Mỗi lần đi qua những cánh đồng đang mùa gặt, tôi lại nhớ về những ngày thơ ấu êm đềm ở làng quê. Cái hương quê ngai ngái mùi lúa mới ấy như cứ mãi vấn vít lòng tôi...

Hương cốm ngày xuân

Thuở ấy, mỗi năm làng tôi chỉ trông cậy vào một mùa lúa nước. Ngoài việc trồng lúa tẻ, hầu như nhà nào cũng trồng một hai công lúa nếp để dành làm bánh trong những dịp giỗ chạp hay tết nhất. Vào khoảng tháng chạp âm lịch, khi mùa xuân đang ngấp nghé ngoài ngõ, là lúa ngoài đồng chín dần, mọi người bắt đầu gặt lúa, tuốt hạt, phơi khô và cho vào bồ.

WTSH.jpg

Lúa nếp để làm cốm dẹp phải được gặt lúc vừa chín tới, nghĩa là gặt sớm hơn bốn hay năm ngày để có được những hạt nếp dẻo thơm. Chiều đến, cha tôi cầm lưỡi liềm ra đồng gặt vài bó lúa nếp mang về, đạp ra thành hạt, sau đó ngâm nước và cho vào nồi rang chín. Mẹ tôi bắc bếp ra sân sau nhà, rang xong mẻ nếp nào là giã ngay mẻ đó.

Tôi và thằng em mỗi đứa nắm hai góc tấm vải bao bố, vun nếp vào giữa để hai chị lớn giã cốm. Khi người này giơ chày lên thì người kia nện xuống và ngược lại. Phải thật đều tay, vì nếu ai nhanh hơn hoặc chậm hơn một chút sẽ va chạm nhau. Một mẻ cốm giã khoảng mười phút là xong.

Giã xong, mấy mẹ con ngồi sàng và lọc trấu cho sạch. Mẹ dùng nước dừa trộn vào cốm rồi để một lúc cho mềm. Sau đó cho vào cốm những lát dừa nạo và một ít đường, trộn đều, sau vài phút là có thể thưởng thức. Mùi thơm của nếp vừa chín tới, vị béo của dừa và vị ngòn ngọt của đường hòa quyện vào nhau, tạo thành một hương vị "đặc sản" thật khó mà quên! Những đêm trăng sáng, trong tiết trời còn se lạnh của những ngày cuối năm, cả nhà ngồi quây quần trước sân, vừa ngắm trăng, vừa trò chuyện, vừa ăn cốm dẹp thật ấm cúng và không gì thú vị bằng.

Niềm vui của chúng tôi là được tận hưởng cái không khí vui nhộn lúc giã cốm. Hương lúa chín ngoài đồng bay vào thoang thoảng, đó đây văng vẳng tiếng chày giã cốm xen lẫn tiếng nói cười... Một chút nhộn nhịp khác thường của chốn làng quê yên bình, báo hiệu cho sự bắt đầu của một mùa xuân mới trong năm...

Mới đó mà đã hơn ba mươi năm trôi qua... Quê tôi giờ đã đổi thay nhiều. Nhiều cánh đồng lúa ngày xưa đã được thay bằng những con kênh ngang dọc để dẫn nước vào nuôi tôm. Ruộng lúa còn lại cũng được cải tạo để trồng những giống lúa năng suất cao. Ít ai còn nghĩ đến việc trồng nếp để làm cốm.

Những buổi tối say sưa giã cốm dẹp giờ chỉ còn lại trong ký ức. Giờ đã có những cơ sở công nghiệp sản xuất cốm hàng loạt với bao bì bắt mắt, thích thì mua về ăn. Ba mươi năm với biết bao biến cố trong cuộc đời của một con người, nhưng sao hương cốm ngày thơ như mãi còn vương vấn đâu đây... Rất gần, như vẫn lẩn khuất trong tim để thơm nồng một nỗi nhớ mỗi độ xuân về...

Hạt Cát (AT)


Về Menu

Hương cốm ngày xuân

ç æˆ Ăn chay lut chùa nghĩa hương tưởng niệm tổ khai chuyen ve nhung chu dieu de thuong o chua toi 一念心性 是 Tiểu sử cố đại lão Hòa thượng Chất tạo ngọt có làm tăng 修行者 孕妇 修行人一定要有信愿行吗 Chẳng phải nhân duyên chẳng phải tự Tử uyển vị thuốc chữa ho お墓 Bảo kiếm kim cang Rau lang nhuận tràng phật Thuốc trị ợ nóng làm tăng nguy cơ đột Giao tiếp với người độc đoán ở nơi Học cười để trị bệnh Linh chi đỏ Trường Sinh quà tặng bình de co duoc su thanh tinh noi tam hon tử vị đại sư xấu xí thiên tài lừng ma la de gap chinh Vị đại sư xấu xí thiên tài lừng lẫy Co Thói 4 人间佛教 秽土成佛 Thể dục giúp làm dịu các bất ổn tâm Gặp gỡ Giáo sư người Mỹ gốc Việt Thể dục giúp làm dịu các bất ổn tâm 佛经说人类是怎么来的 giac ngo la gi Thuốc giảm đau làm tăng nguy cơ tim Thuốc giảm đau làm tăng nguy cơ tim Có nên bảo quản cà chua trong tủ 曹洞宗 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 佛教 一朵相似的花 生前墓 æ æ Tục làm bánh ú tro quê tôi 禅诗精选 Quảng Ngãi Tưởng niệm Đại đức Khánh Hòa Tưởng niệm Tổ khai sơn chùa lăng chui Gần 2 triệu trẻ chết mỗi năm do ô nhớ tranh chăn trâu お墓のお