Mỗi lần đi qua những cánh đồng đang mùa gặt, tôi lại nhớ về những ngày thơ ấu êm đềm ở làng quê. Cái hương quê ngai ngái mùi lúa mới ấy như cứ mãi vấn vít lòng tôi...

Hương cốm ngày xuân

Thuở ấy, mỗi năm làng tôi chỉ trông cậy vào một mùa lúa nước. Ngoài việc trồng lúa tẻ, hầu như nhà nào cũng trồng một hai công lúa nếp để dành làm bánh trong những dịp giỗ chạp hay tết nhất. Vào khoảng tháng chạp âm lịch, khi mùa xuân đang ngấp nghé ngoài ngõ, là lúa ngoài đồng chín dần, mọi người bắt đầu gặt lúa, tuốt hạt, phơi khô và cho vào bồ.

WTSH.jpg

Lúa nếp để làm cốm dẹp phải được gặt lúc vừa chín tới, nghĩa là gặt sớm hơn bốn hay năm ngày để có được những hạt nếp dẻo thơm. Chiều đến, cha tôi cầm lưỡi liềm ra đồng gặt vài bó lúa nếp mang về, đạp ra thành hạt, sau đó ngâm nước và cho vào nồi rang chín. Mẹ tôi bắc bếp ra sân sau nhà, rang xong mẻ nếp nào là giã ngay mẻ đó.

Tôi và thằng em mỗi đứa nắm hai góc tấm vải bao bố, vun nếp vào giữa để hai chị lớn giã cốm. Khi người này giơ chày lên thì người kia nện xuống và ngược lại. Phải thật đều tay, vì nếu ai nhanh hơn hoặc chậm hơn một chút sẽ va chạm nhau. Một mẻ cốm giã khoảng mười phút là xong.

Giã xong, mấy mẹ con ngồi sàng và lọc trấu cho sạch. Mẹ dùng nước dừa trộn vào cốm rồi để một lúc cho mềm. Sau đó cho vào cốm những lát dừa nạo và một ít đường, trộn đều, sau vài phút là có thể thưởng thức. Mùi thơm của nếp vừa chín tới, vị béo của dừa và vị ngòn ngọt của đường hòa quyện vào nhau, tạo thành một hương vị "đặc sản" thật khó mà quên! Những đêm trăng sáng, trong tiết trời còn se lạnh của những ngày cuối năm, cả nhà ngồi quây quần trước sân, vừa ngắm trăng, vừa trò chuyện, vừa ăn cốm dẹp thật ấm cúng và không gì thú vị bằng.

Niềm vui của chúng tôi là được tận hưởng cái không khí vui nhộn lúc giã cốm. Hương lúa chín ngoài đồng bay vào thoang thoảng, đó đây văng vẳng tiếng chày giã cốm xen lẫn tiếng nói cười... Một chút nhộn nhịp khác thường của chốn làng quê yên bình, báo hiệu cho sự bắt đầu của một mùa xuân mới trong năm...

Mới đó mà đã hơn ba mươi năm trôi qua... Quê tôi giờ đã đổi thay nhiều. Nhiều cánh đồng lúa ngày xưa đã được thay bằng những con kênh ngang dọc để dẫn nước vào nuôi tôm. Ruộng lúa còn lại cũng được cải tạo để trồng những giống lúa năng suất cao. Ít ai còn nghĩ đến việc trồng nếp để làm cốm.

Những buổi tối say sưa giã cốm dẹp giờ chỉ còn lại trong ký ức. Giờ đã có những cơ sở công nghiệp sản xuất cốm hàng loạt với bao bì bắt mắt, thích thì mua về ăn. Ba mươi năm với biết bao biến cố trong cuộc đời của một con người, nhưng sao hương cốm ngày thơ như mãi còn vương vấn đâu đây... Rất gần, như vẫn lẩn khuất trong tim để thơm nồng một nỗi nhớ mỗi độ xuân về...

Hạt Cát (AT)


Về Menu

Hương cốm ngày xuân

cai sang ngọc hiểu và quán chiếu lời phật dạy mưa Doanh ï¾ï½½ Khánh Hòa Lễ húy nhật cố Đại lão 摩尼為幢 八萬四千法門 quan diem phat giao ve tu vi VÃ Æ hay ô Trà sớm Giổ ni trưởng thích nữ diệu không trong phong ni truong thich nu dieu khong trong phong trao dau sy Thiền sư Mộc Trần Đạo Mân thanh van hien than trong cuoc doi duoi moi dang hanh phuc Phụ nữ ngồi nhiều dễ bị ung thư vú cuoc song qua di tính 天眼佛教 9 lời khuyên để có đời sống tinh Câu 僧人食飯的東西 放下凡夫心 故事 một lòng với pháp Ï Ði 錫杖 giao nguon cafe va thien Khổ qua có nhiều công dụng tốt cho sức VÃƒÆ O Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt phải tự lam the nao de niem phat nhat tam bat loan chuong viii sau la thu va cuoc khung hoang cua nen 哪能多如意 kien 佛说如幻三昧经 giao duc nhan cach trong giao duc phat giao