Do nhiều chuyên gia quảng cáo trong ngànhdược xuống giọng quá ngọt nên không ít “người tiêu dùng” (không thể gọi là bệnh nhân vì thường khi chưa bệnh) đang có khuynh hướng dùng thuốc sinh tố khi thì như thuốc tăng lực, lúc thì như phương tiện phòng bệnh và trì hoãn tuổi già.

Khi nào cần thuốc sinh tố?

Do nhiều chuyên gia  quảng cáo trong ngành dược xuống giọng quá  ngọt nên không ít “người tiêu dùng” (không thể gọi là bệnh nhân vì thường khi chưa bệnh) đang có khuynh hướng dùng thuốc sinh tố khi thì như thuốc tăng lực, lúc thì như phương tiện phòng bệnh và trì hoãn tuổi già.

Đáng tiếc hơn nữa là nhiều sản phẩm gọi là thực phẩm chức năng đang được lưu hành với giá cắt cổ trên thực tế chỉ là một nhúm sinh tố nào đó! Sinh tố, như tên gọi, đúng là cần thiết cho sự sống và sức sống, nhưng việc lạm dụng thuốc sinh tố không hẳn lúc nào cũng “không có phản ứng phụ” như thông tin ngọt xớt trên tờ bướm. Giữa nên và cần bao giờ cũng có một khoảng cách cần được tôn trọng nếu muốn thuốc thực sự nên thuốc!

21cxzyt.jpg

Tóm lại, trước khi dùng thuốc sinh tố nên bình tâm điều nghiên một số điểm như sau:

“Người có chế độ dinh dưỡng đa dạng và cuộc sống cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi hầu như khó thiếu sinh tố, nghĩa là ít khi phải cần đến thuốc sinh tố. Với chế độ dinh dưỡng theo kiểu người mình, với khẩu phần phong phú rau quả tươi, tất nhiên với điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, rất hiếm khi thiếu sinh tố, trừ khi cơ thể bất ngờ có nhu cầu bội tăng ngoài dự kiến, như bệnh hoạn, thi cử, tranh đua thể thao…

“Đừng tưởng càng nhiều càng hay. Rất ít khi phải dùng thuốc sinh tố ở liều cao nếu chỉ nhằm mục tiêu bổ sung nguồn dự trữ sinh tố. Thông thường chỉ cần thuốc ở liều thấp nhưng nên chứa nhiều loại sinh tố. Nếu thuốc được phối hợp với khoáng tố và ít chất đạm cần thiết cho tiến trình hấp thu và biến dưỡng sinh tố càng hay.

“Thuốc sinh tố đơn phương và ở liều cao thường chỉ dùng cho mục tiêu điều trị bệnh đặc hiệu. Thuốc vì thế chỉ nên dùng khi có chỉ định của thầy thuốc.

“Nếu phải nhờ đến thuốc sinh tố nên dùng thuốc trong nhiều ngày liên tục, nhưng không nhất thiết phải dùng thuốc trong thời gian dài nếu không có sự theo dõi của thầy thuốc. Đừng quên là một số sinh tố, như A, D, E, K, B12… có thể gây phản ứng phụ bất lợi nếu tích lũy trong cơ thể do dùng quá liều.

“Đừng vội tin vào lời quảng cáo đường mật rồi vét túi cho sinh tố nào đó với ảo vọng ngăn ngừa được bệnh chứng nghiêm trọng. Đừng quên sinh tố chỉ giữ vai trò xúc tác phản ứng biến dưỡng. Không sinh tố nào có khả năng ngừa ung thư hay ngăn lảo hóa nếu gia chủ tự đầu độc bằng thuốc lá, rượu bia… hay tạo điều kiện cho bệnh ác tính phát triển qua nếp sống trái ngược với quy luật của thiên nhiên.

Nói chung, chỉ đối tượng thuộc các nhóm dưới đây nên dùng thuốc sinh tố, tất nhiên dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc hay dược sĩ:

“Người phải thường ngày đối đầu với cuộc sống căng thẳng cần sinh tố C, E, tập thể sinh tố B, khoáng tố selen, kẽm, magne để đương đầu với stress. Nếu thuốc có thêm arginin, chất đạm cần thiết cho hoạt động của cơ tim, càng hay.

