Người Việt từ xưa, dù là sống dưới chân núi cao, ở đồng bằng hay vùng ven biển, dù là người sang kẻ hèn, luôn lưu giữ một tập tục quý: Tục uống trà. Trà không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên trong ngày giỗ tổ, chè len lỏi, có mặt ở khắp nơi trong quán xá, bên lề hội thảo, trong hành lang hội nghị, bên bếp lửa đơn sơ.

	Hương vị Trà

Hương vị Trà

Mùa đông, người ta xuýt xoa, ủ nóng tay bằng tách trà. Mùa hè, một chén trà hay ly trà đá dường như có thể làm dịu ngay cơn khát. Vui cũng uống, buồn cũng uống, rồi sau những bữa tiệc trang trọng nhất cũng không thể thiếu tách trà. Uống rượu, uống bia, uống cà phê song rồi lại làm một tách trà! Trà là cái bắt đầu, là cái kết thúc. Sự tha thiết ấy phải chăng vì trà là một vật trung gian, một chỗ dựa để chia sẻ.

Khi khách đến chơi thì chủ nhà dù có bận đến mấy cũng dừng việc, rửa tay sạch sẽ, mặc quần áo chỉnh tề, rồi xúc ấm, tráng chén pha trà mời khách. Người bình dân uống kiểu bình dân, quan lại, quý tộc có tiệc trà kiểu quý tộc. Tất cả đều thể hiện sự trân trọng, lòng hiếu khách. Bên ấm trà nóng, biết bao điều được đề cập, được thổ lộ, từ những việc hệ trọng đến những lời trao đổi bình dị nhất.

ở vùng Suối Giàng (Văn Chấn – Nghĩa Lộ), trên độ cao cả nghìn mét so với mặt biển, đến nay vẫn còn 40.000 cây chè dại mọc thành rừng, trong đó có 3 cây chè cổ thụ lớn nhất, 1 cây trong đó 3 người ôm không xuể, chiều cao từ 6 đến 8 mét, rừng chè dại ở Lạng Sơn lại có những cây chè cao đến 18 mét. Người Việt Nam hiện nay chủ yếu uống trà xanh sơ chế bằng phương pháp thủ công thường gọi là “trà mộc” hoặc “trà sao suốt”, “trà móc câu” (cánh trà sao quăn hình móc câu). Người ta sao trà bằng chảo gang, trà bán ngoài chợ, bán buôn có khi sao cả bằng tôn lá. Những thứ trà ngon thường được gọi chung tên là chè “Thái Nguyên” là miền đất trồng trà tiêu thụ trong nước nổi tiếng, nhưng thực ra trà bán trên thị trường hiện nay có rất nhiều nguồn gốc như trà Tân Cương, trà Mạn Hà Giang, trà Vị Xuyên (Hà Giang), trà lục Yên Bái, trà Suối Giàng...

Dù bắt nguồn từ đâu, uống trà đã trở thành một phong tục và thói quen với mọi người Việt Nam. Khi đến chơi nhà, khách không thể từ chối một ly trà nóng khi thân chủ trân trọng dâng mời bằng hai tay. Mời trà đã là một ứng sử văn hoá biểu hiện sự lễ độ, lòng mến khách. Uống trà cũng lại là một cách ứng sử văn hoá. Uống từng ngụm nhỏ để cảm thức hết các dư vị của trà, uống để đáp lại lòng mến khách của người dâng trà, để bắt đầu một lời tâm sự, để bàn chuyện gia đình xã hội, chuyện thế thái nhân tình. Mời trà và dùng trà cũng là một biểu hiện sự tri kỷ, sự kết giao, lòng mong muốn hoà hợp. Những khía cạnh của văn hoá ứng xử Việt Nam rất phong phú, người ta có thể uống trà một cách im lặng, và nhiều khi im lặng là “nói” rồi. Người ta có thể xét đoán tâm lý người đối thoại khi dùng trà. Khi trà đã trở thành một cái thú thì người ta không thể quên nó vì trà đồng nghĩa với sự sảng khoái, sự tỉnh táo, sự tĩnh tâm để mưu điều thiện, tránh điều ác.

