Một người kính Phật, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không thay đổi tín tâm thì tự nhiên sẽ gặp họa hóa phúc, gặp dữ hóa lành
Kiên trì tín tâm vào Phật, tai ương trước mắt hóa phúc lành

.
 
Trung Quốc thời cổ đại có một người dân sống lương thiện và luôn tín Phật, ông cho rằng đó là cách sống tốt nhất để tạo phúc cho bản thân và con cháu. Mỗi khi có chuyện gì quan trọng, ông đều tới ngôi chùa gần nhà xin thỉnh giáo sư phụ trụ trì.

Một ngày nọ, con bò nhà ông lại sinh một con bê màu trắng, thấy kỳ quái ông bèn tới chùa xin gặp sư trụ trì để thỉnh giáo.

Sư phụ đáp: “Không sao hết, đây là điềm lành, thí chủ hãy về nhà và tiếp tục làm việc thiện, đồng thời tạ ơn Đức Phật”.

Nghe vậy người này bèn làm theo. Nhưng một năm sau bỗng dưng ông bị mù cả hai mắt không rõ nguyên nhân.

Không lâu sau con bò nhà ông lại sinh thêm một con bê trắng, ông càng ngạc nhiên hơn và bảo con trai tới xin sư phụ nhà chùa thỉnh giáo.

Con trai ông bèn nói: “Năm ngoái cũng vậy cha tới chùa xin thỉnh giáo rồi về bị mù, cha vẫn còn muốn tới chùa xin thỉnh giáo nữa ư?”.

Người cha mù lòa đáp: “Những lời răn dạy của bậc đại kính rất quý giá, chúng ta trong mọi trường hợp cần luôn tín tâm vào Đức Phật từ bi, con hãy thay cha tới chùa thỉnh giáo sư phụ trụ trì đi con”.

Người con khi ấy đành vâng lời và thay cha tới gặp sư phụ trụ trì. Sư phụ cũng nói đúng câu như vậy: “Đây là điềm lành, thí chủ đừng lo lắng, hãy về làm việc thiện và tiếp tục tạ ơn Đức Phật từ bi”.

Người con vâng lời về làm theo lời của sư phụ trụ trì, nhưng sau đó không lâu người con cũng không hiểu sao mù cả hai mắt. Tuy vậy hai cha con vẫn luôn bảo nhau tín tâm vào Đức Phật và tạ ơn Ngài mỗi ngày.

Chẳng bao lâu sau nhà Chu gây chiến với nhà Tống, toàn bộ dân làng phải sung quân để ra chiến trận. Nhiều người tham chiến một đi không trở về, thây người chất thành đống. Đàn ông cả làng ai cũng sợ phải sung quân nhưng không thể trốn lệnh vua ban.

Hai cha con mù lòa nên được miễn, không phải đi lính. Chiến tranh kéo dài một thời gian rồi kết thúc. Thật kỳ diệu là đúng lúc ấy mắt hai cha con lại sáng trở lại, cũng không rõ vì nguyên nhân gì.

Khi đó người cha mới bảo con trai: “Con thấy không, chúng ta vì nghe theo lời dạy của sư trụ trì và luôn tín tâm vào Đức Phật, mới được phúc báo như bây giờ. Nếu không chắc là cả hai cha con đã bỏ mạng nơi chiến trường”.

Có câu trong họa có phúc, điều quan trọng là con người sống thiện lương và tín tâm vào Phật Pháp, thì cho dù gặp vận rủi nhưng đó có thể chỉ là bề ngoài, cuối cùng vẫn được bình an vô sự và phúc báo. Ngược lại, người không tín ngưỡng và không tin vào Phật Pháp, một khi đã gặp họa, có thể sẽ cứ thế mà rớt xuống.

 
Theo Minhbao - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

kiên trì tín tâm vào phật tai ương trước mắt hóa phúc lành kien tri tin tam vao phat tai uong truoc mat hoa phuc lanh tin tuc phat giao hoc phat

o day bước qua nỗi sợ Sức khỏe nguoi tu phat la nguoi tim ve nguon an lac giai 4 lưu ý khi hấp thu đường Giải khát với nước chanh lô hội những ứng dụng cần thiết cho cuộc hạnh phúc là mục tiêu cuối cùng của canh gioi lam giau cao nhat chinh la ton sung dao một tôn giáo bạn nên tìm hiểu Thương cha oi chi nam phut nua thoi nhung nguoi nu xuat gia tu phat co chung duoc những câu đối hay cho ngày tết Nhớ ô mai Hà Nội nỗi đau của thực vật có hay không lam sao de tranh nhung co hiem Canh củ năng rong biển Thiền tập xóa bớt lo âu 5 bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình Tổ đình Viên Ngộ tưởng niệm Tổ khai gian nan hanh trinh vuot thoat Sài Gòn mùa ngóng gió 修道 吾有正法眼藏 bồ tát 優良蛋 繪本 benh am co that khong ma đầu tiên trong dòng truyền thừa đại 怎么面对自己曾经犯下的错误 Các loại đậu không phải là thực phẩm hoàng duy hành trang thiết yếu của người tu sĩ 4 cách hiệu quả giúp khởi động Đâu Phú Yên Tưởng niệm lần thứ 269 Tổ 05 đưa tâm về nhà phần 1 tu theo pháp môn tịnh độ để vãng sanh Lai thần chú đại bi viên ngọc của người hay song chu dung ton tai Tóm 法要 回忌 早見表作成 cai hieu ve phat giao cua mot so nha tri thuc hien cây khô héo mới là tốthay xanh tươi Thầy mùa Tia hy vọng cho những người bị hói nhan ra le vo thuong tu nhung ca truc Sự tương đồnggiữa kinh Vu lan trong Hán