Nhiều người tintượng đá hình người An Kỳ Sinh, nhân vật nửa hư nửa thực, sẽ đem lại may mắn cho ai chạm vào.Tượng nằm trong quần thể chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, chùa Đồng ở Yên Tử (Quảng Ninh).

Huyền thoại tượng An Kỳ Sinh

Nhiều người tin tượng đá hình người An Kỳ Sinh, nhân vật nửa hư nửa thực, sẽ đem lại may mắn cho ai chạm vào. Tượng nằm trong quần thể chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, chùa Đồng ở Yên Tử (Quảng Ninh).

Ngồi trong cabin cáp treo nhìn xuống sẽ thấy sự hùng vĩ và nguyên sơ của danh thắng Yên Tử: những cây tùng, cây đại hàng trăm năm tuổi xen lẫn trong rừng xanh, không khí trong lành và se lạnh. Nơi bốn mùa mây phủ này không ngưng bước chân người tìm đến.

Sau khi xuống ga cáp treo ở gần chùa Hoa Yên, du khách tiếp tục đi bộ lên đỉnh núi Yên Tử qua các chùa Một Mái, Bảo Sái, Vân Tiêu... Chùa Đồng là điểm cuối cùng trên chặng đường hành hương Yên Tử, nằm trên độ cao 1.068 m.

Mọi vật ở đây lúc nào cũng mờ mờ sương khói và mây cứ quyện theo chân người. Cảm giác sắp chạm đến cổng trời khiến du khách quên hết mệt mỏi đường dài. Đi hết đoạn đường bậc thang sẽ thấy tượng An Kỳ Sinh nằm trên núi đá cheo leo hiện ra.

Tượng An Kỳ Sinh cao 2 m gắn trên cụm đá trông như một vị thần tiên từ trên cao dõi xuống nhân gian. Cạnh đó có am thờ nhỏ luôn nghi ngút khói nhang và đồ cúng của khách hành hương.

Tượng đá An Kỳ Sinh cao 2 m.

Theo truyền thuyết, hàng nghìn năm trước, một người đàn ông tên là An Kỳ Sinh đến đây tu hành và hóa đá khi đắc đạo. Vì thế, người ta cho rằng tượng đá rất linh thiêng.

Khoảnh đất núi chỗ tượng An Kỳ Sinh rộng chưa tới 100 m2 nhưng không có cảnh chen lấn, xô đẩy. Mọi người kiên nhẫn đợi đến phiên mình cầu khấn. Người ta thường lấy tờ tiền chà lên tượng An Kỳ Sinh để cầu phúc, sức khỏe, an bình và đặc biệt là tài lộc.

Tượng An Kỳ Sinh là điểm dừng chân cuối cùng trong hành trình chinh phục Yên Tử. Nơi trời đất giao hòa ấy mang lại cho du khách cảm giác nhẹ nhõm, thanh thoát giống như mình vừa chạm ngõ chốn bồng lai tiên cảnh.

Khuê Việt Trường (Đất Việt)


Về Menu

Huyền thoại tượng An Kỳ Sinh

曹村村 佛经讲 男女欲望 Quán tâm không sinh không diệt Cha tránh 僧人心態 lược ý hình tượng bồ tát quán thế Vị Thánh của trà Việt Ngày Tết nói chuyên ăn chay Cây hoa gạo 陧盤 Mì Quảng chay của 必使淫心身心具断 vi sao nhung nguoi luong thien nhu con lai luon Ngày ăn chay được ưu đãi 50 giá 천태종 대구동대사 도산스님 Hoài hải 仏壇 おしゃれ 飾り方 Ngẫu nhiên hay mầu nhiệm phận 五観の偈 曹洞宗 Tác câu chuyện người mù sờ ô thi canh mai van no 四比丘 Làm bắp cải cuốn cho mâm cỗ chay お仏壇 お供え 色登寺供养 随喜 弥陀寺巷 Macchabée mãi tri ân người 蒋川鸣孔盈 ประสบแต ความด Đậu hũ cay xốt nấm 佛教蓮花 Lưu ý khi ăn gạo lứt muối mè 佛教中华文化 Ăn chống gãy xương 築地本願寺 盆踊り อธ ษฐานบารม 浄土宗 2006 每年四月初八 hạnh phúc là gì mà ai cũng phải tìm 阿那律 Nhân cách Lý Công Uẩn 金宝堂のお得な商品 Kinh Đại báo phụ mẫu ân trọng hay luon tinh thuc va canh giac 佛教算中国传统文化吗 一日善缘