NSGN - Đức Phật ra đời đã hơn 25 thế kỷ, tại thành Ca Tỳ La Vệ. Sự hiện hữu của Ngài đã đem lại một nhận thức mới, một nguồn sinh khí mới cho dân tộc Ấn Độ thời bấy giờ.

	Hương hoa đức hạnh
dâng cúng Phật

Hương hoa đức hạnh dâng cúng Phật

NSGN - Đức Phật ra đời đã hơn 25 thế kỷ, tại thành Ca Tỳ La Vệ. Sự hiện hữu của Ngài đã đem lại một nhận thức mới, một nguồn sinh khí mới cho dân tộc Ấn Độ thời bấy giờ.

Thật vậy, với trí tuệ siêu tuyệt và việc làm thánh thiện, lợi ích cho đời, Đức Phật đã thay đổi nếp sống tư tưởng và xã hội của Ấn Độ đương thời. Ngài nhẹ nhàng đưa ra những tư tưởng trong sáng để thay cho giáo lý Bà-la-môn cũ kỹ áp đặt, không còn hợp với lòng dân.

BTN_0055.JPG
Dâng Đức Thế Tôn đóa hoa đức hạnh - Ảnh: Bảo Toàn

Với trí tuệ của Bậc Đại giác, Đức Phật chỉ rõ sự sai lầm của hai tư tưởng triết học chính yếu thống trị xã hội Ấn Độ bấy giờ là Veda và Upanishad. Truyền thống Veda tôn sùng một thượng đế toàn năng, hay Brahma nắm quyền sáng tạo và an bài số phận cho con người cùng mọi vật trong toàn vũ trụ. Upanishad thì chủ trương có một Atman, nghĩa là tự ngã hay một linh hồn bất tử.

Đức Phật cho biết con người do yếu đuối, tham vọng, si mê, nên phải sống bám vào hai hệ tư tưởng trên. Ngoài ra, Bà-la-môn giáo bị biến chất, vì đặt để quyền lợi thụ hưởng của hàng tu sĩ và vua quan ngày càng nhiều. Với sự định hình xã hội phân chia đẳng cấp bất hợp lý như vậy làm cho những người thuộc đẳng cấp thấp kém phải oằn oại đau khổ và tạo thế bất công trầm trọng trong xã hội.

Đức Phật phủ nhận sự hiện hữu của một đấng tạo hóa toàn quyền sinh sát, Ngài cũng không nhìn nhận một Atman bất tử và bác bỏ quan niệm trí tuệ con người có được là nhờ Thượng đế mặc khải qua Atman.

Theo Ngài, những quan niệm nói trên làm hạn chế sự phát triển nhận thức và khả năng của con người. Đức Phật dạy rằng con người là chủ nhân ông của chính mình và con người đứng đầu trong các loài, vì con người mới có điều kiện để tự giải thoát cho mình và cho người ra khỏi trầm luân sanh tử. Ngài cũng chủ trương mọi người đều bình đẳng tuyệt đối khi nước mắt cùng mặn, máu cùng đỏ.

Chính Đức Phật xuất hiện trên cuộc đời này, mang thân tứ đại như chúng ta và Ngài tu hành, chứng đắc Vô thượng giác, hoằng hóa độ sanh, lợi lạc cho người. Những thành quả siêu việt của Ngài trong việc tu tập, chứng quả Vô thượng Bồ-đề và mang lại lợi ích cho đời, đã nói lên sức mạnh của trí tuệ mà Đức Phật là người đầu tiên biết khai thác, sử dụng trọn vẹn.

Thật vậy, với ánh sáng trí tuệ ở cội Bồ-đề, Đức Phật đã phá trừ được vô minh tà kiến, chi phối hoàn toàn nội giới và ngoại giới. Đức Phật cho biết không phải chỉ có Ngài là người duy nhất có khả năng thành Phật. Theo Ngài, ai cũng bình đẳng trước chân lý, nên mỗi người là một vị Phật sẽ thành, nếu biết vận dụng trí tuệ để nắm được quy luật chi phối con người và vũ trụ.

Chính vì muốn giúp mọi người rời bỏ sự mê lầm khổ đau, Đức Phật hiện thân trên cuộc đời, chỉ dạy phương pháp khai thác tiềm năng thành Phật sẵn có của con người. Bằng trí sáng suốt vẹn toàn, Ngài thấy rõ quy luật khách quan chi phối con người và xã hội, từ đó đưa ra những lời chỉ giáo đúng đắn, hợp tình hợp lý, được nhiều người chấp nhận, tuân theo.

Vì thế, trong suốt 49 năm Đức Phật hoằng hóa độ sanh, mọi tầng lớp xã hội đã đến với Ngài. Từ vua chúa quyền uy, đến những người trí thức, hay giới thương gia, công nhân, thợ thuyền, ai cũng tìm được cách sống an lạc khi ứng dụng được lời Phật dạy trong cuộc sống, từng bước tiếp cận chân lý, thể hiện mẫu người trí thức và đạo đức kiểu mẫu trong xã hội.

Nét nổi bật của Đức Phật trong việc giáo hóa độ sanh mà từ xưa đến nay chưa từng có một vị Thánh nào làm được, đó là Ngài đã hóa giải một cách nhẹ nhàng, từ ái những cuộc xung đột trầm trọng tưởng chừng như không sao giải được.

