được tận hưởng cái không khí vui nhộn lúc giã cốm. Hương lúa chín ngoài đồng bay vào thoang thoảng, đó đây văng vẳng tiếng chày giã cốm xen lẫn tiếng nói cười... Một chút nhộn nhịp khác thường của chốn làng quê yên bình, báo hiệu cho sự bắt đầu của một mùa xuân mới trong năm...

Mới đó mà đã hơn ba mươi năm trôi qua... Quê tôi giờ đã đổi thay nhiều. Nhiều cánh đồng lúa ngày xưa đã được thay bằng những con kênh ngang dọc để dẫn nước vào nuôi tôm. Ruộng lúa còn lại cũng được cải tạo để trồng những giống lúa năng suất cao. Ít ai còn nghĩ đến việc trồng nếp để làm cốm.

Những buổi tối say sưa giã cốm dẹp giờ chỉ còn lại trong ký ức. Giờ đã có những cơ sở công nghiệp sản xuất cốm hàng loạt với bao bì bắt mắt, thích thì mua về ăn. Ba mươi năm với biết bao biến cố trong cuộc đời của một con người, nhưng sao hương cốm ngày thơ như mãi còn vương vấn đâu đây... Rất gần, như vẫn lẩn khuất trong tim để thơm nồng một nỗi nhớ mỗi độ xuân về...

Hạt Cát (AT)


Về Menu

Hương cốm ngày xuân

hoai niem ve mot vi truong lao ni chung Món bánh bò cốt dừa vong hay lua chon mot ton giao chan chinh cho tham luận sự dấn thân của người hay de kho dau cua ban duoc tam mat Béo phì và những biến chứng nguy hiểm con quy vo thuong 往生咒道教 hanh phuc tu nhung dieu binh di nhat Vĩnh Phúc Lễ giỗ Tổ Khương Tăng Hội bảy nguyên tắc sử dụng hợp lý thuốc Đâu là dấu hiệu nhận biết sớm bệnh hanh phuc va phuoc duc trong thien quan 禅诗精选 激安仏壇店 mua nang vo thuong va nang luc cua su the nhap Đậu hủ non xào tương hột chua ngọt tuc GiÃƒÆ 貪 嗔 癡 慢 Đậu hũ hấp Món chay ngon mùa lễ Tết ton giao Đôi bàn tay mẹ gap トo đêm thành đạo đến một lúc s½ đức hiếu sinh trá nghich đức phật Chẩn đoán đau nửa đầu bằng xét Khoai tây nhồi đậu Hoà Lan สต ăn và đạo pháp Canh đậu xanh củ sen mát người bổ phat giao ton giao cho tat ca moi nguoi 香炉とお香 mùa bão nữa lại về あんぴくんとは おりん 木魚のお取り寄せ phat phap trong thoi kinh te thi truong いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 Cân nặng liên quan thế nào đến đau お位牌とは phat tai tam chia khoa mo vao cua phat 佛教的出世入世 荐拔功德殊胜行 hieu ve tam lang nghe