GNO - Các vi khuẩn bị tiêu diệt do kháng sinh có thể sống sót và trở nên kháng thuốc, nguy hại gấp đôi...

Kháng sinh: khi nào không nên dùng?

GNO - Thuốc kháng sinh thường được xem là chỉ định điều trị phổ biến đối với nhiều loại viêm nhiễm trong cơ thể. Tuy vậy, việc lạm dụng và dùng kháng sinh một cách tùy tiện đang là một hiện trạng phổ biến trong cộng đồng và gây nguy hiểm cho sức khỏe.

thuoc va sk.jpg
Lạm dụng và dùng kháng sinh một cách tùy tiện gây nguy hiểm cho sức khỏe - Ảnh minh họa

Viêm xoang, cảm cúm và cảm lạnh: không nhất thiết phải dùng đến kháng sinh

Theo các chuyên gia, có một số viêm nhiễm không cần dùng đến kháng sinh như các triệu chứng của viêm xoang, các viêm nhiễm vùng tai, cảm cúm hoặc cảm lạnh.

Là một trong những loại viêm nhiễm phổ biến nhất, viêm xoang gây ra nhiều triệu chứng như đau đầu, các chỗ đau vùng mặt, đau họng và chảy mũi.

Dù vậy, sử dụng kháng sinh để điều trị các triệu chứng này là “một lựa chọn tồi tệ”, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật Hoa Kỳ. Các viêm nhiễm ở các xoang do virus gây ra, không nên dùng kháng sinh không phải vì kháng sinh không có tác dụng mà là vì các viêm nhiễm này sẽ từ từ giảm dần trong thời gian một tuần lễ. Nói cách khác, khi bị các biểu hiện của viêm nhiễm do xoang thì không nhất thiết phải dùng đến thuốc kháng sinh.

Việc dùng kháng sinh không hợp lý trong điều trị cảm cúm và cảm lạnh vẫn còn khá phổ biến trên thế giới. Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy có khoảng 30% kháng sinh uống được kê toa hằng năm một cách không cần thiết. Con số này tăng lên đến 50% đối với các viêm nhiễm đường thở cấp tính như cảm cúm và cảm lạnh.

Cũng giống như các viêm nhiễm vùng xoang, triệu chứng của cảm lạnh và cảm cúm sẽ tự động thuyên giảm cho dù nguyên nhân gây bệnh là gì. Ngoài ra, các viêm nhiễm vùng tai cũng không cần dùng đến kháng sinh.

Khi nào nên dùng kháng sinh?

Các bác sĩ phải khẳng định chính xác nguyên nhân gây ra viêm nhiễm thì mới nên chỉ định kháng sinh. Trên thực tế, thật khó để xác định khi nào dùng kháng sinh là giải pháp điều trị hoàn hảo nhất; trừ trường hợp nhất định phải dùng kháng sinh là nhiễm trùng tiểu vì bệnh này thường do vi khuẩn gây ra.

Nếu bác sĩ nghi ngờ viêm nhiễm đường hô hấp do vi khuẩn, như viêm họng do liên cầu khuẩn thì sẽ dựa vào xét nghiệm các vi khuẩn quanh vùng sưng phồng ở cổ họng hay quan sát các đốm trắng trên amidan. Đôi khi bác sĩ sẽ quan sát màu sắc và độ dính của chất nhầy vùng mũi để chẩn đoán xem có phải bị viêm nhiễm do vi khuẩn hay không để quyết định kê toa kháng sinh.

Phải sử dụng kháng sinh đúng theo chỉ định của bác sĩ để tránh kháng thuốc

Nhiều trường hợp các bác sĩ kê toa kháng sinh khi với chứng sổ mũi hay viêm nhiễm vùng tai vì ít nhiều bị áp lực bởi bệnh nhân.

Và khi nếu được kê toa kháng sinh, bạn nên sử dụng chúng như đã được hướng dẫn thậm chí khi tự bạn nghĩ rằng mình không cần đến kháng sinh nữa. Tình trạng kháng thuốc kháng sinh không chỉ xảy ra khi chúng ta sử dụng kháng sinh quá nhiều mà cũng xảy ra khi chúng ta dùng kháng sinh không đủ liều.

Các vi khuẩn bị tiêu diệt do kháng sinh có thể sống sót và trở nên kháng thuốc và nguy hại hơn gấp đôi so với trước. Chúng không những gây bệnh trở lại cho chúng ta mà chỉ định y khoa tương tự như trước đây sẽ không có tác dụng trong lần thứ hai này.

Trần Trọng Hiếu
(theo Medical Daily)


Về Menu

Kháng sinh: khi nào không nên dùng?

Chùa Tam Bảo Đà Nẵng nghe de roi thay doi 金宝堂のお得な商品 净土网络 Chùa Quang Minh Đà Nẵng biet Một ngày Thở và cười Chùa Pháp Lâm Đà Nẵng Tự làm đậu hủ nhan nho ve thi si bui giang va nhung Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng 七五三 大阪 禅诗精选 mung さいたま市 氷川神社 七五三 Đà Nẵng Húy nhật Hòa thượng Thích 激安仏壇店 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 長谷寺 僧堂安居者募集 放下凡夫心 故事 Chùa Phổ Đà Đà Nẵng niet ban 1 寺庙的素菜 仏壇 拝む 言い方 da nang 大安法师讲五戒 thoÃ Æ t GĐPT Đà Nẵng tổ chức lễ húy nhật 五痛五燒意思 佛法怎样面对痛苦 7 kieu quy nhan dung bao gio de mat trong cuoc doi 鎌倉市 霊園 Đà Nẵng Tưởng niệm húy nhật cố Đà Nẵng Ni sư Thích nữ Diệu Thanh viên 福生市永代供養 gia tri binh yen 佛頂尊勝陀羅尼 盂蘭盆会 応慶寺 giá trị bình yên Đại dịch cô đơn ở người 观世音菩萨普门品 僧人心態 曹村村 ブッダの教えポスター 忍四 佛教書籍 モダン仏壇 霊園 横浜 thiền hay tịnh tốt cho phút lâm chung 元代 僧人 功德碑