Ngẫm nghĩ, mỗi người đều có số mạng Cả đời lam lũ, vất vả tận tuỵ nuôi giữ con, bây giờ lại cực khổ ngày đêm giữ thêm chó nữa Nhưng nhằm nhò gì Nuôi con cực khổ tới đâu còn được mà, hà huống gì nuôi thêm một con chó
Khuyển Sư hay Khổ Tâm?

Ngẫm nghĩ, mỗi người đều có số mạng. Cả đời lam lũ, vất vả tận tuỵ nuôi giữ con, bây giờ lại cực khổ ngày đêm giữ thêm chó nữa. Nhưng nhằm nhò gì! Nuôi con cực khổ tới đâu còn được mà, hà huống gì nuôi thêm một con chó?
Có ông bạn, vợ con đều vừa ý, gia đạo êm ấm hạnh phúc. Hạnh phúc khi còn ở Việt nam, chạy qua đây vẫn tiếp tục hạnh phúc. Mọi ước mơ trong đời đều thành tựu cả. Cô vợ một mực đảm đang công việc trong ngoài, nâng khăn sửa gối, chia xẻ ngọt bùi từ lúc mới quen nhau tới bây giờ. Con cái học hành tới nơi tới chốn. Đứa lớn mới tốt nghiệp đại học, và tiếp tục tranh thủ vừa học vừa làm, để ra bác sĩ. Đứa nhỏ thông minh, học giỏi, điểm cao. Từng đứng nhứt lớp trong nhiều năm. Đùng một cái, đứa nhỏ tự nhiên quay 180 độ. Dự định thay đổi hướng đi đã vạch sẳn, nghe nói còn dự định đi tu nữa. Sau đó nó bắt đầu rầm lặng, ít nói.

Không khí trong nhà trở nên nặng nề. Mọi người đều quan tâm đặc biệt đến nó nhiều hơn.

Một hôm, trong bửa ăn tối sum hợp và quan trọng của gia đình, nhỏ út nhìn ba-mẹ, khoanh tay lễ phép thưa hỏi:

"Kính thưa ba-má, trước nhất, con cảm ơn sự tận tâm chăm sóc của ba-má. Lúc nào con cũng kính thương, nhớ ơn công đức dưỡng nuôi của ba-má. Con luôn cung kính ba-má ngang hàng với vị Phật sống. Con noi theo gương ba-má, tập đi chùa làm phước. Nhưng con muốn thể hiện bằng hành động cụ thể. Vì vậy, tuần tới, con xin ba-má cho con được đón nhận một thành viên mới về chung sống với gia đình mình".

Người chồng nhìn cô vợ, nhanh chóng vội vàng lên tiếng:

- Con là con của ba-má, con muốn gì cũng được. Ba-má sẳn sàng chiều theo sở thích của con, miễn sao con tiếp tục học hành, cố gắng lo tương lai hạnh phúc cho đời con. Ba-má già rồi, ngày nào thấy tụi con an cư lạc nghiệp, thì ba-má mới yên lòng.

Rồi mọi người vui vẻ thưởng thức những món ngon thuần tuý Việt nam, do chính bàn tay khéo léo của người nội trợ, người vợ và người mẹ lý tưởng thực hiện.

Độ bảy ngày sau, một chiếc xe hơi đời mới đậu trước nhà. Hai nhân viên mặc quần áo rất lịch sự bước ra, dẫn theo một con chó nữa. Họ đến để chuyển giao quyền sở hữu cho gia đình này. Theo luật pháp hiện hành, từ nay về sau, gia đình này phải hoàn toàn chịu trách nhiệm dưỡng nuôi, chăm nôm, dạy dỗ nó.

Ôi cha, trong gia đình, thấy con chó kháo khỉnh, màu sắc tinh xảo đều vui vẻ vuốt ve nựng nịu.

Tối hôm đó, một buổi hợp đặc biệt được nhỏ út triệu tập, bàn về việc đặt tên cho con chó. Vì ở xứ này, chó cũng có tên riêng của nó. Không ai được quyền kêu chó này chó nọ.

Tinh thần buổi hợp hết sức dân chủ và vô cùng thoải mái. Cuối cùng đi đến kết quả, mọi người đều đồng ý đặt tên là: Queenland-Luxabu.

