Đứng trước sự khổ đau của nhân loại, Đức Phật mới phân tích để tìm ra cái Khổ và cội nguồn dẫn đến những cảnh Khổ nầy
Khổ đế

.
Tứ Diệu Đế là bài giảng của Đức Phật cho năm nguời đệ tử đầu tiên, để chuyển bánh xe pháp, tại Bồ Đề Đạo Tràng, sau khi thành đạo. Đây là một giáo lý cao siêu, mà Ngài đã tìm ra sự thật về cuộc đời là sanh, già, bịnh, chết và những phiền não thường trực trong lòng mỗi người.

Đứng trước sự khổ đau của nhân loại, Đức Phật quan sát cái Khổ, cội nguồn dẫn đến những cảnh Khổ và tìm ra cách tận diệt những mầm mống khổ, một khi cái khổ không còn nữa, thì mới có thể đi tới sự giải thoát.

Qua hình ảnh trên cho thấy Đức Phật, chẳng khác nào như một vị lương y trước khi chữa bệnh phải biết rõ căn bịnh (Khổ đế), xác định nguyên nhân của bịnh (Tập đế), diễn tả trạng thái khi lành bịnh (Diệt đế), và cách thức trị bịnh (Đạo đế).

Đức Phật nhận định : Khổ là tất cả những cái phiền não trên thế gian này mà con nguời phải gánh, không lúc này thì cũng lúc khác. Vì nguyên lý vô thường mà tất cả mọi hình thức khoái lạc dù là hạnh phúc hay đau khổ cũng đều bị biến đổi và hủy diệt và tất cả mọi hình thức hiện hữu đều mang mầm mống bất mãn, khổ đau.

Vì thế Đức Phật lại nói rằng : Không thể lường được đâu là khởi thủy của vòng luân hồi và từ đâu chúng sanh bắt đầu kiếp sống. Có điều chắc chắn là họ đã bị trầm luân sinh tử vì vô minh và ái dục.

Đức Phật nói tiếp : Chính vì đau khổ nên con người cố nỗ lực tìm kiếm khoái lạc mà không biết rằng chính họ sẽ bị khoái lạc lừa đảo phản bội, để rồi càng tìm kiếm khoái lạc con người càng thất vọng và cứ thế họ chìm đắm trong bể trầm luân.

Đức Phật khuyên : Con người còn khổ là vì họ còn chấp thân này là thật. Thân này là của Ta. Vì sự chấp ngã mê lầm này mà con người phải chịu cái khổ lớn nhất trong vòng sinh tử luân hồi. Vô minh là cội nguồn của Tham, Sân, Si để dẫn dắt con người tạo ra nghiệp mà phải tái sanh, lãnh chịu quả khổ. Do đó Trung Đạo là con đường tu luyện thực nghiệm tâm linh để phá bỏ sự hôn mê, vứt bỏ được vô minh và kiến tạo trí tuệ, để trừ các ác pháp thì sẽ không còn khổ.

Đức Phật đã để lại Tứ diệu đế như một sự thực tập, nhằm giúp con người tự mình thoát ra khỏi mọi phiền não khổ đau, đi đến niềm hạnh phúc an lạc. Đích thực của Tứ diệu đế không phải là một lý thuyết, mà là một công trình thực tập. Tứ diệu đế không chỉ là nguyên tắc của sự thực tập, mà là bản thân của sự thực tập giúp ta giải thoát khỏi nguồn gốc của mọi phiền não khổ đau.

 

Về Menu

khổ đế kho de tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

an chay phÃƒÆ Ba vị danh Ni tiêu biểu trong tiến trình tu vi boi nguon Bông hồng cho tình mẫu tử gia tri dich thuc cua cuoc song dat tổng chua buu phuoc 止念清明 轉念花開 金剛經 Lễ giỗ Tổ Bồ Đề Đạt Ma tại Trúc Chùm ảnh đặc biệt Hòa thượng Thích Đang mang thai mà bị cảm cúm nguy hại ra cÃ Æ n duc phat khong tu dau den va cung khong di ve dau dối hồ Đi tìm gốc tích vua Lý Thái Tổ kỳ 3 四念处的修行方法 vài nét về thiền vipassana tại việt nam kính lễ tưởng niệm thánh tử đạo nhat phap toi Pha trà Masala Chai Ấn Độ nhung hinh anh dep cua dl phat giao chao mung 1000 thiền minh sát trong ứng dụng huyen dieu vo uu diễu hành xe đạp hướng về ngày phật cuoc doi thanh tang ananda phan 天地八陽神咒經 詞典 vì sao người lương thiện lại gặp vì sao tôi dạy con mình niệm phật Mệt rồi ư tuyển tập 10 bài số 134 Ấn Hoại Văn Thành Khuôn in hoại rồi lội Sơ lược tiểu sử Ni trưởng Thích Nữ sơ lược sự khác biệt giữa thiền đỉnh cao kim cổ Ăn Dự cảm về ngũ tịnh nhục loại thịt Hai tác phẩm của Bùi Giáng lần đầu vai suy nghi ve tam va thuc chùa xá lợi nếu trí tuệ không có đạo đức soi