Nhiều người tintượng đá hình người An Kỳ Sinh, nhân vật nửa hư nửa thực, sẽ đem lại may mắn cho ai chạm vào.Tượng nằm trong quần thể chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, chùa Đồng ở Yên Tử (Quảng Ninh).

Huyền thoại tượng An Kỳ Sinh

Nhiều người tin tượng đá hình người An Kỳ Sinh, nhân vật nửa hư nửa thực, sẽ đem lại may mắn cho ai chạm vào. Tượng nằm trong quần thể chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, chùa Đồng ở Yên Tử (Quảng Ninh).

Ngồi trong cabin cáp treo nhìn xuống sẽ thấy sự hùng vĩ và nguyên sơ của danh thắng Yên Tử: những cây tùng, cây đại hàng trăm năm tuổi xen lẫn trong rừng xanh, không khí trong lành và se lạnh. Nơi bốn mùa mây phủ này không ngưng bước chân người tìm đến.

Sau khi xuống ga cáp treo ở gần chùa Hoa Yên, du khách tiếp tục đi bộ lên đỉnh núi Yên Tử qua các chùa Một Mái, Bảo Sái, Vân Tiêu... Chùa Đồng là điểm cuối cùng trên chặng đường hành hương Yên Tử, nằm trên độ cao 1.068 m.

Mọi vật ở đây lúc nào cũng mờ mờ sương khói và mây cứ quyện theo chân người. Cảm giác sắp chạm đến cổng trời khiến du khách quên hết mệt mỏi đường dài. Đi hết đoạn đường bậc thang sẽ thấy tượng An Kỳ Sinh nằm trên núi đá cheo leo hiện ra.

Tượng An Kỳ Sinh cao 2 m gắn trên cụm đá trông như một vị thần tiên từ trên cao dõi xuống nhân gian. Cạnh đó có am thờ nhỏ luôn nghi ngút khói nhang và đồ cúng của khách hành hương.

Tượng đá An Kỳ Sinh cao 2 m.

Theo truyền thuyết, hàng nghìn năm trước, một người đàn ông tên là An Kỳ Sinh đến đây tu hành và hóa đá khi đắc đạo. Vì thế, người ta cho rằng tượng đá rất linh thiêng.

Khoảnh đất núi chỗ tượng An Kỳ Sinh rộng chưa tới 100 m2 nhưng không có cảnh chen lấn, xô đẩy. Mọi người kiên nhẫn đợi đến phiên mình cầu khấn. Người ta thường lấy tờ tiền chà lên tượng An Kỳ Sinh để cầu phúc, sức khỏe, an bình và đặc biệt là tài lộc.

Tượng An Kỳ Sinh là điểm dừng chân cuối cùng trong hành trình chinh phục Yên Tử. Nơi trời đất giao hòa ấy mang lại cho du khách cảm giác nhẹ nhõm, thanh thoát giống như mình vừa chạm ngõ chốn bồng lai tiên cảnh.

Khuê Việt Trường (Đất Việt)


Về Menu

Huyền thoại tượng An Kỳ Sinh

사념처 học Những di tích lịch sử văn hóa liên quan Nguy hại của mất ngủ Nghĩ về Phật giáo Nhật Bản お寺小学生合宿 群馬 建菩提塔的意义与功德 白骨观 危险性 Lợi ích tu tập thiền định trong kinh Ð Ð Ð 轉識為智 深恩正 việt nam 慧能 ï¾ nhÛ chùa thơ Niệm ân Trưởng lão Ni 佛教的出世入世 お仏壇 お手入れ à ŠSu 03 chương 3 phát tâm bồ đề Lễ húy kỵ Đức Trưởng lão Hòa đã ß 錫杖 永宁寺 î 無分別智 佛教典籍的數位化結集 hoa 大法寺 愛知県 tiêu cuc thư กรรม รากศ พท hue 行願品偈誦 L០chÍn thã¹y Tiếng そうとうしゅう cẩm 欲移動 ve voi yen tu nhan 709 nam phat hoang tran nhan 大乘方等经典有哪几部 菩提阁官网