Tôi quen một người học đến tú tài trước năm 1975, sau anh đi thanh niên xung phong rồi làm công nhân nông trường. Anh có hai con, một trai tên Vũ là tiến sĩ văn học, một gái tên Vân là cô giáo cấp II.

Ích kỷ

Tôi khen: “Ở đất nông trường không ai có học vấn bằng thằng Vũ con anh”. Anh đăm chiêu rồi nói: “Giới trẻ bây giờ ích kỷ lắm ông ơi!”.

Minh họa: Vũ Đình Giang

Anh kể: “Thằng Vũ tốt nghiệp đại học sư phạm xin việc làm không ra, đòi học lên thạc sĩ. Vợ chồng tôi ngó số tiền để dành sửa nhà, gác lại, cho tiền nó học tiếp. Xong thạc sĩ, nó xin dạy ở trường dưới thành phố, lương không đủ tiêu.

Đợt tôi xin nghỉ mất sức lao động, Nhà nước thanh toán một lần có số tiền kha khá, định sửa nhà. Con trai than giờ là giảng viên đi chiếc Eco, quê một cục. Vợ chồng tôi lại bàn hoãn sửa nhà, lấy tiền mua xe đời mới cho con, mà phải mua xe Future Neo kia, hồi mới ra đắt lắm.

Nông trường đã tìm đúng cây trồng thích hợp là cây tiêu, lợi nhuận cao. Vợ chồng tôi có năm sào tiêu, làm quần quật dành dụm được ít tiền, lại định sửa nhà. Bất ngờ thằng Vũ đòi cưới vợ, phía vợ khá giả. Mừng quá đi chớ, nhưng phải vay thêm góp vốn cho tương xứng đằng gái để con mua nhà ở phố, ra riêng.

Cách đây mấy năm, trường chỗ thằng Vũ dạy nâng cấp lên trường đại học. Nó đưa vợ con về chơi, bàn với vợ chồng tôi rằng phải học lên tiến sĩ. Tôi nói: “Con thành gia thất rồi, con tự quyết định, ba má còn phải lo gả chồng cho em gái con”. Nó cười: “Con biết chớ ba, nhưng lần này đi học ra tới Hà Nội, lương của con chỉ đủ chi tiêu một mình. Con muốn mượn ba má hai lượng vàng phụ đắp vô sạp hàng ở chợ. Khi nào Vân có chồng, vợ chồng con trả lại ngay”.

Vừa rồi gả chồng cho con Vân, Vũ về ăn cưới mừng em năm phân vàng. Không thấy vợ chồng nó nói gì đến hai lượng vàng kia.

Đành rằng con cái lớn lên cha mẹ phải lo, nhưng xem chừng con trẻ bây giờ ích kỷ quá, chỉ biết vun vén cho mình, chúng chỉ yêu bản thân mình. Đức hi sinh, tính tự lập, biết sẻ chia ở chúng hoàn toàn là con số không. Mà không phải mỗi con tôi đâu, cả cái nông trường này con nhà ai cũng vậy, chúng vắt đến kiệt sức cha mẹ mới thôi. Tính ích kỷ phát triển tự nhiên, những bài học đạo đức ở trường trở nên sáo rỗng hơn bao giờ hết”.

Anh đưa mắt nhìn lên nóc nhà thấp tè, nói: “Đó, cái nhà ngói xập xệ bao năm có sửa được đâu. Bây giờ má nó bị tiểu đường, còn tôi thì lục phủ ngũ tạng hư ráo, gần đất xa trời cả rồi”.

Trong câu chuyện vãn, anh thổ lộ thêm: “Con tôi học thiệt đấy chớ, không thể nói là tiến sĩ giả được. Nhưng tôi buồn quá ông ơi, chẳng lẽ đi chê con trai mình. Tiến sĩ văn học gì tiếng Hoa hiểu nghĩa dăm chữ, tiếng Anh lõm bõm vài từ, thua tôi xa lắc, ấy là tôi học tú tài cách đây mấy chục năm rồi. Về chuyên môn, nó chỉ biết quanh quẩn cái gọi là văn học nhà trường, hết văn chương lãng mạn đến hiện thực rồi văn học cách mạng. Luận văn thạc sĩ, tiến sĩ của nó dài lê thê, đọc nhạt nhẽo chả có giá trị gì”.

NGUYỄN PHI HÙNG (TTCN)


Về Menu

Ích kỷ

ban chat cua tam ha tinh con đường sanh tử và con đường bất phat giao bang Thiền lẠy công 天地八陽神咒經 詞典 Ăn uống ngủ nghỉ như thế nào Công tư liệu đặc biệt về hậu duệ thánh 三身 曹洞宗宗務庁ホームページ 萬分感謝師父 阿彌陀佛 Nước có cồn 濊佉阿悉底迦 無分別智 读佛经 微信读书 Bạn tôi long tu bi va con nguoi 白佛言 什么意思 达赖喇嘛和班禅喇嘛的区别 オンライン僧侶派遣 神奈川 TrÃƒÆ 水天需 tieu hoan tuc สวนธรรมพ นท กข 10 tu tanh sau xa cua tam phan 2 nở thien tụng kinh thừa 轉識為智 Thở đi 緣境發心 觀想書 Thở đi bắt 佛教 临终关怀 tinh than vo nga vi tha trong van hoc phat Đậu phụ hầm nấm đông cô 2010 Tấm lòng người mẹ quê thich 六因四缘五果的来源和作用 vÙi 五戒十善 sống như thế nào trước khi bạn chết