Ở Việt Nam hiện nay, có người cho rằng kinh điển Đại thừa chỉ là ngụy kinh do Trung Quốc viết ra, và kêu gọi trở về với đạo Bụt nguyên chất Nguyên Thủy , đặc biệt khi mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trở nên căng thẳng trong những năm gần
Kinh điển đại thừa có phải là “ngụy kinh” của Trung Quốc?

Ở Việt Nam hiện nay, có người cho rằng kinh điển Đại thừa chỉ là "ngụy kinh" do Trung Quốc viết ra, và kêu gọi trở về với "đạo Bụt nguyên chất" (Nguyên Thủy), đặc biệt khi mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trở nên căng thẳng trong những năm gần đây.
Nếu như toàn bộ các nước Nam truyền tiếp nhận gần như trọn vẹn tạng Pali, thì Trung Quốc lại tiếp nhận gần như trọn vẹn tạng Phạn (Sanskrit). Có điều để kinh Phật du nhập vào được mảnh đất Trung Hoa, thì chính nó phải bổ khuyết vào những điều tư tưởng Trung Hoa còn thiếu, đặc biệt trong địa hạt vũ trụ quan. Không những thế nó còn phải tìm cách dung hòa với tư tưởng Trung Hoa cổ đại, để người Trung Hoa khi ấy có thể tiếp nhận đạo Phật và xem nó có ý nghĩa, giá trị tương đồng mà không đi đến những hành động cực đoan là tẩy chay đạo Phật.

"Lục độ tập kinh" cho thấy đã xảy ra những tranh luận về đạo hiếu, khi người Trung Hoa quan niệm "Bất hiếu hữu tam vô hậu vi đại" (Có 3 điều gọi là bất hiếu thì không có con nối dõi là (tội) lớn nhất), hay "Lông tóc móng da nhận từ cha mẹ không dám tổn thương"... Trong khi các nhà sư không thể lập gia đình để nối dõi dòng giống, đã thế đầu còn cạo trọc, mặc y hoại sắc... Thử hỏi, nếu không tìm ra những điều Đức Phật dạy về đạo hiếu để lọc lấy tinh chất từ trong những lời dạy này, dùng phương tiện ngôn ngữ thông qua trước tác, chú giải, dịch thuật và với ý thức kết hợp, bổ túc của những nhà sư Ấn Độ và Trung Hoa, thì đạo Phật có thể được truyền vào Trung Hoa, và sau này ảnh hưởng không nhỏ đến các nước Đông Á trong đó có Việt Nam hay không?

Trên con đường tơ lụa, nối liền Trung Hoa với Ấn Độ, có thể thấy ngay vai trò quan trọng của các vùng đất Trung Á, cận Trung Hoa, nơi đạo Phật đang nở rộ sức sống (Đạo Hồi chỉ xuất hiện từ thế kỷ thứ 7 sau Tây lịch), và đây cũng được xem là nơi "trung chuyển tư tưởng", vì những gì không thích hợp với Trung Hoa có thể bị gạt bỏ, những gì phù hợp với Trung Hoa được lưu ý thêm vào, để từ những lời dạy căn bản của Phật mà tạo ra các "tân kinh". Sự sửa chữa liên tục với chủ đích hoằng đạo mà không đi ra ngoài lời dạy của Phật là một công đức to lớn mà các vị Tổ sư đã làm được.

Công lao nhóm họp, thảo luận, trước tác, dịch thuật kinh Phật của các nhà sư Ấn Độ và Trung Hoa đã đem đến một mối lương duyên tư tưởng kỳ thú để có một tư tưởng Trung Hoa trọn vẹn cả về ngôn ngữ và văn hóa như ngày nay. Có thể khẳng định rằng không có đạo Phật thì Trung Hoa không có tôn giáo (với ý nghĩa trọn vẹn của khái niệm này), bởi cả Nho và Lão thời kỳ đầu chỉ được xem như là một lối sống, một tư tưởng chính trị xã hội.

Có thể thấy những thuật ngữ tiếng Phạn về nhân sinh và vụ trụ trở nên quá mới mẻ đối với người Trung Hoa, vì để diễn giải nó, người ta phải sử dụng một lượng tiếng Hán nhất định, đặc biệt là các thuật ngữ liên quan đến vũ trụ quan đạo Phật. Như thế đủ biết tinh chất của tiếng Phạn được chắt lọc như thế nào để diễn đạt tư tưởng của đạo Phật. Đến nỗi có thời kỳ người ta xem tiếng Phạn là vua của các thứ tiếng. Đây cũng là lý do tư tưởng Ấn có thể xuôi chiều tràn vào Trung Hoa như tràn vào một mảnh đất trũng, mà không cách gì tư tưởng Trung Hoa ngược chiều tràn được vào đất Ấn, nhưng cũng vì thế mà mảnh đất trũng ấy lại nhận được thêm nhiều những lớp phù sa màu mỡ.

