Đứng trước sự khổ đau của nhân loại, Đức Phật mới phân tích để tìm ra cái Khổ và cội nguồn dẫn đến những cảnh Khổ nầy
Khổ đế

.
Tứ Diệu Đế là bài giảng của Đức Phật cho năm nguời đệ tử đầu tiên, để chuyển bánh xe pháp, tại Bồ Đề Đạo Tràng, sau khi thành đạo. Đây là một giáo lý cao siêu, mà Ngài đã tìm ra sự thật về cuộc đời là sanh, già, bịnh, chết và những phiền não thường trực trong lòng mỗi người.

Đứng trước sự khổ đau của nhân loại, Đức Phật quan sát cái Khổ, cội nguồn dẫn đến những cảnh Khổ và tìm ra cách tận diệt những mầm mống khổ, một khi cái khổ không còn nữa, thì mới có thể đi tới sự giải thoát.

Qua hình ảnh trên cho thấy Đức Phật, chẳng khác nào như một vị lương y trước khi chữa bệnh phải biết rõ căn bịnh (Khổ đế), xác định nguyên nhân của bịnh (Tập đế), diễn tả trạng thái khi lành bịnh (Diệt đế), và cách thức trị bịnh (Đạo đế).

Đức Phật nhận định : Khổ là tất cả những cái phiền não trên thế gian này mà con nguời phải gánh, không lúc này thì cũng lúc khác. Vì nguyên lý vô thường mà tất cả mọi hình thức khoái lạc dù là hạnh phúc hay đau khổ cũng đều bị biến đổi và hủy diệt và tất cả mọi hình thức hiện hữu đều mang mầm mống bất mãn, khổ đau.

Vì thế Đức Phật lại nói rằng : Không thể lường được đâu là khởi thủy của vòng luân hồi và từ đâu chúng sanh bắt đầu kiếp sống. Có điều chắc chắn là họ đã bị trầm luân sinh tử vì vô minh và ái dục.

Đức Phật nói tiếp : Chính vì đau khổ nên con người cố nỗ lực tìm kiếm khoái lạc mà không biết rằng chính họ sẽ bị khoái lạc lừa đảo phản bội, để rồi càng tìm kiếm khoái lạc con người càng thất vọng và cứ thế họ chìm đắm trong bể trầm luân.

Đức Phật khuyên : Con người còn khổ là vì họ còn chấp thân này là thật. Thân này là của Ta. Vì sự chấp ngã mê lầm này mà con người phải chịu cái khổ lớn nhất trong vòng sinh tử luân hồi. Vô minh là cội nguồn của Tham, Sân, Si để dẫn dắt con người tạo ra nghiệp mà phải tái sanh, lãnh chịu quả khổ. Do đó Trung Đạo là con đường tu luyện thực nghiệm tâm linh để phá bỏ sự hôn mê, vứt bỏ được vô minh và kiến tạo trí tuệ, để trừ các ác pháp thì sẽ không còn khổ.

Đức Phật đã để lại Tứ diệu đế như một sự thực tập, nhằm giúp con người tự mình thoát ra khỏi mọi phiền não khổ đau, đi đến niềm hạnh phúc an lạc. Đích thực của Tứ diệu đế không phải là một lý thuyết, mà là một công trình thực tập. Tứ diệu đế không chỉ là nguyên tắc của sự thực tập, mà là bản thân của sự thực tập giúp ta giải thoát khỏi nguồn gốc của mọi phiền não khổ đau.

 

Về Menu

khổ đế kho de tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Mộng Câu thơ cúi hái bên đường hài cốt hòa thượng chôn mấy chục năm Thịt đỏ làm tăng nguy cơ bệnh đường tren doi nay co may ai hanh phuc 05 đưa tâm về nhà phần 1 suc manh cua su tu hanh Xét nghiệm máu giúp dự đoán Alzheimer cÃÆy Gánh nước giếng quêthơm thảo với giao y nghia mot so phap khi phat giao những lợi ích của việc tin và sống hấp dẫn mỗi chúng ta cho mot nen dao duc toan cau Niệm Phật Rau củ quả giúp cai thuốc lá hiệu quả lời phật dạy về địa vị bậc chân dung mang da dat o trong tam 心中有佛 Thiền có thể thay thế thuốc giảm đau Nên ăn nhiều rau củ quả để giảm dai su khong hai cẫm 無我 ty gia lß Thoà t 忉利天 Nhờ thờ Phật mà thoát khổ ý nghĩa của bố thí và từ thiện than thuong chiec ao mau lam me day con gai hanh phuc la biet uoc muon vua du Điều お仏壇 通販 Đậu hủ kho rau răm triết lý nhẹ nhàng trong âm nhạc của trí tuệ sinh mệnh của đạo phật Tình mẹ thiêng liêng lắm Cách chế biến mứt cà chua táo chín NhÃ Æ 6 cách giúp bạn phòng ngừa cảm Ăn gạo lứt sẽ tốt cho sức khỏe của ban co biet quên that hanh phuc khi ca gia dinh cung theo dao phat Thử nghề mot ky quan cua myanmar chương viii sáu lá thư và cuộc khủng Lược khảo về quan hệ thầy trò trong