Nghệ thuật dạy chúng ta rất nhiều về cách nhìn nhận Làm thế nào một người có thể xem một bức tranh và bị lay động bởi ý nghĩa của nó, trong khi người khác chỉ nhìn thấy nó là một mớ sắc màu
Khái niệm Phật giáo về nghệ thuật ý niệm

Nghệ thuật dạy chúng ta rất nhiều về cách nhìn nhận. Làm thế nào một người có thể xem một bức tranh và bị lay động bởi ý nghĩa của nó, trong khi người khác chỉ nhìn thấy nó là một mớ sắc màu? Tiffani Gyatso tên thật là Tiffani H. Rezende. Cô sinh năm 1981 tại Brazil. Hành trình kiếm tìm đời sống tâm linh đã đưa cô đến với Phật giáo và trở thành họa sĩ tranh thangka tại Học viện Norbulingka, Dharamsala, Bắc Ấn. Cô là học viên người phương Tây đầu tiên của học viện này. 

Tác phẩm “Life and Thangka - seaching for truth through sacred arts” của cô, xuất bản năm 2006, kể về hành trình đầy thú vị ấy. Hơn 10 năm qua, cô vẫn miệt mài sáng tác và có những cái nhìn sâu sắc hơn về Phật giáo. Bài viết và những tác phẩm hội họa mới nhất của cô dưới đây cho thấy sự trưởng thành không ngừng trên con đường nghệ thuật Phật giáo, xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả.

 

Nghệ thuật vị nghệ thuật chưa bao giờ là một động lực quan trọng trong văn hóa Tây Tạng hay Phật giáo Tây Tạng. Ví dụ, chúng ta có thể hiểu bức tranh thangka, nghệ thuật thiêng liêng về sự miêu tả các hình tượng như là một công cụ của thiền. Bài viết này sẽ khám phá hai quan điểm khác nhau, đó là: nghệ thuật được thực hiện với mục tiêu phục vụ tinh thần và nghệ thuật được thực hiện một cách tự nhiên như chính biểu hiện của nó.

Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách kiểm tra sự hiểu biết của mình về khái niệm được thể hiện qua một hình ảnh. Một hình ảnh có thể được cảm nhận theo nhiều cách. Đầu tiên là cách thức vật lý, ở đó chúng ta nhận biết những hình ảnh của thế giới biểu hiện nhờ vào đôi mắt của mình. Nhưng cũng có những hình ảnh chúng ta nhận biết không cần phải dựa vào các giác quan vật lý như là những hình ảnh xuất hiện trong giấc mơ, hình ảnh khởi lên từ tiềm thức, từ ảo giác, hay đơn giản chỉ là những thứ chúng ta nhớ lại. Thế giới tưởng tượng này luôn hiện hữu và đóng vai trò quan trọng trong đời sống của chúng ta, cả trong khi ngủ và khi thức.

Các họa sĩ phải làm việc trong vô số các sắc thái này. Mỗi hình ảnh có một ý nghĩa và mỗi ý nghĩa có thể phổ quát hoặc có thể rất riêng tư. Cũng giống như cách chúng ta sử dụng hình ảnh để tác động đến mọi người muốn mua một sản phẩm thông qua một đoạn quảng cáo trên tivi, thì chúng ta cũng có thể sử dụng sức mạnh của hình ảnh để đánh thức và giác ngộ. 

Hình ảnh có thể gợi lên nỗi sợ hãi hoặc chúng có thể truyền cảm hứng, sự thích thú hay những kinh nghiệm linh thiêng. Vì thế, người họa sĩ làm việc với hình ảnh phải nắm giữ một số trách nhiệm. Trong hầu hết các trường hợp, các họa sĩ bày tỏ cái nhìn của họ về những gì họ thấy và cảm nhận, cụ thể hóa thế giới nội tâm của họ; tuy nhiên, các họa sĩ cũng có thể học hỏi từ cách tiếp cận tương ứng - sử dụng các hình ảnh bên ngoài để tác động đến thế giới nội tâm của họ. Bằng cách miêu tả những hình ảnh về sự giác ngộ, người họa sĩ có thể đạt đến cái trạng thái của sự hiện hữu mà hình ảnh biểu đạt. 

Trong nghệ thuật linh thiêng Tây Tạng, người họa sĩ không tập trung vào cái nhìn của riêng mình về thế giới, nhưng được đào tạo để lặp đi lặp lại cùng hình ảnh linh thiêng đó, cho phép mỗi lần lặp lại có thể thẩm thấu vào một tầng ý thức sâu hơn và định hướng nó với một động cơ của một vị Bồ-tát - người được thúc đẩy bởi lòng từ đã tạo thành tâm Bồ-đề, mong muốn đạt được quả vị Phật vì lợi ích cho tất cả chúng sanh. Để thể nhập vào tiến trình đó, các họa sĩ được tác động, chuyển biến, định hình, và cuối cùng là thể nhập vào những gì họ đang thể hiện, đó là tâm Phật.

Trong nghệ thuật ý niệm, người họa sĩ chính là chất liệu để tạo nên hình ảnh đó; hoặc họ là nguồn cảm hứng đằng sau tác phẩm nghệ thuật; ý thức và hoạt động sáng tạo xuất hiện đồng thời cùng với kinh nghiệm sáng tác, trình bày và quan sát. Con đường để trải nghiệm tâm Phật cũng có thể thông qua loại sáng tạo nghệ thuật này, cũng như thông qua một loại hình huấn luyện liên tục để hướng dẫn cái nhìn và động cơ bên trong của chúng ta.

