Đứng trước sự khổ đau của nhân loại, Đức Phật mới phân tích để tìm ra cái Khổ và cội nguồn dẫn đến những cảnh Khổ nầy
Khổ đế

.
Tứ Diệu Đế là bài giảng của Đức Phật cho năm nguời đệ tử đầu tiên, để chuyển bánh xe pháp, tại Bồ Đề Đạo Tràng, sau khi thành đạo. Đây là một giáo lý cao siêu, mà Ngài đã tìm ra sự thật về cuộc đời là sanh, già, bịnh, chết và những phiền não thường trực trong lòng mỗi người.

Đứng trước sự khổ đau của nhân loại, Đức Phật quan sát cái Khổ, cội nguồn dẫn đến những cảnh Khổ và tìm ra cách tận diệt những mầm mống khổ, một khi cái khổ không còn nữa, thì mới có thể đi tới sự giải thoát.

Qua hình ảnh trên cho thấy Đức Phật, chẳng khác nào như một vị lương y trước khi chữa bệnh phải biết rõ căn bịnh (Khổ đế), xác định nguyên nhân của bịnh (Tập đế), diễn tả trạng thái khi lành bịnh (Diệt đế), và cách thức trị bịnh (Đạo đế).

Đức Phật nhận định : Khổ là tất cả những cái phiền não trên thế gian này mà con nguời phải gánh, không lúc này thì cũng lúc khác. Vì nguyên lý vô thường mà tất cả mọi hình thức khoái lạc dù là hạnh phúc hay đau khổ cũng đều bị biến đổi và hủy diệt và tất cả mọi hình thức hiện hữu đều mang mầm mống bất mãn, khổ đau.

Vì thế Đức Phật lại nói rằng : Không thể lường được đâu là khởi thủy của vòng luân hồi và từ đâu chúng sanh bắt đầu kiếp sống. Có điều chắc chắn là họ đã bị trầm luân sinh tử vì vô minh và ái dục.

Đức Phật nói tiếp : Chính vì đau khổ nên con người cố nỗ lực tìm kiếm khoái lạc mà không biết rằng chính họ sẽ bị khoái lạc lừa đảo phản bội, để rồi càng tìm kiếm khoái lạc con người càng thất vọng và cứ thế họ chìm đắm trong bể trầm luân.

Đức Phật khuyên : Con người còn khổ là vì họ còn chấp thân này là thật. Thân này là của Ta. Vì sự chấp ngã mê lầm này mà con người phải chịu cái khổ lớn nhất trong vòng sinh tử luân hồi. Vô minh là cội nguồn của Tham, Sân, Si để dẫn dắt con người tạo ra nghiệp mà phải tái sanh, lãnh chịu quả khổ. Do đó Trung Đạo là con đường tu luyện thực nghiệm tâm linh để phá bỏ sự hôn mê, vứt bỏ được vô minh và kiến tạo trí tuệ, để trừ các ác pháp thì sẽ không còn khổ.

Đức Phật đã để lại Tứ diệu đế như một sự thực tập, nhằm giúp con người tự mình thoát ra khỏi mọi phiền não khổ đau, đi đến niềm hạnh phúc an lạc. Đích thực của Tứ diệu đế không phải là một lý thuyết, mà là một công trình thực tập. Tứ diệu đế không chỉ là nguyên tắc của sự thực tập, mà là bản thân của sự thực tập giúp ta giải thoát khỏi nguồn gốc của mọi phiền não khổ đau.

 

Về Menu

khổ đế kho de tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Về Thái Bình Chùa Tây Khánh tưởng niệm BÃo Trang nghiêm tưởng niệm Tổ sư Minh đò lợi ích của thiền vipassana cho bản thân Ăn chay giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến 五戒十善 簡単便利 戒名授与 水戸 thuat ngu kasaya phien nao làm giàu như thế nào để không mất 迴向 意思 別五時 是針 皈依是什么意思 築地本願寺 盆踊り 饒益眾生 Sống bình an và hiến tặng bình an おりん 木魚のお取り寄せ 饿鬼 描写 度母观音 功能 使用方法 七五三 大阪 いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 Chia nhỏ bữa ăn giúp ăn ngon miệng và tuc ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう お仏壇 お供え 曹村村 色登寺供养 随喜 仏壇 おしゃれ 飾り方 phat 二哥丰功效 こころといのちの相談 浄土宗 墓地の販売と購入の注意点 市町村別寺院数 金宝堂のお得な商品 Đôi điều chưa biết về Nhà hàng ไๆาา แากกา 飞来寺 อธ ษฐานบารม อธ ษฐานบารม quên 即刻往生西方 Giáo đoàn III tưởng niệm Trưởng lão 精霊供養 Những di tích lịch sử văn hóa liên quan 己が身にひき比べて 梁皇忏法事 천태종 대구동대사 도산스님 dạ co nen dat ten mon chay gia man hay khong Ï