Dân Úc, hay dân da trắng, thật thông minh đáo để. Nhờ áp dụng khoa học hiện đại, có thể nắm hết lý lịch của người dân mà không cần điều tra xét hỏi. Bên bộ phận phát hành khuyển nhi, họ đã mướn cơ quan an ninh, truy nguyên phụ thân của Queenland-Luxabu là gốc Mỹ. Cha nó đến Úc không phải bằng đường vượt biên, mà đi diện hôn nhân tạp chủng. Hồi đó, Cha-Mẹ nó gặp nhau trong một trường hợp ngẫu nhiên, đầy thơ mộng. Mẹ nó là dân Úc chính thống, đi du lịch qua Chicago.

Hai người gặp nhau trong một đêm lang thang mưa tầm gió lạnh. Vì đồng cảnh ngộ và cùng cảm xúc, tình yêu bắt đầu chớm nở và bùng phát. Sau đó, họ quyết định đi đến hôn nhân. Đám cưới của họ rất linh đình, không thua kém những anh-chị khuyển nhi khác.Nước Út là xứ nữ hoàng, chồng theo vợ là điều bắt buộc. Cha Queenland-Luxabu.theo Mẹ định cư ở Sydney và hạ sinh nó tại đây.

Mới đầu trong nhà không ai tin, kể cả đứa con gái út. Thành thử gia đình đã bỏ ra mớ tiền, nhờ cơ quan điều tra xét nghiệm DNA nữa kìa. Cơ quan điều tra khẳng định, Queenland-Luxabu thực sự có dòng máu Mỹ - Úc trong mình. Nội thủ tục làm giấy khai sinh, chạy chọt đầu này chỗ nọ tốn thêm chút đỉnh nữa. Đương nhiên, phải ghi rõ lý lịch trích ngang nguồn gốc cha-mẹ, ngày sinh tháng đẻ, và nơi chào đời nữa chớ. Đến ngày sinh nhựt, dân 'khuyển sư' còn gởi thiệp chúc mừng nữa mà.

Nghe tới đây, tôi tự vỗ đùi, chắt lưỡi, nể phục quá chừng! Chỉ những quốc gia văn minh như Úc mới có. Bằng hệ thống quản lý hộ tịch hộ khẩu tân tiến, thật tình họ nắm hết hà. Chó của ai sinh ở đâu, Cha-mẹ thuộc thành phần bình dân lao động, hay tri thức đại gia, họ đều biết ráo.

Gần đây nghe nói, một bộ phận đang đệ đơn khiếu nại cơ quan an sinh xã hội. Họ đòi tiền nghĩ hộ sản cho mấy chị khuyển nhi, trong khi mang thai, hoặc sau lúc khai hoa nở nhuỵ. Những thành phần này chưa được chính phủ hay thân chủ quan tâm đúng mức. Bởi vì khuyển nhi cũng mang nặng đẻ đau chớ bộ. Thay vì chín tháng mười ngày như con người, chó lại ít tốn thời gian hơn. Hy vọng vụ kiện này kết thúc sớm, để từ nay về sau, những gia đình chó có con đông, sẽ được hưởng khoản trợ cấp chính đáng.

Ở Úc, đồ chó ăn mắc hơn đồ người ăn; Một khẩu phần điểm tâm cho chó, mắc hơn khẩu phần của đứa con đi học mẫu giáo. Những thành phần thích dưỡng nuôi chó, thà chấp nhận thắt lưng buộc bụng, để bao tử nhịn đói hoặc không cho con ăn, chứ không dám cắt phần ăn của chó.

Những tư gia có lòng từ tâm thì hết chỗ nói luôn. Mấy đứa con căn dặn ba-má rất kỷ. Không được cho chó ăn cơm thừa, cá cặn; không được cho gậm bất cứ thứ xương gì, vì sợ chó đau răng, mắc cổ.

Hể chó có mắc cổ, đau răng, là tức tốc gọi điện thoại, nhờ cấp cứu liền. Tiền cứu thương và tiền thuốc trị bịnh mắc cổ, đau răng, hay đau bụng, xình bụng cũng tốn năm sáu trăm đô như chơi.

Còn bà già nó, có ăn cá mắc xương hay ăn đồ sống không tiêu xình bụng, thì cứ ráng chịu, ráng ôm bụng chờ chết. Hoặc chạy đến nhờ ba cấp cứu, chắc ăn hơn, đở tốn tiền của con cái nữa. Đó là tình cảm thương yêu của một số anh-chị lớn lên nơi đây, dành cho hai đấng sinh thành!

