Mỗi lần bước lên máy bay, dù đi trong nước hay đến nước ngoài,khi nghe tiếng nói của tiếp viên hàng không vang lên “Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam xin kính chào quý khách …”, trong tôi lại trỗi dậy một niềm xúc cảm về quê hương Việt Nam thân yêu.

	Ký sự: Trông người lại ngẫm đến ta

Ký sự: Trông người lại ngẫm đến ta

Mỗi lần bước lên máy bay, dù đi trong nước hay đến nước ngoài, khi nghe tiếng nói của tiếp viên hàng không vang lên “Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam xin kính chào quý khách …”, trong tôi lại trỗi dậy một niềm xúc cảm về quê hương Việt Nam thân yêu.

Sau hơn 3 giờ trên chuyến bay từ TP.Hồ Chí Minh đến Đài Bắc, chúng tôi đáp xuống sân bay Taipei và vào làm thủ tục Hải quan. Tôi bỗng chú ý đến một người con gái tay cầm tấm biển giơ cao, đề hai chữ Việt Nam. Theo sau cô có khoảng 50 người, nam có nữ có, tất cả họ tuổi không quá 25. Lúc đầu, tôi nghĩ đây là đoàn hướng dẫn viên tour du lịch, nhưng khi cô la to “lao động Việt Nam, lao động Việt Nam …”, tôi mới hiểu vấn đề và cảm thấy một niềm chua xót dâng trào, tự hỏi dân mình phải tha phương cầu thực như thế này sao? Trên đoạn đường từ sân bay về khách sạn khoảng gần 1 tiếng, tôi bị ám ảnh bởi hình ảnh người Việt đi làm thuê ở xứ người, nhất là Đài Loan. Báo chí và các phương tiện truyền thông trong nước đề cập rất nhiều về vấn đề này, nhưng đây là lần đầu tiên tôi bắt gặp nên trong lòng không khỏi buồn, cảm thấy lòng tự trọng về tinh thần dân tộc đang bị tổn thương.

Tháp tùng lần này qua Đài Bắc, tôi cùng đi với một số Phật tử thuộc Công ty Cổ phần và Đầu tư Vietpearl (Ngọc Việt). Công ty này đang thực hiện ý tưởng tham gia vào thị trường Phật giáo với chuỗi nhà hàng chay trên khắp cả nước (fanchise). Có lẽ đây sẽ là chuỗi nhà hàng chay đầu tiên có một chiến lược phát triển tốt (?), chuẩn bị khai thác tiềm năng nhà hàng và thực phẩm chay Việt. Chuyến đi lần này nhằm trao đổi kinh nghiệm với các nhà doanh nghiệp thực phẩm chay Đài Bắc, đồng thời cũng để xem cung cách làm ăn của xứ người thế nào, bởi thực phẩm chay của họ chiếm một thị phần khá lớn trong thị trường thực phẩm chay Việt Nam.

Sáng hôm sau, đoàn đến thăm một Phật tử mà người ta hay gọi là “Lưu tiên sinh”; công ty ông sản xuất đèn hoa sen, pháp khí và hàng lưu niệm. Nơi đây không thiếu món gì, từ hàng lưu niệm vài đồng cho đến loại vài ngàn USD. Tuy chỉ mới gặp nhau lần đầu, song ông Lưu tiếp chúng tôi như một người thân, luôn vui tươi cởi mở và đầy thân thiện. Hai vợ chồng ông đã đưa đón đoàn suốt 2 ngày liền mà không một cái nhăn mặt, nhíu mày. Dù đoàn chúng tôi có lúc thay đổi ý định đi nơi này nơi khác không theo dự tính lúc đầu nhưng ông không hề phàn nàn hay khó chịu. Điều đó làm cho tôi nhớ đến một doanh nhân Phật tử từng nói với tôi rằng: “Ở chỗ con làm, nhân viên buộc phải thực hiện 4 điều một cách nghiêm ngặt: biết chào hỏi, biết cười, biết trả lời và biết cảm ơn…”. Có lẽ thái độ thân thiện, cởi mở ấy đã giúp ông Lưu thành công và tạo được cảm tình của chư Tăng Ni, Phật tử Việt Nam; rất nhiều người đến đặt hàng nơi ông là điều dễ hiểu, dù không ít công ty đại lý cũng bán những mặt hàng như thế. Ở Việt Nam, tôi từng đến một số phòng phát hành kinh sách và cơ quan Phật giáo, gặp không ít nhân viên “mặt mày như hình sự”, hỏi không muốn trả lời, mà có trả lời thì cũng trả lời kiểu “nhát gừng”, đối với Tăng Ni cũng chẳng biết chắp tay chào thể hiện nét văn hóa Phật giáo! Duy một lần về Miền Tây, chúng tôi mới gặp nhân viên của quán cơm Vân Mập (và gần đây là nhân viên nhà hàng Việt Chay) biết chắp tay chào chư Tăng Ni. Thiển nghĩ, đây là nét văn hóa, là lối cư xử tối thiểu mà một người Phật tử nên có. Trong cung cách kinh doanh thương mại Việt Nam nói chung và Phật giáo nói riêng, chúng ta còn nhiều điều cần phải học ở những người thành đạt trên thương trường của một số nước trong khu vực. Trong một lần nói chuyện với Tổng giám đốc của một doanh nghiệp thành đạt tại TP.Hồ Chí Minh, ông cho biết: “Công ty đưa ra cho tập thể Ban Giám đốc và nhân viên toàn cơ quan 5 tiêu chí, nhờ vậy mà trong thời gian qua, Công ty đã có những kết quả tốt, đó là: Đồng đội, dân chủ, sáng tạo - đổi mới, hiền tài và trong sạch”. Nếu những người lãnh đạo có tâm huyết biết vận dụng các phương thức năng động sáng tạo tích cực như vị Tổng Giám đốc này thì đất nước ta sẽ có những điều kiện để phát triển, không hề thua kém các nước trong khu vực.

