GNO - HT.Thích Thái Không, thế danh là Hoàng Long Phi, sinh ngày 7-7-1902 (Nhâm Dần) tại Bến Tre...

Húy kỵ lần thứ 31 cố Đại lão HT.Thích Thái Không

GNO - Sáng 23-2 (nhằm ngày 24 tháng Giêng năm Giáp Ngọ), BTS GHPGVN tỉnh Trà Vinh phối hợp tổ đình Lưỡng Xuyên tổ chức lễ húy kỵ lần thứ 31 cố Đại lão HT.Thích Thái Không và hiệp kỵ chư vị tiền bối tổ sư tại chùa Lưỡng Xuyên (số 03, đường Lê Lợi, TP.Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh).

>> Trà Vinh: Khai mạc Đại giới đàn Thái Không

1 Thai Khong.jpg
Chùa Lưỡng Xuyên - Trà Vinh

HT.Thích Thái Không, thế danh là Hoàng Long Phi, sinh ngày 7-7-1902 (Nhâm Dần) tại xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.

Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, có truyền thống tin đạo. Năm 1917 (Đinh Tỵ), ngài xuất gia đầu Phật nơi Tổ Khánh Hòa tại chùa Tuyên Linh thuộc xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Tại ngôi chùa này, ngài đã cần mẫn miệt mài tu học, rồi được lần lượt thọ Sa-di và Cụ túc.

Năm 1930, phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Nam phát khởi từ Hòa thượng Khánh Hòa, Bổn sư của ngài. Vì thế ngài được tiếp xúc thường xuyên với Sư Thiện Chiếu, cùng nhau hợp tác với Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học. Ngài lấy bút hiệu bằng chính pháp danh của mình, để tham gia viết bài cho tờ báo Từ Bi Âm, góp phần chuyển tải những giá trị tinh hoa Phật học cũng như lịch sử Phật giáo nước nhà, un đúc thêm niềm tin yêu Phật pháp và khêu gợi lòng yêu nước, tự tôn dân tộc trong mọi tầng lớp độc giả.

Khi các hoạt động của Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học tạm lắng bởi những khó khăn khách quan, ngài trở về với Hội Phật học Lưỡng Xuyên, tiếp tục cống hiến tài sức làm lợi ích cho sự nghiệp chánh pháp, phụ lực với Tổ Khánh Hòa, Huệ Quang, Khánh Anh và cư sĩ Trần Quỳnh là chủ bút tạp chí Duy Tâm để đào tạo Tăng tài cho Phật giáo miền Nam.

Năm 1944, ngài trở về trú xứ chùa Tuyên Linh thuộc xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Nơi đây, vì giúp đỡ che giấu nhiều chiến sĩ cách mạng, ngài bị giặc Pháp bắt điều tra, đánh đập và giam cầm sáu tháng. Nhờ Tổ Khánh Hòa lãnh ra cho về chùa Viên Minh ở một thời gian. Sau đó, vì e rằng ngài tiếp tục hoạt động móc nối với các chiến sĩ cách mạng, thực dân Pháp không còn cách nào khác hơn là quản thúc ngài tại chùa Viên Giác, thị xã Bến Tre, hòng cách ly với quần chúng Phật tử và dập tắt lòng yêu nước nơi ngài. Nhưng ngài vẫn giữ lòng kiên định với dân tộc và đạo pháp.

Cuối năm 1941, do chiến tranh giữa thực dân Pháp với các lực lượng kháng chiến, Hội Lưỡng Xuyên Phật học không thể tiếp tục hoạt động vì thiếu nguồn tài trợ. Ngài chọn con đường kháng chiến chống Pháp, theo cách mạng ra chiến khu. Năm 1945, ngài được bầu làm Trưởng ban Chấp hành Hội Phật giáo cứu quốc tỉnh Bến Tre và là thành viên Mặt trận Việt Minh tại quận Giồng Miếu.

Từ năm 1947 đến năm 1949, ngài còn là Trưởng ban chia cơm xẻ áo cho Vệ quốc đoàn tỉnh Bến Tre.

Năm 1951, ngài được điều về công tác tại xã Long Hòa kết hợp với nhiệm vụ xây dựng lại từ đầu công việc hoằng hóa.

Năm 1960, tại Bến Tre phát động cuộc Cách mạng Đồng Khởi, ngài được đề cử giữ chức Ủy viên Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh Bến Tre, kiêm Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng huyện Thạnh Phú.

Năm 1969, ngài trú xứ tại xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú, được Hội đồng Lưỡng viện GHPGVNTN đề cử trụ trì chùa Lưỡng Xuyên - Trà Vinh ngày 11-10-1970 và được suy cử làm Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni và Giám Luật.

Từ đó cho đến năm 1975, với danh nghĩa GHPGVNTN, ngài hoạt động công khai và giữ liên lạc thường xuyên với cách mạng, nhất là với các cán bộ tôn giáo kiều vận Trung Nam bộ.

Năm 1975, sau khi đất nước thống nhất, ngài được cử vào UBMTTQVN thị xã Trà Vinh.

Năm 1976, ngài được bầu vào HĐND tỉnh Cửu Long, nhiệm kỳ I. Và đến năm 1977, là UV MTTQVN tỉnh Cửu Long nhiệm kỳ I, II đồng thời là UV HĐND thị xã Trà Vinh nhiệm kỳ III.

Năm 1981, ngài là thành viên ban trù bị Đại hội Phật giáo thống nhất họp tại thủ đô Hà Nội.

Sau khi GHPGVN được hình thành, ngài được suy cử làm thành viên HĐCm GHPGVN nhiệm kỳ I.

Ngài đã xả báo an tường sau cơn bạo bệnh vào ngày 24 tháng Giêng năm Quý Hợi (8-3-1983). Trụ thế 81 năm và 60 năm đạo nghiệp.

T.Trí Minh


Về Menu

Húy kỵ lần thứ 31 cố Đại lão HT.Thích Thái Không

Béo phì ở trẻ em đừng xem thường 鎌倉市 霊園 Dự cảm về ngũ tịnh nhục loại thịt Ngẫu nhiên hay mầu nhiệm 饒益眾生 Giao tiếp với người độc đoán ở Để ngăn ngừa bệnh tim và tiểu 饿鬼 描写 Ăn nhiều gia vị giúp sống lâu hơn 二哥丰功效 10 mon chay vua ngon mieng vua dep mat se thay doi 妙蓮老和尚 築地本願寺 盆踊り 佛教算中国传统文化吗 Món chay từ khoai 找到生命價值的書 市町村別寺院数 墓地の販売と購入の注意点 佛說父母 一日善缘 蒋川鸣孔盈 色登寺供养 随喜 å 別五時 是針 さいたま市 氷川神社 七五三 зеркало кракен даркнет Lễ húy kỵ cố Ni trưởng khai sơn tổ ก จกรรมทอดกฐ น Tâm linh có mơ hồ 佛经讲 男女欲望 nhung 福生市永代供養 川井霊園 七五三 大阪 Cà phê giúp giảm viêm nhiễm và nguy cơ 金宝堂のお得な商品 tru dau 曹洞宗 歌 Ăn uống phòng và trị bệnh đái tháo 佛教教學 度母观音 功能 使用方法 仏壇 拝む 言い方 金乔觉 bạn sẽ thấy yêu đời hơn 浄土宗 2006 一息十念