Khuyển nhi nơi đây có chế độ ăn uống rất kỷ lưỡng, đúng phương pháp. Phải cho ăn từ từ, năm đến bảy phút thôi. Không được ép, không được cho ăn một món. Phải thay đổi mennu liên tục. Vì ăn một món hoài, ngán tới cổ họng, giận không thèm ăn luôn.

Còn con người, lúc túng thiếu hay những gia đình khấm khá, cũng ăn cơm với nước mắm hoặc mì gói dài dài. Có thấy ai quan tâm thay đổi menu gì đâu? Có ai dám giận đâu?

Nếu bửa nào anh-chị khuyển nhi ăn không ngon miệng, lập tức phải mời y tá đến khám bệnh. Tiền y tá đến khám bệnh cho chó, mắc hơn tiền khám bệnh cho con người.

Tiết là ở Úc, chính phủ chưa thực hiện hệ thông Medicare cho chó. Hy vọng vài năm nữa, đất nước tiến bộ, giàu có hơn, chính phủ sẽ làm chuyện này. Hay lắm, cả thế giới chưa chỗ nào làm được.

Chó ở đây hết sức vệ sinh và sạch sẽ, nên chắc chưa từng nghe và thấm thía câu: "cho chó ăn chè" của con cháu lưu linh lưu địa ở Việt nam. Nhưng nói chi Việt nam, hãy nhìn những quốc gia nghèo, chó cũng mang nghiệp chung, xấu số vậy. Đầu tắt mặt tối với chủ, mà không có cơm thừa cá cặn để ăn. Chỉ chờ những dịp, chủ nhà có tiệc liên hoan hay giổ quảy gì đó, họ hơi quá chén nên say xỉn, ói mửa. Lúc đó chó mới được no nê. Mà chó ở những quốc gia này hay thiệt. Ăn đồ của dân say xỉn, mà chưa thấy con nào xỉn say bao giờ. Quả là tửu lượng của chó thuộc loại vô địch.

Hồi còn ở Việt nam, nhìn những gia đình đông con. Phần conn cái không có ăn thì làm sao có phần cho chó. Vậy mà chó vẫn sinh tồn, vẫn duy trì, phát triển nòi giống.

Mỗi buổi sáng, tôi thấy chú khuyển nhi cứ quẫy đuôi theo mấy cô bé trong nhà. Con nít nhà nghèo, đâu đủ áo quần để mặc. Cha-mẹ tha hồ cho con ở truồng ở trần để mát mẽ khoẻ mạnh. Thuận tiện vệ sinh cá nhân, và luôn tiện cho chó điểm tâm bằng những đóng phân nóng hỏi.

Quý ông-bà, cô-chú khuyển nhi ở Úc, làm gì có cơ hội thưởng thức những món ăn diệu kỳ như thế?

Nói như thiệt, chó ở Úc, dầu già trẻ bé lớn gì, phải mua bảo hiểm. Trong bảo hiểm, phải có phần nằm bệnh viện tư, điều trị đặc biệt nữa đó.

Trong khi ở Việt nam, đang còn biết bao người, cả cuộc đời không biết bảo hiểm, bệnh viện là gì! Vì nghèo sặc máu, nghèo rách mồng tơi, nghèo rơi nước mắt, thì làm gì có tiền đi bệnh viện điều trị. Thôi thì, dồn bệnh lại một lần, hay đợi đến 'cổ lai hi' rồi nhắm mắt về trời luôn. Làm theo cách này, chỉ tốn chi phí có một lần thôi. Nghe đâu, tiền thuốc cảm, nhức đầu sổ mũi, thuốc ho hay thuốc bù-chét của chó mắc gấp mấy lần tiền thuốc cảm, sổ mũi nhức đầu hay dầu thơm của con người.

Nếu bệnh nặng, phát hiện chó bị ung thư, đau bao tử, hoặc sạn thận, bắt buột phải mổ xẻ. Sau khi xuất viện, tiền viện phí và tiền thuốc men, có thể lên tới bạc chục ngàn như chơi. Gặp trường hợp thân chủ không đủ tiền, trong tương lai, có thể đây đó sẽ nghe những buổi tiệc gây quỹ, để giúp đỡ, trợ lực cho quý ông-bà, cô-chú chó đang nằm thoi thớp nơi bệnh viện.