Đoàn chúng tôi đi thăm một vài Công ty sản xuất thực phẩm chay: Vegefarm Thiên Ân (Ten In), Cốc Vương ở Gia Nghĩa, Đài Trung…, tất cả đều sản xuất với quy mô dây chuyền khép kín. Đặc biệt, Công ty Thiên Ân, với vốn đầu tư ước chừng đến vài trăm triệu USD. Một công ty lớn như thế nhưng cách giao dịch, đón tiếp đoàn thật đơn giản và thân mật, chân tình, không khách sáo; ngoài những câu hỏi trao đổi của đoàn, tôi còn nhận thấy ở họ lòng mến khách, tạo một cảm giác thật gần gũi. Tuy chỉ gặp nhau vài giờ song tình cảm ấy tạo cho chúng tôi nhiều lưu luyến. Rõ ràng “đẳng cấp” của một doanh nghiệp muốn phát triển không phải chỉ có tiền mà còn phải có văn hóa ứng xử với đối tác làm ăn trên thương trường, có lẽ người Trung Quốc cũng nhờ vào cung cách kinh doanh này mà họ đã hình thành nên cả một khu China town (phố Trung Hoa) ở một số nước.

Hôm sau, chúng tôi từ giã Trung tâm Đài Bắc đến Gia Nghĩa. Đoàn ghé thăm Pháp Cổ Sơn, trung tâm tu học của Tăng Ni và Phật tử do HT.Thánh Nghiêm xây dựng vào năm 1992 trên ngọn núi Kim Sơn, cách Trung tâm Đài Bắc khoảng 50km. Khu đất này do một thương gia mua để xây dựng khu doanh nghiệp sản xuất, song khi gặp được HT.Thánh Nghiêm, Phật tử này đã cúng dường khu đất để HT xây chùa.

Nơi đây có một đại hồng chung bằng đồng 25 tấn, đúc theo dáng đại hồng chung của Nhật, cao 4,5m đường kính 2,6m, thời gian hoàn thành 1 năm rưỡi. Chung quanh chuông khắc 28 phẩm kinh Pháp Hoa bằng chữ Hán. Điều mà chúng tôi ngạc nhiên đó là tất cả xe của khách thập phương đến đều đỗ ở bãi xe dưới chân núi, sau đó có xe riêng đưa khách đi lên và về lại, đoạn đường từ dưới chân núi đến chùa khoảng hơn 1km đường dốc núi. Đoàn chúng tôi đến vào khoảng 11g30, gặp lúc chư Tăng và Phật tử đang ngọ trai. Khi xuống xe, có một Phật tử thiện nguyện (hướng dẫn viên) của chùa hướng dẫn đoàn vào trai đường qua hai tầng lầu bằng thang máy. Nói là trai đường nhưng tất cả chư Tăng Ni đều dùng buffet, chư Tăng Ni thọ trai rất đông nhưng không gây ra một tiếng động, dù đũa muỗng đều bằng inox. Họ ngồi thẳng lưng như ngồi thiền, không ai nói với ai một lời, thể hiện phong thái thiền môn quy củ. Tôi vừa ngồi ăn vừa quan sát chung quanh trai đường, thấy được sự nghiêm trang của Tăng Ni xứ người mà không khỏi nghĩ ngợi đến mình. Đó là điều mà chúng ta cần phải học hỏi, ngay cả trong trang phục, pháp phục của Tăng Ni Đài Loan cũng vậy, chúng ta cũng cần phải suy nghĩ - rất đồng bộ, thể hiện một nếp sống lục hòa, nghiêm túc! Từ cách ăn uống, đi lại chậm rãi, thong dong, trong mọi cử động họ không bao giờ hấp tấp. Tôi cũng từng chứng kiến đoàn Phật tử và Tăng thân Làng Mai với đa phần là người châu Âu trong một buổi tiệc chiêu đãi tại chùa Ấn Quang, tuy dùng buffet nhưng tất cả mọi người đều tuần tự kẻ trước người sau đến nhận phần ăn của mình, không bao giờ chen lấn, dù lúc đó đã hơn 12 giờ!

