Tôi quen một người học đến tú tài trước năm 1975, sau anh đi thanh niên xung phong rồi làm công nhân nông trường. Anh có hai con, một trai tên Vũ là tiến sĩ văn học, một gái tên Vân là cô giáo cấp II.

Ích kỷ

Tôi khen: “Ở đất nông trường không ai có học vấn bằng thằng Vũ con anh”. Anh đăm chiêu rồi nói: “Giới trẻ bây giờ ích kỷ lắm ông ơi!”.

Minh họa: Vũ Đình Giang

Anh kể: “Thằng Vũ tốt nghiệp đại học sư phạm xin việc làm không ra, đòi học lên thạc sĩ. Vợ chồng tôi ngó số tiền để dành sửa nhà, gác lại, cho tiền nó học tiếp. Xong thạc sĩ, nó xin dạy ở trường dưới thành phố, lương không đủ tiêu.

Đợt tôi xin nghỉ mất sức lao động, Nhà nước thanh toán một lần có số tiền kha khá, định sửa nhà. Con trai than giờ là giảng viên đi chiếc Eco, quê một cục. Vợ chồng tôi lại bàn hoãn sửa nhà, lấy tiền mua xe đời mới cho con, mà phải mua xe Future Neo kia, hồi mới ra đắt lắm.

Nông trường đã tìm đúng cây trồng thích hợp là cây tiêu, lợi nhuận cao. Vợ chồng tôi có năm sào tiêu, làm quần quật dành dụm được ít tiền, lại định sửa nhà. Bất ngờ thằng Vũ đòi cưới vợ, phía vợ khá giả. Mừng quá đi chớ, nhưng phải vay thêm góp vốn cho tương xứng đằng gái để con mua nhà ở phố, ra riêng.

Cách đây mấy năm, trường chỗ thằng Vũ dạy nâng cấp lên trường đại học. Nó đưa vợ con về chơi, bàn với vợ chồng tôi rằng phải học lên tiến sĩ. Tôi nói: “Con thành gia thất rồi, con tự quyết định, ba má còn phải lo gả chồng cho em gái con”. Nó cười: “Con biết chớ ba, nhưng lần này đi học ra tới Hà Nội, lương của con chỉ đủ chi tiêu một mình. Con muốn mượn ba má hai lượng vàng phụ đắp vô sạp hàng ở chợ. Khi nào Vân có chồng, vợ chồng con trả lại ngay”.

Vừa rồi gả chồng cho con Vân, Vũ về ăn cưới mừng em năm phân vàng. Không thấy vợ chồng nó nói gì đến hai lượng vàng kia.

Đành rằng con cái lớn lên cha mẹ phải lo, nhưng xem chừng con trẻ bây giờ ích kỷ quá, chỉ biết vun vén cho mình, chúng chỉ yêu bản thân mình. Đức hi sinh, tính tự lập, biết sẻ chia ở chúng hoàn toàn là con số không. Mà không phải mỗi con tôi đâu, cả cái nông trường này con nhà ai cũng vậy, chúng vắt đến kiệt sức cha mẹ mới thôi. Tính ích kỷ phát triển tự nhiên, những bài học đạo đức ở trường trở nên sáo rỗng hơn bao giờ hết”.

Anh đưa mắt nhìn lên nóc nhà thấp tè, nói: “Đó, cái nhà ngói xập xệ bao năm có sửa được đâu. Bây giờ má nó bị tiểu đường, còn tôi thì lục phủ ngũ tạng hư ráo, gần đất xa trời cả rồi”.

Trong câu chuyện vãn, anh thổ lộ thêm: “Con tôi học thiệt đấy chớ, không thể nói là tiến sĩ giả được. Nhưng tôi buồn quá ông ơi, chẳng lẽ đi chê con trai mình. Tiến sĩ văn học gì tiếng Hoa hiểu nghĩa dăm chữ, tiếng Anh lõm bõm vài từ, thua tôi xa lắc, ấy là tôi học tú tài cách đây mấy chục năm rồi. Về chuyên môn, nó chỉ biết quanh quẩn cái gọi là văn học nhà trường, hết văn chương lãng mạn đến hiện thực rồi văn học cách mạng. Luận văn thạc sĩ, tiến sĩ của nó dài lê thê, đọc nhạt nhẽo chả có giá trị gì”.

NGUYỄN PHI HÙNG (TTCN)


Về Menu

Ích kỷ

願力的故事 五痛五燒意思 Năm mới sẽ tu luyện như lời ba má บทสวดพาห งมหากา khà giữ giới là con đường tươi sáng cho cẫm nang vào đời cho người cư sĩ tại hoa thuong thich thien tam 1925 thiền vipassana một nghệ thuật sống Sự tích Đức Địa Tạng Vương Bồ tát tien trinh tao nen dau kho phật giáo ninh hòa tưởng niệm bồ tát tiến trình tạo nên đau khổ Sức mạnh của sự vui sống tuong mao do tam sinh những điều nên biết về tam tai và cúng 3 idiots loi khuyenchuan bi cho phut lam chung qua nÃÆ phai lam gi khi cam thay co don va khong con diem hay danh lua trai tim cua ban thờ phật như thế nào cho đúng với tien den hanh phuc la doan tru xau ac thiếu vitamin d gây ra nhiều bệnh cu ng Đi bộ loại thuốc bổ khỏi tốn tiền dau thau tan tam can at se tu Văn hóa uống trà Nét đẹp truyền Chẳng phải nhân duyên hương thiền thoang thoảng thinh không chi tam niem phat tinh do hien tien ThÃƒÆ Doi viêm lưu phật giáo trong bản đồ văn hóa việt Nữ có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn dÑi Phương Tây chuộng chữa bệnh bằng Người béo phì có nguy cơ mắc bệnh Tọa đàm về Thiền sư Minh Châu luân hồi thích nhìn đời như bọt nước kinh sà m thử suy tư về hai mặt của tri thức bo doan mß 83