GNO - Sau hơn nửa thế kỷ hoằng dương chánh pháp, Tổ Phước Tường viên tịch ngày 28-7-Nhâm Thân...

Khánh Hòa: Lễ húy kỵ Tổ Phước Tường

GNO - Hôm qua, 3-9 (nhằm ngày 28-7-Quý Tỵ) tại tổ đình Thiên Bửu (Ninh Hòa), chùa Thanh Hải (Cam Ranh), chùa Linh Quang (Nha Trang)… chư tôn đức môn phong tổ đình Thiên Bửu (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) đã long trọng tổ chức lễ húy kỵ lần thứ 81 Tổ Phước Tường - bổn sư của Bồ-tát Thích Quảng Đức, bậc cao tăng thạc đức, Tổ khai sơn nhiều chùa tại Khánh Hòa.

huy ky09.jpg

Chân dung Tổ Phước Tường

Sau nghi lễ niệm hương bạch Phật, tiến giác linh Tổ, TT.Thích Quảng Tâm đã trân kính tri niệm công đức của Tổ sư. 

Theo đó, Tổ Phước Tường , húy thượng Thanh hạ Chánh, tự Quảng Đạt hiệu Phước Tường, thuộc dòng Lâm Tế Liễu Quán, đời thứ 41. Ngài sinh ngày rằm, tháng 5 năm Đinh Mão (1867) vào đời vua Tự Đức năm thứ 20 tại tỉnh Phú Yên. Tổ xuất thân là một nhà Nho từng dự thi Hương tại Bình Định.

Từ năm 1920, ngài trú trì tổ đình Thiên Bửu (Điềm Tịnh) Ninh Hòa. Tại đây nhờ phước duyên của chốn Tổ lâu đời cộng với uy tín, tài đức của ngài đã đem lại sự hưng thịnh đáng kể cho tổ đình.

Hàng môn đồ đệ tử xuất gia có gần 50 vị và có nhiều công đức đóng góp cho Phật giáo đầu thế kỷ thứ XX như: HT.Thích Nhơn Tri, tức Bồ-tát Quảng Đức, vị pháp thiêu bảo tồn Phật giáo miền Nam năm 1963; HT.Thích Nhơn Sanh, trưởng tử, cùng Tổ Phước Tường khai sơn chùa Phụng Sơn (Ninh Hòa); HT.Thích Nhơn Sơn, khai sơn chùa Thiền Sơn (Trường Lộc), tự thiêu thân năm 1938; HT.Thích Nhơn Nguyện, khai sơn chùa Linh Quang (Diên Khánh), nhập thất, ăn rau, tự thiêu thân năm 1927; HT.Thích Nhơn Duệ, khai sơn chùa Thiên Quang (Diên Khánh), nhập thất rồi thiêu thân năm 1944; HT.Thích Nhơn Thứ, khai sơn tổ đình Sắc tứ Linh Quang, có công đức đem Phật giáo truyền lên vùng cao Đà Lạt sớm nhất; HT.Thích Nhơn Hưng, khai sơn chùa Thanh Sơn, chùa Hòa Vân, chùa Hòa Thành, chùa Khánh  Phước, chùa Thanh Hải… (Cam Ranh); HT.Thích Nhơn Trực, khai sơn chùa Từ Vân (Nha Trang), gia trì chẩn tế, vị Tổ đoàn lục cúng hoa đăng (Ninh Hòa); HT.Thích Nhơn Bảo, tức HT.Vĩnh Thọ, khai sơn chùa Pháp Bửu Đường (Bình Tuy), trú trì tổ đình Tà Cú, sáng lập cảnh Tịnh độ nhân gian và tượng Phật nhập Niết-bàn tại núi Tà Cú lớn nhất Đông Nam Á; HT.Thích Nhơn Hoằng, khai sơn chùa Hang, Hòn Hèo, viên tịch năm 1947...

Ngoài ra, còn có gần 50 đệ tử xuất gia hành đạo tại Khánh Hỏa và các tỉnh trong đầu thế kỷ XX. Vì thế cho nên, thời đó, mọi người thường truyền tụng bài kệ nói về nơi chư vị đệ tử của Tổ hành đạo: “Me - Thiên Bảo, Gạo - Khánh Long, Thông - Nhơn Thứ, Sứ -Nhơn Hưng, Vừng - Nhơn Nguyện, Kiến - Nhơn Hoằng”…

huy ky01.jpg

Chư Tăng môn phong tổ đình Thiên Bửu tưởng niệm Tổ Phước Tường

huy ky03.jpg

Phật tử về chùa ngày húy kỵ Tổ

Tổ có quan niệm tiến bộ giữa đạo và đời, xem lao động sản xuất và sự tu hành của người tu sĩ là một, thể hiện tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam.

Sau hơn nửa thế kỷ hoằng dương chánh pháp, Tổ Phước Tường đã viên tịch vào ngày 28-7-Nhâm Thân, niên hiệu Bảo Đại thứ bảy, tức ngày 19-8-1932, trụ thế 66 năm. Bảo tháp Tổ Phước Tường 5 tầng tôn trí bên cạnh cổ tháp Tổ Bửu Dương, là ngôi tháp to và cao nhất trong khu vườn tháp tại tổ đình Thiên Bửu.

Lễ húy kỵ lần thứ 81 Tổ Phước Tường thực hiện theo nghi lễ truyền thống, nguyện cầu quốc thái dân an, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc, cầu âm siêu dương thái…

Trí Bửu


Về Menu

Khánh Hòa: Lễ húy kỵ Tổ Phước Tường

Cảnh trong bạn sẽ thấy yêu đời hơn Ăn nhiều thịt sẽ chết sớm hơn Các món chay Æ tứ nhiếp pháp với sự nghiệp hoằng tịnh xá ngọc nguyên chữ nghiệp trong phật giáo là gì gioi la nen tang con duong thanh tinh dao quanh nhung ngoi chua co va dep nhat ha noi Hương vị mứt Tết miền Nam 03 tư duy và thay đổi 彼岸 お疲れ様のし Mỡ オンライン僧侶派遣 神奈川 sự đóng góp của lý thường kiệt trong xin mưa ba o thôi qua đây 心累的时候 换个角度看世界 Tập Tu 華嚴三聖 微妙莊嚴 Tấm áo Thở đi phật dạy cách sống một đời như bốn lẽ Bài thuốc giảm béo của lương y Ướp nghi thuc hoi huong tieu tru nghiep chuong benh PhÃƒÆ tuoi tre va uoc mo nhìn 4 quy tac tam linh cua nguoi an do phật giáo Để lòng nhẹ nhàng lẽ tin Người Sài Gòn miền Tây thường Câu Chuyện Dòng Sông và dịch giả Phùng lợi Nam tieu dạo giå dấu 小人之交甜如蜜 Đạo lan du vầng Tổng bình