Có thể nói, Pháp Cổ Sơn là một công trình Phật giáo hiện đại nhưng không phải vì thế mà mất đi vẻ tôn nghiêm, cổ kính; từ những phiến đá cho đến cách bài trí chính điện, thư viện, thiền đường dành cho Phật tử đến tu tập đều rất thoáng, rất thuận tiện và ngăn nắp, sạch đẹp. Chùa còn có một Phật học viện dành cho những Tăng Ni trẻ dưới 25 tuổi và một khu dành cho những vị trung niên mới vào chùa học Phật. Chúng tôi được biết, HT.Thánh Nghiêm xem việc giáo dục kết hợp với tu tập là con đường phát triển Pháp Cổ Sơn, đó cũng là tiêu chí mà nhiều lần HT.Thánh Nghiêm xác định trong những bài giảng của ngài.

Trong những chuyến đi nước ngoài, khi đến thăm một công trình kiến trúc hay một cơ sở  Phật giáo… nhìn cách tổ chức của người, tôi luôn nghĩ về Phật giáo tại quê nhà. Không phải chỉ có chuyến đi Đài Loan lần này mới gợi cho tôi suy nghĩ ấy mà nhiều lần trước đó, tôi đều có những suy tư như thế. Có lẽ tôi quá nhạy cảm “Trông người lại ngẫm đến ta” chăng? Một trong những công trình mà Cty Ngọc Việt muốn đầu tư là công viên Phúc Tòa cách Đài Bắc khoảng 30km. Nói là công viên nhưng thực tế là một nghĩa trang khoảng trên 50ha ở trên một ngọn đồi cao với ngôi tháp 16 tầng và 4 tầng hầm chứa 12.000.000 hũ cốt. Ấn tượng nhất đối với du khách là cách bài trí tổ chức, nhất là môi trường sạch đẹp với bãi đậu xe thẳng tắp ở đây. Đường lên tháp có 18 vị La hán được tôn trí hai bên tạo nên sự uy nghiêm khi bước lên tháp.  Và nếu như không bước vào bên trong thì tôi cứ nghĩ là công viên  thực sự, vì không có không khí của nghĩa trang như ở Việt Nam.

Đi vào bên trong chúng tôi càng cảm thấy ngạc nhiên hơn. Văn phòng tiếp nhận hũ cốt với các nhân viên đều sử dụng computer như một ngân hàng, không có gì để chúng ta cảm nhận như nơi thờ cúng vong linh từ ánh sáng, khung cảnh, cách bài trí thờ cốt của ngôi tháp. Tuy đây là nơi thờ cốt nhưng không thấy nhang đèn và cách trình bày gần như là một khách sạn. Ở TP.Hồ Chí Minh có ngôi tháp phổ đồng chùa Huệ Nghiêm (Bình Tân) với nhiều tầng và tháp chùa Vĩnh Nghiêm (Q.3), hai ngôi tháp này thờ trên vài chục ngàn hũ cốt được xem là lớn nhất Việt Nam hiện nay nhưng không thể sánh với Phúc Tòa, vì nó rất hiện đại và rất khoa học trong tổ chức, bài trí.

Chúng tôi được nhân viên hướng dẫn đi bằng thang máy lên mỗi tầng, đến nơi tôn trí Đức Phật xem như chánh điện của ngôi tháp, nhìn Đức Phật nơi sẽ tổ chức lễ cầu siêu tôi thấy tòa sen được khép lại, chỉ chừa khuôn mặt của Phật. Hỏi người hướng dẫn thì được biết, tòa sen được thiết kế mỗi khi làm lễ cánh xòe ra, khi lễ xong thì tòa sen khép lại. Mỗi năm nơi đây có 4 lễ lớn cầu siêu cho các hương linh ký gởi tại đây do chư Tăng chủ trì căn cứ vào bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông và hàng tháng có 4 ngày: 14, rằm và 30, mùng một. Tôi nói với vị Giám đốc phụ trách kinh doanh Cty Vietbooks: “Biết khi nàoViệt Nam mình có những công trình như thế này? Cô nói với tôi: “Từ những tín ngưỡng cho đến tôn giáo và Phật giáo xứ này đều đã kỹ nghệ hóa hết rồi, Phật giáo Việt Nam mình khó có thể sánh được!”. Cô lại nhìn tôi cười và nói tiếp: “Chúng ta có quyền mơ ước vài năm nữa Cty Vietpearl sẽ thực hiện một công trình như thế này với tên là Phúc Viên, thầy thấy có được không?”. Trong bài tham luận Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VI, HT.Thích Giác Toàn, Phó chủ tịch, Trưởng ban Kinh tế-Tài chánh TƯGH có phát biểu: “… Tổ chức một hệ thống nhà hàng Việt Chay nhằm phục vụ Tăng Ni, Phật tử và khách du lịch hành hương quốc tế, mở văn phòng khám đa khoa đến khi đủ điều kiện thành lập bệnh viện, trường học… đồng thời lập thủ tục tiến hành xây dựng công viên nghĩa trang và đài hỏa táng có tầm vóc quy mô để phục vụ tín đồ Phật tử khi mãn phần…”.  Tuy đây chỉ là những dự hướng cho tương lai nhưng chúng ta hy vọng nó sẽ thành hiện thực.