Với nhiều tạng kinh tiếng Phạn được dịch và chú giải ra bằng tiếng Hán, hẳn nhiên không thể tránh khỏi những điều thêm bớt cho phù hợp với bối cảnh truyền đạo thời kỳ đầu, và người Trung Hoa đã tự hào khi có thể chuyển được tạng Phạn sang tạng Hán. Khi ấy tư tưởng không còn bị giới hạn bởi ngôn ngữ, để không phải ngẫu nhiên trong 33 vị Tổ được xem là chân truyền y bát, thì Ấn Độ có 28 vị, Trung Hoa có 6 vị (Tổ Bồ đề Đạt ma là vị Tổ thứ 28 của Ấn Độ, nhưng cũng là vị Tổ đầu tiên của Trung Hoa).

Đọc lại Đại Việt sử ký toàn thư, chúng ta thấy hai triều đại thịnh trị nhất trong lịch sử dân tộc là Lý và Trần đều là hai triều đại tôn sùng đạo Phật, tổ chức các khoa thi Tam giáo (Phật - Đạo - Nho) để tuyển hiền tài cho quốc gia. Những người đứng đầu quốc gia có một ý thức rất rõ ràng khi hiểu những giới hạn tư tưởng ngôn ngữ của dân tộc mình, bằng việc liên tục thỉnh Đại tạng kinh từ Trung Hoa về làm phong phú thêm tư tưởng tinh thần cho người dân Đại Việt. 

Ngay bản thân Trung Hoa, một quốc gia vốn tự cao tự đại, từ trong máu thịt luôn xem mình là trung tâm của vũ trụ, là thiên triều, nhưng có những thời kỳ, họ có những vị vua anh minh, khi biết làm sáng cho tư tưởng dân tộc mình bằng việc cử người sang Ấn Độ thỉnh kinh, và cho lập ra các trung tâm Phật học lớn để trước tác, chú giải kinh Phật sang tiếng Hán, nhằm làm phong phú tư tưởng tinh thần cho toàn bộ người dân Trung Hoa.

Có thể nói, giáo lý tử tưởng của bất cứ tôn giáo nào đều là những tài sản quý giá, thậm chí vô giá của nhân loại. Nếu không thể làm cho nó nhiều lên và mới hơn, thì cũng đừng làm cho nó mai một và mất đi. 

Bài xích kinh điển Đại thừa nguồn Hán tạng thời điểm này cũng chẳng thể làm cho tư tưởng đạo Phật suy chuyển gì, mà còn tự mình cho ra hình ảnh của một con người có tư tưởng dân tộc hẹp hòi và cực đoan chủ nghĩa. Nếu là tăng sĩ... thì càng không nên!

Thích Thanh Thắng - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

kinh điển đại thừa có phải là “ngụy kinh” của trung quốc? kinh dien dai thua co phai la nguy kinh cua trung quoc tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

bồ Sư bà Hải Triều Âm viên tịch Lý giải những cái hắt hơi Danh hiệu Avalokiteśvara trong Tịnh Độ thiếu vitamin d làm tăng nguy cơ hen suyễn Quốc sư Vạn Hạnh và Thăng Long ngoi chúng ta đi chùa để cầu xin hay để tu phat Bổ sung vitamin E có thật sự hiệu Canh bạch quả nấm hương táo đỏ Tin 陈光别居士 Bún riêu chay Hà Nội ngon đậm đà 度母观音 功能 使用方法 tu vi boi อธ ษฐานบารม Bánh đúc chấm tương Bần 一日善缘 tuc vinh nghiem 己が身にひき比べて อ ตาต จอส Bánh chuối hấp cho những ngày hè Buffet chay 30 món tặng 1 phần cho 激安仏壇店 禅诗精选 อธ ษฐานบารม 長谷寺 僧堂安居者募集 仏壇 通販 Sự cần thiết của bữa ăn sáng Lễ húy kỵ Tổ khai sơn tổ đình 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 浄土宗 2006 飞来寺 五観の偈 曹洞宗 ブッダの教えポスター Cao Huy Hóa kể chuyện Đất lành 元代 僧人 功德碑 佛法怎样面对痛苦 放下凡夫心 故事 お仏壇 お供え Lễ hội Ẩm thực chay Phong vị Huế 別五時 是針 คนเก ยจคร าน 精霊供養 僧人心態 川井霊園 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 Cắt tỉa cho đĩa trái cây thêm sành