“Thai phụ, người đang mong thụ thai cũng như phụ nữ trẻ suy nhược đi kèm với rối loạn kinh nguyệt nên bổ sung tập thể sinh tố B, acid folic, C và sắt, càng thường càng tốt.

“Trẻ con không nên thiếu chất vôi, 3-Omega, acid folic và kẽm vì nhu cầu tăng trưởng liên tục và vì cơ thể còn non yếu trước nguy cơ bội nhiễm. Nhưng đừng vì thế mà ép trẻ uống thuốc thay vì món ăn ngon miệng.

“Người phải lao động nặng, vận động viên, người sau cơn bệnh nặng, sau lần chấn thương, sau đợt hóa hay xạ trị rất cần kali, magne, kẽm, sinh tố B, C và E nhằm tối ưu hóa phản ứng phục hồi và kiến tạo trong cơ thể đã tiêu hao nhiều năng lượng cũng như dưỡng chất.

“Người cao tuổi đừng quên sinh tố B, nhất là acid folic và B12, chất vôi và sinh tố D vì đây là những nhân tố dễ thiếu hụt do khả năng hấp thu đằng nào cũng giảm thiểu thấy rõ khi tuổi đời chồng chất.

Bất cứ tác chất nào, dù là hóa chất tổng hợp hay hoạt chất thiên nhiên cũng thế, khi đưa vào cơ thể đều có phản ứng phụ, không nặng thì nhẹ, không sớm thì muộn, không nhiều thì ít, nếu không được dùng đúng cách, đúng lúc. Thuốc sinh tố cũng thế mà thôi. Đừng mong thuốc nếu không bổ bề dọc cũng bổ chiều ngang. Cũng đừng tưởng thuốc nếu không có hiệu quả như mong muốn thì cùng lắm ngã về không. Không đơn giản như thế vì thuốc nếu không triển khai tác dụng như mong đợi lại ngả sang phía gây toàn phản ứng phụ! Do đó không dùng thuốc thì thôi, hễ dùng đừng dùng sai.

Trước khi dùng thuốc nào cũng vậy, đừng quên một yếu tố tối quan trọng. Đó là vai trò tư vấn không thể thay thế của thầy thuốc. Đây lại là vấn đề cốt lõi trong bối cảnh y tế hiện nay của nước mình vì không ít thầy thuốc đang bình chân như vại với thái độ “im lặng là vàng”!

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng (Trung tâm Oxy Cao áp, TP.HCM)


Về Menu

Khi nào cần thuốc sinh tố?

Lưu ý chứng rối loạn tăng động giảm angela phuong trinh quy y theo dao phat hoạ phước dưới góc nhìn của phật 墓地の選び方 Khi khó khổ quá anh hãy niệm Phật nghe Nhà hàng chay Cỏ Nội duc phat voi tuoi tho nhin tu tranh Bí mật của tách trà ngon Để gió cuốn đi Bí mật của tách trà ngon de tro thanh nguoi phat tu chan chanh 荐拔功德殊胜行 Sà c こころといのちの相談 浄土宗 陈光别居士 優良蛋 繪本 diet tru cai ac va tien den hanh phuc 1969 夷隅郡大多喜町 樹木葬 Khái niệm thời gian trong Phật giáo de co duoc su thanh tinh noi tam hon nguoi than nen to chuc tang le nhu the nao de co å HẠnh dù cấm cũng yêu おりん 木魚のお取り寄せ quan diem cua nguoi phat tu ve ham nong toan Bí mật của tách trà Mênh mang tháng chạp 己が身にひき比べて dao phat trong van hoc dan gian viet nam vấn đề thờ cúng của người phật tử 香炉とお香 dao phat va nghe thuat hoa giai san han お位牌とは bão 一人 居て喜ばは二人と思うべし dao duc trong nep song nguoi phat tu 净地不是问了问了一看 Đậu hủ kho rau bà kanadeva huu nga thien phap äºŒä ƒæ dung de nam thang troi qua trong hoi tiec Loạn yoga イイハナのお盆にぴったりの盆提灯 禮佛大懺悔文 chùa yên phúc long trọng tổ chức lễ vu con đường cứu khổ chúng sanh là triệc พระอ ญญาโกณฑ ญญะ 9 công dụng tuyệt vời của các