Thật vậy, lịch sử đã từng ghi nhận Đức Phật xử thế rất đẹp đến độ ai cũng phải kính trọng Ngài là bậc toàn thiện, khéo léo dìu dắt hàng ngoại đạo trở về con đường chân chánh. Điển hình như Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp làm Quốc sư một nước lớn. Ông đã trở thành công cụ xấu của nhà vua, làm những việc tội lỗi. Bằng tiếng nói của từ tâm, Đức Phật đã khiến cho loài rắn độc của Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp phải ngoan ngoãn nằm im dưới chân Ngài, thay vì hại Ngài theo lệnh của ông. Và cũng chính bằng lòng từ ái ấy, Đức Phật cũng đã hóa giải được tâm ác độc, sa đọa của Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, gợi cho ông nhớ lại hảo tâm tu hành ban đầu mà hối cải, trở thành người tu hành chân chánh.

Hoặc Đức Phật cũng giải trừ sự xung đột phát sinh từ truyền thống giai cấp có từ lâu đời của Bà-la-môn giáo. Các vương tử cho đến vua Ba Tư Nặc đều nghe lời Phật đến đảnh lễ Ưu Ba Ly hay Sunita, trong khi những người này trước kia thuộc giai cấp phục dịch cho họ. Đặc biệt là Đức Phật, không một tấc sắt trong tay, chỉ sử dụng lời nói hòa ái, phát xuất từ trái tim nhân hậu bao la, mà sức cảm hóa của Ngài mãnh liệt đến độ dập tắt được lửa hận thù ngùn ngụt của hai đạo binh đang dàn trận để giành nhau nguồn nước sông Rohini.

Chúng ta chỉ nêu lên vài nét tiêu biểu về sức thuyết phục cảm hóa của Đức Phật trên bước đường mang an lạc giải thoát cho mọi người. Có thể khẳng định Đức Phật đã thể hiện trọn vẹn nét tinh hoa thánh thiện qua việc hóa giải được những xung đột nảy sinh từ sự mê lầm, tham chấp.

Những thành quả của Đức Phật trong việc độ sanh thật là phi thường gợi cho chúng ta suy nghĩ bên trong con người Đức Phật hàm chứa trí sáng suốt trọn vẹn, một uy đức vô song, khó mà diễn tả cho hết. Phải chăng những nét đẹp ấy của Ngài đã có sức thuyết phục người chấp nhận những điều khó bằng lòng được.

Ngày nay, Phật giáo còn tồn tại, phải nói là nhờ các bậc danh tăng nối tiếp sự nghiệp của Phật, thấu hiểu thâm ý Ngài và cảm hóa được người, làm lợi ích cho đời. Đó mới là thực chất của đạo Phật và cũng là hoài bão mà Phật hằng mong muốn chúng ta thể hiện trên cuộc đời này.

Kỷ niệm ngày Phật Đản sanh, Tăng Ni, Phật tử chúng ta lắng lòng suy nghĩ xem Đức Phật có những nét thiện mỹ nào mà Ngài hóa giải được mối hận thù, làm cho người sống hài hòa với nhau, cùng giúp nhau phát triển tri thức và đạo đức.

Nhận chân được những điều hay đẹp, cao quý ấy của Đức Phật, để chúng ta từng bước thể nghiệm trong cuộc sống, đạt được phần nào kết quả như Ngài. Đó là trách nhiệm của người học Phật, giữ gìn mạch sống của đạo pháp.

Thiết nghĩ chúng ta không thể tuyên dương Chánh pháp bằng việc phân tích lý luận suông về giáo lý, áp đặt những giáo điều cho người tuân theo, trong khi nếp sống của chúng ta hoàn toàn ngược lại những gì Phật dạy.

Thực sự chỉ có những việc làm lợi lạc cho đạo pháp và dân tộc mới thể hiện chân tinh thần Phật dạy và là tấm gương sáng có sức thuyết phục người noi theo, để họ tự thay đổi cuộc sống một cách tốt đẹp và giúp họ thăng hoa trên con đường giác ngộ. Đó là những gì quý giá nhất kết thành đóa hoa đạo hạnh mà Tăng Ni, Phật tử chúng ta dâng lên cúng dường Đấng Từ Tôn nhân mùa Phật đản.

HT.Thích Trí Quảng


Về Menu

Hương hoa đức hạnh dâng cúng Phật

tổ sư 浄土宗 2006 1 2 3 ta đi ăn chay 己が身にひき比べて お仏壇 お供え 文殊 cú các vị đồng tu chúc các vị năm mới 饿鬼 描写 Tự 二哥丰功效 荐拔功德殊胜行 度母观音 功能 使用方法 dieu 佛教算中国传统文化吗 每年四月初八 オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ 9 lưu ý để giảm nguy cơ ung thư 市町村別寺院数順位 mà Š別五時 是針 五観の偈 曹洞宗 lặc bình an và hạnh phúc niệm phật อธ ษฐานบารม Tìm 천태종 대구동대사 도산스님 香炉とお香 曹洞宗総合研究センター nghĩ về điều giác ngộ thứ nhất trong 必使淫心身心具断 Y tế cho Hội nghị Sakyadhita lần thứ 11 thiû Mùa Xuân Ä Æ Thiền định giúp giảm hội chứng ADHD Vĩnh 墓地の販売と購入の注意点 nghe thuat song tinh thuc ma nguoi phat tu can Hồi ức một quận chúa Kỳ 1 Mối Giáo Nhà báo Malcolm Browne 蒋川鸣孔盈 Đi chùa ăn chay 築地本願寺 盆踊り อธ ษฐานบารม cấu Rau cải thực phẩm làm giảm tác hại おりん 木魚のお取り寄せ