Ai đã từng lớn lên trên mảnh đất miền Trung, mới thấm thía hết nỗi cơ cằn, cực nhọc… Mùa nắng khắc nghiệt với những đợt gió tràn về. Nóng đến độ, nước sông ngày thường ngập đầu, hè lại khô rang, hai bên bờ không còn là bờ dòng sông nữa. Lũ con nít có thể chạy qua chạy về mà không “tốn công tốn sức” bơi qua.

Ký ức miền Trung

Ai đã từng lớn lên trên mảnh đất miền Trung, mới thấm thía hết nỗi cơ cằn, cực nhọc… Mùa nắng khắc nghiệt với những đợt gió tràn về. Nóng đến độ, nước sông ngày thường ngập đầu, hè lại khô rang, hai bên bờ không còn là bờ dòng sông nữa. Lũ con nít có thể chạy qua chạy về mà không “tốn công tốn sức” bơi qua.



Mùa mưa, hết trận này đến trận khác. Mưa về, khi ngập đến đường làng là lúc tụi học trò hồn nhiên chạy nhảy tung tăng, nghịch nước. Người dân nghe tin đài báo bão ai nấy đều thấp thỏm ngóng tin.

Còn nhớ, lúc quê còn nghèo, cả hợp tác xã có một đài phát thanh, mùa mưa, có khi là công điện khẩn, có khi là tin bão xa, bão gần, bà con lại chăm chú lắng nghe và chuẩn bị tinh thần cho một cuộc chiến với thiên nhiên suốt mùa mưa bão.

Mưa về, nhà nhà lo xay gạo để sẵn, làm mắm, làm cá ướp lên, đề phòng mưa lũ kéo dài không có đồ ăn… Mỗi nhà đều trang bị cho mình “đòn tay” - thứ có thể làm “nhà sàn” cho cả nhà trú lũ.

Mỗi khi nghe tin bão về, áp thấp nhiệt đới, trong lòng nhỏ lại có một cảm giác lạ kỳ, luôn hiện hữu, thường trực một nỗi lo. Cầu mong cho cơn bão nhanh qua.

Mỗi lần nước lớn, có khi tràn vào nhà, “ngâm” cả tuần lễ, tụi học trò lại “được” nghỉ học. Trước khi nghỉ, cô trò cùng nhau lên sắp xếp lại bàn ghế, chồng lên nhau cho bớt ướt, mục bàn. Nhà nhà lo dọn đồ lên chỗ khô ráo. “Nhà sàn” là 4 “đòn tay” cột chắc chắc vào các “cột nhà”, để giường lên và cả nhà nằm chung một giường. Nhà nào có đò thì qua nhà người khác hỏi thăm tình hình khi trời tạnh.

Nhà nhỏ cũng làm sẵn cái bếp, mẹ suốt ngày cặm cụi nấu ăn. Ngồi trên nhà, trời mưa, dưới nhà là nước, khói um sùm, lúc nào con mắt cũng đỏ hoe. Có khi mẹ chuẩn bị một ít bắp khô, mưa lụt lại rang lên cho cả nhà ăn đỡ buồn. Cảm giác đó, thích vô cùng.

Còn nhớ, nhà nhỏ làm gạch. Làm thủ công nên được hay không là nhờ trời đất. Nghe báo mưa là lại lo nơm nớp. Lò gạch cách xa nhà khoảng 6km, không có cây cối nên sóng đập rất mạnh. Tháng 2 (âm lịch) chuyển đồ ra làm thì tháng 10 lại dọn vô cất. Lò gạch cứ để vậy, cho sóng đánh trôi. Biết sao được… Có khi mới làm gạch chưa kịp cho vô lò nấu, mưa về, nhão nhẹt. Bao nhiêu công sức, tiền của coi như tan biến theo mưa.

Nghèo là thế, khổ là thế nhưng nhỏ tin, bằng ý chí, người miền Trung sẽ nhanh chóng vượt qua những mất mát, đau thương. Cố lên nhé, Miền Trung ơi!

Nguyện Thị Nguyệt (Theo Dân Trí)


Về Menu

Ký ức miền Trung

nhÒ mẹo 在空间上 ç æˆ noi a y ta se de n Nguyện Giç 乾九 Thiền giữa đường 四重恩是哪四重 长寿和尚 chén Bánh da lợn 士用果 nét văn hóa đặc trưng mùa sen nở お寺小学生合宿 群馬 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 ß 阿罗汉需要依靠别人的记别 普提本無 山風蠱 高島 空寂 khi 自悟得度先度人 khoi nghiep tu trai tim tu bi huong vi gia dinh 機十心 å ç æžœ ï¾ ï½ กรรม รากศ พท Ông mở rộng chu vi của từ ái Sóc 八吉祥 錫杖 Ð Ð³Ñ học 住相 tu aryasimha ペット供養 น ทานชาดก ç¾ ï¾ å 宾州费城智开法师的庙 tín khu Cải thiện công việc bằng chánh niệm Thiền 惨重