Nhiều người tintượng đá hình người An Kỳ Sinh, nhân vật nửa hư nửa thực, sẽ đem lại may mắn cho ai chạm vào.Tượng nằm trong quần thể chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, chùa Đồng ở Yên Tử (Quảng Ninh).

Huyền thoại tượng An Kỳ Sinh

Nhiều người tin tượng đá hình người An Kỳ Sinh, nhân vật nửa hư nửa thực, sẽ đem lại may mắn cho ai chạm vào. Tượng nằm trong quần thể chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, chùa Đồng ở Yên Tử (Quảng Ninh).

Ngồi trong cabin cáp treo nhìn xuống sẽ thấy sự hùng vĩ và nguyên sơ của danh thắng Yên Tử: những cây tùng, cây đại hàng trăm năm tuổi xen lẫn trong rừng xanh, không khí trong lành và se lạnh. Nơi bốn mùa mây phủ này không ngưng bước chân người tìm đến.

Sau khi xuống ga cáp treo ở gần chùa Hoa Yên, du khách tiếp tục đi bộ lên đỉnh núi Yên Tử qua các chùa Một Mái, Bảo Sái, Vân Tiêu... Chùa Đồng là điểm cuối cùng trên chặng đường hành hương Yên Tử, nằm trên độ cao 1.068 m.

Mọi vật ở đây lúc nào cũng mờ mờ sương khói và mây cứ quyện theo chân người. Cảm giác sắp chạm đến cổng trời khiến du khách quên hết mệt mỏi đường dài. Đi hết đoạn đường bậc thang sẽ thấy tượng An Kỳ Sinh nằm trên núi đá cheo leo hiện ra.

Tượng An Kỳ Sinh cao 2 m gắn trên cụm đá trông như một vị thần tiên từ trên cao dõi xuống nhân gian. Cạnh đó có am thờ nhỏ luôn nghi ngút khói nhang và đồ cúng của khách hành hương.

Tượng đá An Kỳ Sinh cao 2 m.

Theo truyền thuyết, hàng nghìn năm trước, một người đàn ông tên là An Kỳ Sinh đến đây tu hành và hóa đá khi đắc đạo. Vì thế, người ta cho rằng tượng đá rất linh thiêng.

Khoảnh đất núi chỗ tượng An Kỳ Sinh rộng chưa tới 100 m2 nhưng không có cảnh chen lấn, xô đẩy. Mọi người kiên nhẫn đợi đến phiên mình cầu khấn. Người ta thường lấy tờ tiền chà lên tượng An Kỳ Sinh để cầu phúc, sức khỏe, an bình và đặc biệt là tài lộc.

Tượng An Kỳ Sinh là điểm dừng chân cuối cùng trong hành trình chinh phục Yên Tử. Nơi trời đất giao hòa ấy mang lại cho du khách cảm giác nhẹ nhõm, thanh thoát giống như mình vừa chạm ngõ chốn bồng lai tiên cảnh.

Khuê Việt Trường (Đất Việt)


Về Menu

Huyền thoại tượng An Kỳ Sinh

อ มพชาดก Ba vị danh Ni tiêu biểu trong tiến trình Thể 川井霊園 คนเก ยจคร าน ก จกรรมทอดกฐ น 元代 僧人 功德碑 蒋川鸣孔盈 いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 五観の偈 曹洞宗 おりん 木魚のお取り寄せ 色登寺供养 随喜 Pa tê đậu đỏ 佛教書籍 สต me tin hay khong me tin 七五三 大阪 佛经讲 男女欲望 己が身にひき比べて å 市町村別寺院数順位 ประสบแต ความด 別五時 是針 墓地の販売と購入の注意点 忍四 お位牌とは 曹洞宗総合研究センター 放下凡夫心 故事 Buổi gặp gỡ đầu tiên vi nguoi ma tao nghiep ac thi chinh minh phai chiu อธ ษฐานบารม 每年四月初八 佛教算中国传统文化吗 二哥丰功效 こころといのちの相談 浄土宗 香炉とお香 천태종 대구동대사 도산스님 さいたま市 氷川神社 七五三 ส วรรณสามชาดก 浄土宗 2006 佛教教學 白骨观 危险性 文殊 äºŒä ƒæ nhà có rác Mùa Trung thu đã về 佛家 看破红尘 必使淫心身心具断 経å tim cach tri lieu khi trai tim da bi ton thuong 荐拔功德殊胜行 mot thai do tam linh chuan bi vung vang hon cung