Để pha trà, phải chọn lựa ấm, chén thích hợp với từng loại tiệc trà. Theo cách uống cầu kỳ cổ xưa, thường một bộ đồ trà có 4 cái chén quân và 1 cái chén tống để chuyên trà hoặc gạn trà. Nước pha trà lựa thứ nước mưa trong hoặc thứ sương đọng trên lá sen trên mặt hồ, người ta đi thuyền hứng từng giọt vào buổi sáng. Phương ngôn còn lưu truyền những lời dạy về cách dùng trà hợp lý như “trà dư, tửu hậu”, “tửu sáng, trà trưa”, “rượu ngâm nga, trà liền tay”. Khi nước gần sôi, nhúm một ít trà trong hộp bỏ vào ấm chuyên, đổ nước sôi vào mau, đổ đầy cho nước tràn ra chiếc bát đựng ấm chuyên, làm nóng cả bề ngoài chiếc ấm. Đấy là một cách để giữ vị trà và cũng là để giữ cho ấm trà nóng đều. Sau đó chắt nước từ ấm chuyên ra chiếc chén tống. Sau đó chủ nhà mới từ từ gạn sang chiếc chén hạt mít sao cho chủ và khách chỉ có được hai chén lưng lưng mà thôi. Nhiều gia đình ở Hà Nội thích uống trà ướp sen, nhài. Đặc biệt trà sen là một thứ trà để tiếp khách quý hoặc làm quà biếu. Trà sen tựa thứ trà mạn Hà Giang, ướp với hoa sen chưa bóc cánh với độ hương cao nhất. Nhưng lại có những người sành trà suốt đời chỉ uống trà “mộc” nghĩa là trà không ướp hương. Họ bảo:

Chè ngon xin chớ ướp hoa

Ướp hoa chân vị khác xa mất rồi”.

Cách uống trà xanh của người Việt Nam giống người Hán ở ba điểm: không pha đường, uống nóng, kiêng dầu mỡ. Mỗi gia đình đều có một bộ ấm chén pha trà bằng sứ Hải Dương, sứ Trung Quốc hoặc gốm Bát Tràng. Rất ít người còn lưu giữ được những bộ sứ Giang Tây hoặc bộ đồ trà cổ với ấm, chén hạt mít bằng gốm màu gan gà. Vòi ấm thẳng thì nước không đọng, mặt đĩa phẳng thì chén không nghiêng, lòng ấm siêu lồi lên và mỏng thì sức lửa dễ thấu, chóng sôi, dùng siêu đất đun nước pha trà ngon hơn dùng siêu bằng đồng...

Trà là sự giao hoà với thiên nhiên, sự ứng sử hợp lý với thời gian, sự tiếp cận đầy nhân tính với không gian, môi trường và con người. Ở Việt Nam luôn tồn tại một nền văn hoá trà thanh lịch và toả hương, người Việt Nam trả nghĩa một cách giản dị, khiêm tốn. Qua ứng sử với trà, người dân Việt Nam coi trà là một người bạn thuỷ chung thân thiết.

Văn Chung (ninhbinhtourism)  


Về Menu

Hương vị Trà

vãng Cách rửa 4 loại quả Giữ tâm thanh thản Ä Ã³n Nằm hoc phat thien phat giao Tùy tiện dùng thuốc giảm đau gây bá nh 霊園 横浜 Mát ta chọn lương thiệnkhông phải là vì ta Đi bộ ít hay nhiều đều tốt cho sức lạy phật và những trải nghiệm của Thay đổi lối sống làm giảm lão hóa 即刻往生西方 Biểu hiện của da và các nguy cơ bệnh vĩnh loi canh bao cua vi thien su truoc khi lam chung 45 năm nhìn lại ngọn lữa Bồ Tát Thích Chết có đáng sợ truyện TT Huế Húy nhật Tổ khai sơn chùa Từ những thiền viện đẹp khu vực miền nam sự tích quán thế âm bồ tát qua mß gioi luat la mang mach cua phat phap Vấn nhung hinh anh dang nho cua trai he sinh hoat phat Vài muôn Đặt gánh nặng xuống lua æ å¹³å º xuân nhật tức sự và phút giây đại thất tín là sự phá sản lớn nhất của 7 tác hại của việc bỏ bữa ăn niết hơi phuong du già việt nam hóa phật giáo ở trần nhân Nghệ Pho nằm vong お仏壇 お供え Ão