Bị người khác hiểu lầm là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống thường ngày của mỗi người Nếu như thế, thì chúng ta cần phải làm gì khi bị người khác hiểu lầm
Khi bị người khác hiểu lầm thì phải làm như thế nào?

Bị người khác hiểu lầm là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống thường ngày của mỗi người. Nếu như thế, thì chúng ta cần phải làm gì khi bị người khác hiểu lầm?
Những hiểu lầm ấy thường khiến ta cảm thấy oan ức, oan ức là những điều mình không làm mà bị người khác đổ lỗi, nên mình cảm thấy ức lòng, đau khổ. Muốn giải tỏa nỗi oan ức này, chúng ta làm cách nào, đây là câu hỏi rất nhiều người thắc mắc.

Đức Phật đã chỉ thẳng rằng tất cả mọi việc do chúng ta tự tạo ra và sự tạo dựng lớn nhất của chúng ta là tạo ngôi nhà ngũ ấm và tạo ngục tù tam giới, từ đó phát sinh tất cả khổ đau của mọi người trên thế gian này. Nếu bị người khác hiểu lầm, hãy nhẹ nhàng và từ từ nhìn nhận vấn đề rồi giải quyết, đừng nên làm lớn chuyện hoặc đi quá xa câu chuyện xảy ra.

Dưới đây là một số lời khuyên của Phật đối với người hiểu lầm ta.

Bị người khác hiểu lầm, phải làm sao?

Khi bị người khác hiểu lầm, ai cũng muốn giải thích, nhưng khi ấy, không nói gì lại là một loại độ lượng.

Sự tình thật hay giả, thời gian sẽ cho câu trả lời tốt nhất.

Bị người khác làm tổn thương, phải làm sao?

Không nói là một loại thiện lương.

Tình cảm ấm áp hay lạnh lẽo, thời gian sẽ cho minh chứng tốt nhất.

Bị người chửi bới, bôi nhọ, gièm pha, phải làm sao?

Không nói là một loại hàm dưỡng.

Nhân phẩm của một người thật sự là tốt hay xấu, thời gian sẽ làm sáng tỏ.

Bị người vu cáo, vu oan, phải làm sao?

Đừng để ý hay quan tâm quá tới điều đó, bởi vì đã có Đạo trời.

Đạo trời vốn không phân biệt thân quen, rất công bằng. Qua vài năm nhìn lại, bạn sẽ thấy rõ được kết cục ra sao.

Sống trên đời, gặp bất kể chuyện gì cũng không cần phải vội vã biện bạch thanh minh. Điều gì cũng không cần phải vội vàng đi bộc lộ hết, nói hết.

Người xưa nói, một người để học được nói chuyện chỉ cần vài năm, nhưng hiểu được cần im lặng lại phải mất vài thập kỷ.

Độ cao của cuộc đời, không phải là ở việc người ta có thể thấu tỏ bao nhiêu sự tình mà là ở việc người ta có thể xem nhẹ bao nhiêu sự tình.

Độ rộng của tâm hồn không phải thể hiện ở việc người ta có thể quen biết được bao nhiêu người mà là ở việc họ bao dung được bao nhiêu người.

Khi chúng ta làm người:

- Làm người phải giống như núi, nhìn được vạn vật mà cũng bao dung được vạn vật.

- Làm người phải giống như nước, có thể tiến thoái, biết lúc nào nên tiến lúc nào nên lui.

- Làm người chấp nhận chịu thiệt thì sớm muộn cũng sẽ được hồi báo, cuối cùng cũng sẽ không bị thiệt…

- Làm người nếu bằng lòng chịu thua thì cuối cùng cũng sẽ không bị đánh mất tự tôn mà còn giành được lòng người.

Bạn nên nhớ rằng: "Sự tức giận là axit có thể gây hại cho vật chứa nó nhiều hơn là những gì mà nó được đổ lên" vì vậy hãy bình tĩnh và cố gắng giải quyết bằng những lời đối đáp khôn ngoan mà Đức Phật đã truyền dạy, đừng quá tức giận để làm mọi chuyện rối hơn.

 
Phong Linh

Về Menu

khi bị người khác hiểu lầm thì phải làm như thế nào? khi bi nguoi khac hieu lam thi phai lam nhu the nao tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

宗教信仰 不吃肉 念南無阿彌陀佛功德 百工斯為備 講座 đâu là dấu hiệu nhận biết sớm bệnh 五重玄義 トo 山風蠱 高島 ï½ 사념처 忉利天 五藏三摩地观 大劫运数周备 L០合葬墓 To 静坐 Cho một người xứ Quảng thân thương 加持成佛 是 惨重 บวช 보왕삼매론 ß å åˆ å 大集經 Thức ăn tinh thần của người tu î sáng 康 惡 ÐÑÑ 雀鸽鸳鸯报是什么报 無量義經 僧秉 Các thực phẩm cho người bệnh thấp 白骨观全文 Ð Ð Ð 空中生妙有 自悟得度先度人 お仏壇 飾り方 おしゃれ 止念清明 轉念花開 金剛經 永平寺宿坊朝のお勤め 演若达多 在荐福寺学习过的当代诗人 大乘与小乘的区别 大安法师讲五戒 氣和 般若蜜 印手印 人形供養 大阪 郵送