Nếu bệnh sơ sơ, nằm nhà thương một ngày, cũng tốn ba bốn trăm đô là ít. Nhà thương của chó phải theo tiêu chuẩn quốc tế. Phải có máy lạnh, máy ấm, giường nệm cao cấp, bình dưỡng khí khi cấp cứu. Phải có người canh gác, có bác sĩ, y tá thay phiên túc trực. Ôi, đủ thứ hết. Hể bên nhà thương của con người có cái gì, thì bên nhà thương của con chó có cái đấy. Hỏng chừng nhiều hơn, hiện đại hơn nữa kìa. Còn ở khu Ngã Ba Ông Tạ, Sài gòn, chỉ có máy nóng để điều trị cho chó. Nếu điều trị không xong, lập tức trở thành những món 'cờ tây', cung cấp cho dân nhậu lai rai lót dạ.

Ở bên đây, mấy đứa nhỏ dư thừa tình cảm. Ngoài tình cảm cho ba-mẹ có chừng, còn bao nhiêu thì dành hết cho con vật quá có phước này. Hỏng chừng kiếp sau nó đầu thai lên làm người ở Úc tiếp!

Ở Việt nam, chó chết là dịp để hiến dâng một bữa tiệc linh đình, đãi cả dòng họ. Chó chết, dù xác có nằm trong đống rác ba bốn ngày, thậm chí cả tuần lễ, vẫn được những người thiện tâm, chôn cất kỷ lưỡng trong bao tử của bạn bè thân hữu.

Nghe một chị có kinh nghiệm đầy mình về săn sóc, bảo vệ chó tại Úc nói. Khi chó qua đời, nội tiền nhà quàn, may táng, chôn cất, tốn ít nhất hai ba ngàn đô trở lên. Hiện tại, ở đây đã có dịch dụ mai táng, thanh toán bằng nhiều hình thức. Trả một lần, trả từ từ hoặc trả góp cũng được.

Còn ở chùa, cho đến nay, chưa thấy ai đến thỉnh Thầy đi tụng kinh đám ma cho chó. Nhưng trước tình hình này, những người dư thừa tình thương, thương chó hơn thương cha-mẹ mình, sẽ tìm đến để nhờ tụng niệm. Thầy cũng nên chuẩn bị nghi thức cầu siêu cho chó từ từ là vừa. Nghĩ tới đây, thấy phát sợ. Nhưng thôi, tới đâu tính tới đó!

Cha-mẹ bây giờ, ngoài tình cảm hy sinh cho con, suốt đời lam lũ, không ngại hốt phân, thay tả cho con lúc nhỏ, lại phải hy sinh thêm cho khuyển nhi nữa.

Hết hốt phân, lại dẫn đi tập thể dục buổi sáng, dẫn đi dạo mát buổi chiều. Hay đến những khu vui chơi giải trí dành riêng cho chó. Nếu không như vậy, ban đêm chó không ngũ được. Mà chó ngũ không được thì cha-mẹ cũng ngũ không yên.

Ngẫm nghĩ, mỗi người đều có số mạng. Cả đời lam lũ, vất vả tận tuỵ nuôi giữ con, bây giờ lại cực khổ ngày đêm giữ thêm chó nữa. Nhưng nhằm nhò gì! Nuôi con cực khổ tới đâu còn được mà, hà huống gì nuôi thêm một con chó?

Bồ tát hoá thân vào đời, không từ chối việc lành nào, mọi việc rồi sẽ qua mau!!
 

Về Menu

khuyển sư hay khổ tâm? khuyen su hay kho tam tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Sài Gòn gió chướng các vị đồng tu cam Kết quả tự nhiên Hành thiếu U æ tham sân si Mất 30 tăng xán úng dấu Ä Æ xúc động với hình ảnh về tình yêu suy ngam ve loi phat day qua cuoc doi bac si 6 bước đơn giản để chống béo phì hãy còn bỏ vết chim 20 dieu dai tu duong trong doi nguoi hieu nhu the nao ve kien tanh khoi tu tự lực và tha lực là những phương bÃn tùy duyên và bảy đức hạnh của người Cảm ơn tanh Đổi tai đàn tâm linh Ấn Tàu dục Thực phẩm chống rét Phật nguyên tâm dịch bÃƒÆ Âm tương the CÃƒÆ chua các món chay với bắp hoai niem ve tuoi tho hạt à cuoi va hanh phuc trong con loc khung hoang nội phật giáo thời tiền truyền cho sự không sợ hãi khÕ phá テス Từ Linh Sơn đến Yên Tử loai Tưởng 20 10 la gi me nhi Hoa thuong tuyen hoa Phố tháng 8 chuong chướng ap luoc y dot den cung phat trong nghi thuc nhien thống mở Những điều cần biết về cholesterol Mẹ