Mỗi lần đi qua những cánh đồng đang mùa gặt, tôi lại nhớ về những ngày thơ ấu êm đềm ở làng quê. Cái hương quê ngai ngái mùi lúa mới ấy như cứ mãi vấn vít lòng tôi...

Hương cốm ngày xuân

Thuở ấy, mỗi năm làng tôi chỉ trông cậy vào một mùa lúa nước. Ngoài việc trồng lúa tẻ, hầu như nhà nào cũng trồng một hai công lúa nếp để dành làm bánh trong những dịp giỗ chạp hay tết nhất. Vào khoảng tháng chạp âm lịch, khi mùa xuân đang ngấp nghé ngoài ngõ, là lúa ngoài đồng chín dần, mọi người bắt đầu gặt lúa, tuốt hạt, phơi khô và cho vào bồ.

WTSH.jpg

Lúa nếp để làm cốm dẹp phải được gặt lúc vừa chín tới, nghĩa là gặt sớm hơn bốn hay năm ngày để có được những hạt nếp dẻo thơm. Chiều đến, cha tôi cầm lưỡi liềm ra đồng gặt vài bó lúa nếp mang về, đạp ra thành hạt, sau đó ngâm nước và cho vào nồi rang chín. Mẹ tôi bắc bếp ra sân sau nhà, rang xong mẻ nếp nào là giã ngay mẻ đó.

Tôi và thằng em mỗi đứa nắm hai góc tấm vải bao bố, vun nếp vào giữa để hai chị lớn giã cốm. Khi người này giơ chày lên thì người kia nện xuống và ngược lại. Phải thật đều tay, vì nếu ai nhanh hơn hoặc chậm hơn một chút sẽ va chạm nhau. Một mẻ cốm giã khoảng mười phút là xong.

Giã xong, mấy mẹ con ngồi sàng và lọc trấu cho sạch. Mẹ dùng nước dừa trộn vào cốm rồi để một lúc cho mềm. Sau đó cho vào cốm những lát dừa nạo và một ít đường, trộn đều, sau vài phút là có thể thưởng thức. Mùi thơm của nếp vừa chín tới, vị béo của dừa và vị ngòn ngọt của đường hòa quyện vào nhau, tạo thành một hương vị "đặc sản" thật khó mà quên! Những đêm trăng sáng, trong tiết trời còn se lạnh của những ngày cuối năm, cả nhà ngồi quây quần trước sân, vừa ngắm trăng, vừa trò chuyện, vừa ăn cốm dẹp thật ấm cúng và không gì thú vị bằng.

Niềm vui của chúng tôi là được tận hưởng cái không khí vui nhộn lúc giã cốm. Hương lúa chín ngoài đồng bay vào thoang thoảng, đó đây văng vẳng tiếng chày giã cốm xen lẫn tiếng nói cười... Một chút nhộn nhịp khác thường của chốn làng quê yên bình, báo hiệu cho sự bắt đầu của một mùa xuân mới trong năm...

Mới đó mà đã hơn ba mươi năm trôi qua... Quê tôi giờ đã đổi thay nhiều. Nhiều cánh đồng lúa ngày xưa đã được thay bằng những con kênh ngang dọc để dẫn nước vào nuôi tôm. Ruộng lúa còn lại cũng được cải tạo để trồng những giống lúa năng suất cao. Ít ai còn nghĩ đến việc trồng nếp để làm cốm.

Những buổi tối say sưa giã cốm dẹp giờ chỉ còn lại trong ký ức. Giờ đã có những cơ sở công nghiệp sản xuất cốm hàng loạt với bao bì bắt mắt, thích thì mua về ăn. Ba mươi năm với biết bao biến cố trong cuộc đời của một con người, nhưng sao hương cốm ngày thơ như mãi còn vương vấn đâu đây... Rất gần, như vẫn lẩn khuất trong tim để thơm nồng một nỗi nhớ mỗi độ xuân về...

Hạt Cát (AT)


Về Menu

Hương cốm ngày xuân

忍四 トo Rau củ quả giúp cai thuốc lá hiệu quả giao phap thoi luan khong bien ho hay tien doan Những nén nhang không tắt món gỏi bưởi chay ăn bắt miệng làm gì khi chồng ngoại tình công khai và sư thầy trẻ thích ở rừng chồi non 簡単便利 戒名授与 水戸 ï¾ ï½ láºng con đường chính đạo cao qúy có tám りんの音色 11 lợi ích của trái vả sử 椅子座禅10分 lược ý trà và thiền trong tinh bài Quốc sư Vạn Hạnh và Thăng Long 경전 종류 佛教教學 ngay Đi tìm gốc tích vua Lý Thái Tổ Kỳ 2 các thực phẩm chay đánh bật mùi Nghi lễ đời người theo Phật giáo giai thoại về tam vị thiền tăng những người nữ xuất gia tu phật có 佛教蓮花 î Công dụng của măng tây vạn vật đều có linh Nghi thuc tung kinh Thuốc giảm cân không giảm cân còn Mùa Vu Lan nhìn lại chính mình 天地八陽神咒經 詞典 Tưởng niệm Đức Đệ nhị Pháp 大乘方等经典有哪几部 sau khi quy y tam bao co duoc tho than tai Ngày xuân đọc Nguyện cầu của Vũ dieu hanh xe dap huong ve ngay phat dan nghiên cứu so sánh học thuyết về TT Huế Lễ húy nhật Tổ sư Đại Chiếu chúng ta sẽ già đi Hai nguyên nhân bệnh nhân tim mạch tử อ ตาต จอส 五観の偈 曹洞宗 Lịch sử là bài học vô giá là động 修妬路 Bệnh nha chu làm tăng nguy cơ ung thư làm bạn với khổ đau