Thuốc kháng sinh đúng là một trong các mặt mạnh của Tây y khi phải đối phó với bệnh bội nhiễm. Trong đa số trường hợp, bệnh bội nhiễm không có cách nào khác. Tuy vậy, huy chương này cũng có hai mặt.

	Không hẳn lúc nào cũng là thuốc kháng sinh

Không hẳn lúc nào cũng là thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh đúng là  một trong các mặt mạnh  của Tây y khi phải đối   phó với bệnh bội nhiễm. Trong đa số trường hợp, bệnh bội nhiễm không có cách nào khác. Tuy vậy, huy chương này cũng có hai mặt. Chính vì thế mà ngành y tế luôn luôn cảnh báo về việc lạm dụng thuốc kháng sinh. Một mặt vì thuốc kháng sinh khi hủy diệt cấu trúc của vi khuẩn khó tránh không gây tác hại trên tế bào lành mạnh và trên nhiều chức năng khác. Thuốc kháng sinh nào do đó cũng có phản ứng phụ, thường khi trước mắt trên đường tiêu hóa, trên da … và về lâu về dài trên nhiều chức năng khác, từ hệ tạo huyết bước qua hệ thần kinh. Mặt khác, vi khuẩn rất dễ lờn thuốc kháng sinh nhờ nhiều cơ chế biến thể tinh ma nếu như dùng thuốc không đúng cách, sai liều, trật lượng. Hậu quả là thầy thuốc tuy biên toa đúng thuốc nhưng hiệu quả lại chẳng được bao nhiêu vì thuốc kháng sinh uống vào cuối cùng chỉ là gánh nặng của lá gan, trái thận.

Một trường hợp điển hình là vi khuẩn Helicobacter trong bệnh viêm loét dạ dày. Từ khi phát hiện loại vi khuẩn ném đá giấu tay khiến viêm loét dạ dày dễ tái phát khiến ổ loét lâu lành dù bệnh nhân uống đúng thuốc, thầy thuốc khắp nơi đã tập trung vào việc điều trị bằng hợp chất clarithromycine, amoxcycline và omeprazole. Việc điều trị rốt ráo loại vi khuẩn này là đúng vì Helicobacter, theo nhiều công trình nghiên cứu trong thời gian gần đây, là nhân tố đáng nghi ngờ thậm chí trong nhiều bệnh ung thư trên và ngoài đường tiêu hóa. Hiệu quả với công thức này cũng rất cao, nhưng lại không cao như mong muốn ở nước mình mới kẹt. Vấn đề chỉ là, đặc biệt ở nước ta, nơi thuốc kháng sinh nhiều khi dễ mua hơn mua ổ bánh mì, không ít bệnh nhân đã lờn nhóm thuốc kháng sinh kể trên. Nói cách khác, nếu chỉ áp dụng phương pháp điều trị bằng thuốc kháng sinh thì nhiều bệnh nhân tuy uống thuốc cả tháng nhưng đau vẫn hoàn đau vì vi khuẩn trơ trơ như đá, vững như đồng! Khổ hơn nữa cho nhiều bệnh nhân là lại tiếp tục “bị” điều trị nhiều tháng với phác đồ không đổi, tiếp tục bị hành hạ với chuyện nội soi, nhưng để rồi tiền mất mà tật vẫn mang vì vi khuẩn coi thuốc không ra gì!

Đáng tiếc cho nhiều bệnh nhân vì các nhà nghiên cứu đã phát hiện từ lâu tác dụng kháng khuẩn Helicobacter trên cơ chế sinh học của nhiều hoạt chất trong cây thuốc như curcumin trong nghệ, allicin trong tỏi, EGCG trong trà xanh… Đáng tiếc hơn nữa là kết quả nghiên cứu trên lâm sàng cho thấy nhiều trường hợp được điều trị khả quan khi thầy thuốc kết hợp các hoạt chất nêu trên trong phác đồ điều trị. Nếu tưởng đây là chuyện bên Đông thì lầm. Các thành phần hoạt chất vừa kể hiện đang được áp dụng rất phổ biến ở các nước châu Âu bởi thầy thuốc Tây y. Tác dụng của hoạt chất thực vật nếu so sánh với thuốc kháng sinh, tuy có phần hòa hoãn hơn, nghĩa là bệnh nhân phải kiên nhẫn hơn, nhưng hiệu năng không kém lại thêm ít có phản ứng phụ trong suốt liệu trình. Liệu pháp này vì thế là lối thoát cho bệnh nhân hoặc vì lờn thuốc kháng sinh, hay vì cơ tạng suy yếu nên chịu không nổi tác dụng quá mạnh của thuốc kháng sinh, hay vì lý đơn giản hơn nhiều nhưng thực tiễn, vì không đủ tiền để theo đuổi liệu pháp làm thủng hầu bao với thuốc kháng sinh phải dùng nhiều ngày. Chắc quý thính giả cũng đồng ý là y khoa không thể tách rời với yếu tố kinh tế nếu muốn đúng nghĩa nhân bản.

Đông y không đồng nghĩa với biện pháp cuối cùng khi Tây y đã bó tay. Không nên theo quan niệm áp dụng hoạt chất trong cây thuốc như giải pháp hạng nhì sau khi chữa không xong với Tây y. Chính vì quan điểm như thế mà bệnh nhân và cả thầy thuốc mất quá nhiều thời giờ, nghĩa là công sức và tốn kém trong cuộc chiến chống bệnh tật. Trái lại, Đông y là phương tiện nên được vận dụng một cách linh động trên tinh thần kết hợp với Tây y càng sớm càng tốt, càng nhuần nhuyễn càng hay. Khó chỉ ở chỗ chưa có nhiều thầy thuốc chịu kết hợp Đông Tây y ở nước mình!

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng


Về Menu

Không hẳn lúc nào cũng là thuốc kháng sinh

蒋川鸣孔盈 りんの音色 每年四月初八 Chợ tuc ก จกรรมทอดกฐ น Thế 佛教教學 元代 僧人 功德碑 Điều trị ADHD Thuốc không phải giải Vấn Ï Năm mới giã³ PhÃÆp 雷坤卦 màu Đọc kinh sám hối tham thiền vムさいたま市 氷川神社 七五三 お仏壇 お供え 一日善缘 pháp 仏壇 おしゃれ 飾り方 thông ประสบแต ความด 藥師如來琉璃光經文解說 Ngày ăn chay Việt Nam Tại sao không อธ ษฐานบารม Tin phat buổi gặp gỡ đầu tiên 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 佛经讲 男女欲望 おりん 木魚のお取り寄せ 文殊 霊園 横浜 梁皇忏法事 thời pháp thuyết giảng cho một cụ già an tru hai dao tam linh いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 au vu lan hoi me tu bao gio 陈光别居士 飞来寺 Tháng Bảy đi qua hÃn 川井霊園