Từ công viên Phúc Tòa, xe chúng tôi dọc theo bờ biển Đài Loan đi về Cao Hùng đến Phật Quang Sơn. Theo tài liệu, năm 1967 Tổ chức Phật Quang Sơn ra đời với sự lãnh đạo của HT.Tinh Vân và hiện nay là một trong những tập đoàn Phật giáo lớn nhất tại Đài Loan. Phật Quang Sơn là một tổ chức Phật giáo được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại, một trong những trung tâm Phật giáo đầu tiên trên thế giới quản lý công việc trong chùa bằng kỹ thuật công nghệ.

Nhìn ngôi chùa nguy nga trên ngọn núi hùng vĩ, chúng ta có thể cảm nhận được những gì mà Tổ chức Phật Quang Sơn đã làm ở nhiều nước trên thế giới. Chúng tôi tham quan thư viện và trung tâm phát hành kinh sách Phật giáo của Phật Quang Sơn với đủ chủng loại, kinh sách, VCD thuyết giảng của HT.Tinh Vân và phim hoạt hình Phật giáo, các vật phẩm, quà lưu niệm… tất cả đều thể hiện nét văn hóa của Phật giáo Đài Loan. Tuy Phật Quang Sơn là một tổ chức cá nhân nhưng cũng cho chúng ta thấy được sự lớn mạnh và các chiến lược phát triển của một tổ chức Phật giáo hiện nay. Tuy chỉ đi dạo quanh Phật Quang Sơn và chưa có dịp tham quan hết nội viện nhưng ở đó có thể hình dung được sự thành công của Phật Quang Sơn như thế nào.

Về Việt Nam, những gì chúng tôi nhận thấy ở một nơi mà Phật giáo chiếm vị thế rất quan trọng trong xã hội đều là những dấu ấn khó quên và nó cũng cho tôi nhận thức được rằng Phật giáo Việt Nam cần phải có một sự thay đổi toàn diện trong cách tổ chức, điều hành trước bối cảnh chung của xã hội Việt Nam và ngưỡng cửa hội nhập với thế giới. 

TT. THÍCH THIỆN BẢO


Về Menu

Ký sự: Trông người lại ngẫm đến ta

thổ địa Thiền có thể thay thế thuốc giảm đau phạm ngư cổ tự beomeosa chanh niem tham lam la mot lieu thuoc doc Thay đổi độ cao đột ngột có thể gây năm Vì sao không nên ăn no phuoc nếu chỉ còn một ngày để sống phat Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng Giao tiếp với người độc đoán ở nơi Mà Švu lan hoi me tu bao gio khúc Đậu hũ cay sốt nấm niêm thể Tấm gương sáng ngời cho mọi thế hệ ï¾ ï½ Dâu tây giúp làm chậm sự phát triển cấu trúc sinh học của con người phù æ chị nhưng Danh sách thực phẩm làm tăng nguy cơ ung bạn Nét cổ Thăng Long Thầy Chùa Linh Ứng Sơn Trà hay quan chieu de hoc cach buong xa tham san si hay tran trong nguoi ban dang thuong yeu Lì xì con cái nhìn nhé mạ ơi tài Ăn như thế nào dẫn tới nguy cơ mắc ung Cách điều suy nghiệm lời phật luyến ái buộc Phía sau cánh cửa nuoc co y nghia gi To Xét nghiệm máu giúp phát hiện sớm ung Ăn chay thieu Lợi ích tu tập thiền định trong nghiep bao va tai sinh nhung cau hoi can ban Nước chữa đầu 7 cách đơn giản để bảo vệ cổ họng gieo trong hanh phuc Tiểu sử cố đại lão HT Thích Thanh già muon vat hien co tren coi doi deu la tuong doi пѕѓ