Chẳng hạn, chúng ta nói về người họa sĩ có một cái nhìn về “tính thiện”, được thể hiện dưới dạng sợi tơ nhỏ màu trắng đặt trong một căn phòng hoàn toàn trống trải. Người quan sát có thể đi vào căn phòng và đơn giản không có sự tương tác hoặc nhận thức nào về sự biểu lộ đó. Nhưng khi một người mở rộng tâm ra đối với kinh nghiệm đó, thì biểu hiện nhỏ nhất và vi tế nhất về tính thiện đột nhiên sinh ra một sự tiếp xúc rộng mở về không gian tinh thần, sáp nhập hiểu biết của người quan sát về tính thiện với sự am hiểu của người họa sĩ. Đó là một thoáng nhìn về ý nghĩa của “tính thiện” (mặc dù ít nhiều có phần chủ quan), và cũng cho phép một sự giải thích rất rộng và tự do.

Trong kinh Bát-nhã, Đức Phật dạy “Sắc tức là không; không tức là sắc.” Bằng cách quan sát tất cả sắc, hình ảnh và hiện tượng mà không có phán xét, chúng ta có thể nhận biết kinh nghiệm về Tánh Không. Về cơ bản, tất cả sự vật đều được bao bọc bằng một cấu tạo như nhau; nhưng chúng thường mang những hình dạng khác nhau và luôn luôn thay đổi. 

Ví dụ, khi nhìn vào một tác phẩm nghệ thuật, chúng ta có thể thấy một David hùng vĩ của danh họa bậc thầy Michelangelo, hay chỉ đơn thuần là một khối đá; cả hai đều đúng, cả hai đều có ý nghĩa, nhưng chỉ là trong tâm tưởng của chúng ta. Những kinh nghiệm dẫn chúng ta đi đến việc hiểu và tin theo một cách nhất định. Vì vậy, nếu muốn, chúng ta có thể huấn luyện cái nhìn và động cơ của mình để cảm nhận mọi thứ luôn thiêng liêng, và do đó tận hưởng một cuộc sống thiêng liêng và vui tươi, đơn giản chỉ bằng cách huấn luyện cái nhìn!

Nghệ thuật dạy chúng ta rất nhiều về cách nhìn nhận. Làm thế nào một người có thể xem một bức tranh và bị lay động bởi ý nghĩa của nó, trong khi người khác chỉ nhìn thấy nó là một mớ sắc màu? Bức tranh giống nhau, nhưng cách nhìn nhận và chủ nghĩa cá nhân rõ ràng khác nhau. Bức tranh là một kinh nghiệm tuyệt vời đối với những ai xem nó là nghệ thuật, và là trò đùa cho những ai chỉ thấy nó là một mớ sắc màu. Cuối cùng, bức tranh là hình ảnh tuyệt đẹp hay là một trò đùa? Chẳng phải vậy. Sự thật, nó là những gì bạn muốn nó là như thế, hay thậm chí là một tấm gương phản chiếu ai mới là con người thật của bạn. Nếu bạn thấy vẻ đẹp là vì bạn cho phép vẻ đẹp tồn tại trong con người của bạn. 

 
Thuần hóa tâm - Tranh của Tiffani
Con đường của người họa sĩ là một con đường dũng mãnh nhằm chạm đến sự cấu tạo đó, để thử nghiệm, để chơi đùa, để sáng tạo, để thấy những chu kỳ vô thường của nó, và để tách ra khỏi một ý nghĩa cố định, gồm cả nhận dạng riêng của chúng ta. Loại huấn luyện này có thể cung cấp một dạng trí tuệ Phật giáo thông qua kinh nghiệm nghệ thuật, cung cấp cho họa sĩ và người xem một lộ trình hướng đến giác ngộ. Chúng ta có thể cảm nhận điều này thông qua sự đào luyện truyền thống mà không có yếu tố sáng tạo nhưng thay vào đó là yếu tố kỷ luật và sự tuân thủ, hoặc chúng ta có thể tìm thấy nó trong phạm vi sáng tạo nghệ thuật ý niệm không bị hạn chế. 

Chúng ta thậm chí có thể theo đuổi cả hai con đường cùng lúc, sử dụng cả nghệ thuật truyền thống và đương đại như là “đôi chân” của chính mình trên lộ trình hướng đến giác ngộ, và vì vậy bước đi trên con đường của người hành hương nghệ sĩ.

 
Họa sĩ  Tiffani Gyatso (Brazil)
Thích Vạn Năng dịch

Về Menu

khái niệm phật giáo về nghệ thuật ý niệm khai niem phat giao ve nghe thuat y niem tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

鼎卦 nom tu bi cÃÆ hÓi å å ç กรรม รากศ พท ÐÑÑ mục đích cuộc đời là g ì Hãy thương mẹ nhiều hơn ai 大法寺 愛知県 三乘總要悟無為 ÏÇ hanh thien tu co troi biet 佛教的出世入世 ç æˆ トo å ç æžœ chương viii thời kỳ đầu của phật 加持成佛 是 一吸一呼 是生命的节奏 น ยาม ๕ dung mang da dat trong tam tức Nhớ món mứt gừng của mẹ hoà có ra sao thì con vẫn mãi là con của mẹ Ít 白骨观全文 thân 普提本無 印手印 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 Nhá 30 dieu khong nen tiep tuc lam voi ban than 凡所有相皆是虛妄 若見諸相非相 止念清明 轉念花開 金剛經 nguÓn 离开娑婆世界 同朋会運動 北海道 評論家 Hồn quê Quan 临海市餐饮文化研究会 演若达多 念南無阿彌陀佛功德 加持 提等 ï¾ å