Tin Phật, tin Pháp khá dễ nhưng tin Tăng khó khăn hơn rất nhiều Người Phật tử luôn kiến thiết niềm tin với nền tảng trí tuệ Hãy tránh xa cực đoan, loại bỏ thành kiến, tin chắc bản thể Tăng già luôn hòa hợp và thanh tịnh để có nơi nương tựa mà nỗ lực nhằ
Không tin Tăng có thất kính với Tam bảo?

Tin Phật, tin Pháp khá dễ nhưng tin Tăng khó khăn hơn rất nhiều. Người Phật tử luôn kiến thiết niềm tin với nền tảng trí tuệ. Hãy tránh xa cực đoan, loại bỏ thành kiến, tin chắc bản thể Tăng-già luôn hòa hợp và thanh tịnh để có nơi nương tựa mà nỗ lực nhằm hoàn thiện chính mình.
HỎI:

Tôi có người bạn rất kính tin Phật, làm nhiều việc thiện nhưng lại không kính tin chư Tăng, thậm chí còn nói một số lời lẽ không tốt về chư Tăng. Tôi có nói với bạn rằng, nhờ chư Tăng gìn giữ và lưu truyền Chánh pháp nên ngày nay chúng ta mới có Phật pháp mà tu học.

Do đó, nếu kính tin Phật rồi thì không nên có những suy nghĩ và lời nói như thế, sẽ thất kính với Tam bảo, là có tội. Không biết quan điểm của tôi đã đúng với Chánh pháp hay chưa? Mong được quý Báo sẻ chia.

(THÀNH TÂM, thanhtam121261@gmail.com)

ĐÁP:

Bạn Thành Tâm thân mến!

Quay về, nương tựa Tam bảo (Phật-Pháp-Tăng) là pháp tu căn bản cho tất cả bốn chúng đệ tử Phật. Không chỉ hàng tại gia mà ngay hàng xuất gia cũng phải nương tựa Tăng. Có thể nói, đánh mất niềm tin vào Tăng bảo thì không thể tiến tu và chứng đạt các quả vị giải thoát.

Tăng đây chính là nói tắt của Tăng-già (Sangha), đoàn thể gồm bốn vị Tỳ-kheo (Tỳ-kheo-ni) trở lên, tu tập Chánh pháp, sống hòa hợp và thanh tịnh. Tăng hoàn toàn không phải là cá nhân của một vị Tăng (Ni) nào. Mỗi vị Tăng (Ni) có thể khiếm khuyết về giới luật, oai nghi, thân khẩu ý chưa thanh tịnh nhưng Tăng-già thì luôn hòa hợp và thanh tịnh. Không phân biệt được giữa Tăng-già và cá nhân Tăng (Ni) là một nhầm lẫn tai hại, ảnh hưởng tiêu cực lên sự nghiệp tu hành của chính bản thân mình.

Thẳng thắn mà nói, hiện có một số cá nhân Tăng (Ni) chưa xứng đáng, khuyết hoặc phạm giới. Y theo Chánh pháp, vị nào chưa tốt thì chúng ta không thân cận học hỏi, không lễ bái và cúng dường. Hẳn ai cũng biết câu “Phật tử quy y Tăng, không quy y thầy tà, bạn xấu”. Rõ ràng là có thầy tà, bạn xấu và chúng ta không quy y họ, chỉ quy y thầy chánh, bạn tốt mà thôi.

Ngay đây chúng ta đã thấy rõ sự thật, bản thể Tăng-già thì không có tốt xấu, chỉ có cá nhân Tăng (Ni) mới có tốt xấu. Từ thời Thế Tôn còn tại thế cho đến ngày nay, hiện tượng Tăng (Ni) có tốt xấu vẫn liên tục xảy ra. Phật tử luôn lấy Chánh tín làm đầu. Chúng ta thiết lập niềm tin thanh tịnh vào Tam bảo, có quyền không kính tin cá nhân một vị Tăng (Ni) nào đó, nhưng không kính tin Tăng-già là một sự thiệt thòi. Chúng ta vẫn có quyền ‘nói một số lời lẽ không tốt’ về cá nhân một vị Tăng (Ni) nào đó khi họ thực sự không tốt, nhưng nói không tốt về Tăng-già thì ‘sẽ thất kính với Tam bảo, là có tội’.

