Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng thường được dùng làm nguyên liệu trong các món ăn hàng ngày. Trái vị đắng nên số người dùng được không nhiều. Song, đằng sau vị đắng của khổ qua là phương thuốc tuyệt vời chữa được nhiều bệnh.

Khổ qua làm thuốc

khoqua1.jpg

Khổ qua - Ảnh: Internet

Từ xa xưa, khổ qua đã là phương thuốc truyền miệng được nhiều người sử dụng. Trời nóng oi bức, cơ thể các bé nổi đầy rôm sảy, chỉ cần tắm khổ qua là hết. Cách tắm chữa bệnh như sau: dùng hai-ba trái khổ qua, bỏ ruột, xắt nhỏ, giã nhuyễn, dùng vải mùng vắt lấy nước cốt, sau đó pha nước ấm tắm cho bé. Chỉ trong từ hai-ba ngày, lượng rôm sảy trên toàn thân “lặn” đi thấy rõ. 

Để chữa ho, chỉ cần nấu từ một-hai trái khổ qua ăn mỗi ngày, cơn ho giảm dần. Nếu thấy sau một-hai ngày, cơn ho không thuyên giảm, mà ngày càng tăng, chứng tỏ đã nhiễm trùng có nguy cơ cao viêm phế quản, viêm phổi cần đi bác sĩ chuyên khoa để điều trị bằng kháng sinh, kháng viêm. Hạt khổ qua dùng để chữa viêm họng, chỉ cần nhai hạt khổ qua cho nát, nhả xác, nuốt nước sẽ thấy đỡ đau.

Khổ qua có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và trừ mụn nhọt, vì thế những ai bị nổi mụn nên ăn khổ qua để có làn da láng mịn như ý.

Hiện nay, nhiều bệnh nhân tiểu đường quan tâm đển khổ qua vì công dụng trị bệnh của nó. Thực chất, khổ qua chỉ hỗ trợ quá trình điều trị tiểu đường, ngăn ngừa biến chứng của bệnh nhờ công dụng giống như insulin điều hòa lượng đường trong máu. Tốt nhất nên dùng khổ qua dạng trái tươi. Nhưng ngày nay cũng có khổ qua dạng trà tiện dụng. Trà khổ qua làm từ khổ qua xắt mỏng, phơi khô, hãm như hãm trà uống mỗi ngày, vừa ổn định nồng độ đường trong máu, vừa có công dụng an thần, hỗ trợ tiêu hóa.

Khổ qua “dễ tính”, không đòi hỏi nhiều đất nên có thể trồng trong chậu hoặc cho leo hàng rào. Đất tốt, khổ qua cho trái to và dài, đất cằn cho trái nhỏ. Nếu trong nhà có người bị bệnh tiểu đường chỉ cần trồng hai-ba dây khổ qua là có đủ “thuốc” để dùng mỗi ngày. Khi cây cho trái ít đi, hãy tận dụng cả dây và lá xắt nhỏ, phơi khô làm trà. Dây và lá khổ qua cũng có công dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường.

Lưu ý: Ăn nhiều khổ qua ảnh hưởng hấp thu canxi có trong thức ăn.

Tịnh An  (PNCN)


Về Menu

Khổ qua làm thuốc

佛教算中国传统文化吗 さいたま市 氷川神社 七五三 phat 弘忍 曹洞宗 歌 hóa thân của lạt ma yeshe ไๆาา แากกา 山風蠱 高島 Không hẳn lúc nào cũng là thuốc kháng 印光 菩提心者 其力甚大 浄土宗 2006 饿鬼 描写 ก จกรรมทอดกฐ น 市町村別寺院数順位 オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ 荐拔功德殊胜行 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 別五時 是針 築地本願寺 盆踊り 供灯的功德 五戒十善 tuc こころといのちの相談 浄土宗 å thiêng 鎌倉市 霊園 佛教書籍 文殊 อธ ษฐานบารม いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 陈光别居士 nỗ りんの音色 คนเก ยจคร าน 父母呼應勿緩 事例 Tại sao nên trị đau đầu bằng ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう 佛教教學 楞嚴經全文翻譯白話文及全文 佛经讲 男女欲望 色登寺供养 随喜 飞来寺 簡単便利 戒名授与 水戸 おりん 木魚のお取り寄せ 皈依是什么意思 佛教中华文化 梁皇忏法事 墓 購入 香炉とお香 ส วรรณสามชาดก Quảng ngữ của Quốc sư Tuệ Trung イス坐禅のすすめ