Mặt khác, có một vấn đề rất quan yếu mà Phật tử chúng ta ít khi đặt ra để quán chiếu, suy ngẫm. Đó là tự vấn, tại sao ta chỉ toàn gặp những vị Tăng (Ni) không tốt, không hoan hỷ vừa ý, trong khi các vị Tăng (Ni) đức độ, tài giỏi, vị tha hiện đang hành đạo khắp nơi rất nhiều? Phải chăng nhân duyên của ta với Tăng bảo chưa sâu dày, hay nghiệp chướng của ta còn nặng nề nên gặp toàn chướng duyên, nghịch cảnh khiến cho trái ý, nghịch lòng?

Quan trọng nhất là, tại sao khi gặp vị Tăng (Ni) không tốt thì tâm kính tin của ta nhanh chóng thối thất nhưng lúc gặp được những vị Tăng (Ni) tài đức thiện lành thì không sinh tâm hoan hỷ, tín tâm của ta lại không tăng thêm để bù vào thối thất trước đây? Thành ra, đi càng lâu trên đường đạo mà nếu không khéo tự vấn và quán niệm như thế thì tín tâm vào Tăng bảo ngày càng suy giảm, tuột dốc thảm hại.

Khi niềm tin vào người tu hành bị suy giảm thì ta không còn tha thiết với thực hành đạo đức, giữ giới, tu thiện, giúp người. Chính bản thân ta cũng tuột dốc về đạo đức và cả sự nghiệp. Do đó, những ai đã đánh mất hay suy giảm niềm tin với Tăng-già thì trước hãy nhanh chóng sám hối, kế cần thực hành pháp “Niệm Tăng” đúng như pháp và thuần thục để vực dậy niềm tịnh tín Tăng bảo.

Tin Phật, tin Pháp khá dễ nhưng tin Tăng khó khăn hơn rất nhiều. Người Phật tử luôn kiến thiết niềm tin với nền tảng trí tuệ. Hãy tránh xa cực đoan, loại bỏ thành kiến, tin chắc bản thể Tăng-già luôn hòa hợp và thanh tịnh để có nơi nương tựa mà nỗ lực nhằm hoàn thiện chính mình.

Chúc bạn tinh tấn!
 
Bài viết: "Không tin Tăng có thất kính với Tam bảo?"
Nguồn: giacngo.vn

Về Menu

không tin tăng có thất kính với tam bảo? khong tin tang co that kinh voi tam bao tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

新西兰台湾佛寺 网易 Ï the デイスク回入と回出の意味 Vấn 盂蘭盆会 応慶寺 五痛五燒意思 hieu roi moi buoc se that thenh thang 国家能源集团招聘 Ly 关于暑期收获的作文 อาจารอเกว 禅の旋 虹の橋 các vuot vÃ çƒ¹ä½ ç trÕ 乾九 lang ngam ky quan phat giaoco xua bac nhat the 礼佛敬香反义词 å å å º ä äº ä 佛家说身后是什么意思 Vài nét về sơ tổ sáng lập dòng 栃木県寺院数 多彩的活动作文六年级 生日快乐 丢失菩提心的因缘 八卦山圖書館 3 không khi dùng sữa tươi åœ å æ³ 大学生贫困证明 an ủi lớn nhất của đời người là 僧人心態 淨行品全文 hay song cho het minh vi cuoc doi nay rat mong ç ç เพรงดนต ฟ 楞嚴咒 福袋 法鼓山聖嚴法師教學 Bồ tát giữa Sài Gòn Dăm 烹佛祖 原子电负性的影响因素 分享的作文素材 仏壇のお祝いセット