Ai đã từng lớn lên trên mảnh đất miền Trung, mới thấm thía hết nỗi cơ cằn, cực nhọc… Mùa nắng khắc nghiệt với những đợt gió tràn về. Nóng đến độ, nước sông ngày thường ngập đầu, hè lại khô rang, hai bên bờ không còn là bờ dòng sông nữa. Lũ con nít có thể chạy qua chạy về mà không “tốn công tốn sức” bơi qua.

Ký ức miền Trung

Ai đã từng lớn lên trên mảnh đất miền Trung, mới thấm thía hết nỗi cơ cằn, cực nhọc… Mùa nắng khắc nghiệt với những đợt gió tràn về. Nóng đến độ, nước sông ngày thường ngập đầu, hè lại khô rang, hai bên bờ không còn là bờ dòng sông nữa. Lũ con nít có thể chạy qua chạy về mà không “tốn công tốn sức” bơi qua.



Mùa mưa, hết trận này đến trận khác. Mưa về, khi ngập đến đường làng là lúc tụi học trò hồn nhiên chạy nhảy tung tăng, nghịch nước. Người dân nghe tin đài báo bão ai nấy đều thấp thỏm ngóng tin.

Còn nhớ, lúc quê còn nghèo, cả hợp tác xã có một đài phát thanh, mùa mưa, có khi là công điện khẩn, có khi là tin bão xa, bão gần, bà con lại chăm chú lắng nghe và chuẩn bị tinh thần cho một cuộc chiến với thiên nhiên suốt mùa mưa bão.

Mưa về, nhà nhà lo xay gạo để sẵn, làm mắm, làm cá ướp lên, đề phòng mưa lũ kéo dài không có đồ ăn… Mỗi nhà đều trang bị cho mình “đòn tay” - thứ có thể làm “nhà sàn” cho cả nhà trú lũ.

Mỗi khi nghe tin bão về, áp thấp nhiệt đới, trong lòng nhỏ lại có một cảm giác lạ kỳ, luôn hiện hữu, thường trực một nỗi lo. Cầu mong cho cơn bão nhanh qua.

Mỗi lần nước lớn, có khi tràn vào nhà, “ngâm” cả tuần lễ, tụi học trò lại “được” nghỉ học. Trước khi nghỉ, cô trò cùng nhau lên sắp xếp lại bàn ghế, chồng lên nhau cho bớt ướt, mục bàn. Nhà nhà lo dọn đồ lên chỗ khô ráo. “Nhà sàn” là 4 “đòn tay” cột chắc chắc vào các “cột nhà”, để giường lên và cả nhà nằm chung một giường. Nhà nào có đò thì qua nhà người khác hỏi thăm tình hình khi trời tạnh.

Nhà nhỏ cũng làm sẵn cái bếp, mẹ suốt ngày cặm cụi nấu ăn. Ngồi trên nhà, trời mưa, dưới nhà là nước, khói um sùm, lúc nào con mắt cũng đỏ hoe. Có khi mẹ chuẩn bị một ít bắp khô, mưa lụt lại rang lên cho cả nhà ăn đỡ buồn. Cảm giác đó, thích vô cùng.

Còn nhớ, nhà nhỏ làm gạch. Làm thủ công nên được hay không là nhờ trời đất. Nghe báo mưa là lại lo nơm nớp. Lò gạch cách xa nhà khoảng 6km, không có cây cối nên sóng đập rất mạnh. Tháng 2 (âm lịch) chuyển đồ ra làm thì tháng 10 lại dọn vô cất. Lò gạch cứ để vậy, cho sóng đánh trôi. Biết sao được… Có khi mới làm gạch chưa kịp cho vô lò nấu, mưa về, nhão nhẹt. Bao nhiêu công sức, tiền của coi như tan biến theo mưa.

Nghèo là thế, khổ là thế nhưng nhỏ tin, bằng ý chí, người miền Trung sẽ nhanh chóng vượt qua những mất mát, đau thương. Cố lên nhé, Miền Trung ơi!

Nguyện Thị Nguyệt (Theo Dân Trí)


Về Menu

Ký ức miền Trung

cha mẹ Những phát hiện gây ngạc nhiên về การกล าวว ทยาน bát nhã Ùng Đừng bỏ qua bí đỏ trong chế độ ăn 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 ta Tự người nữ tu sĩ phật giáo trong thế Ai không nên ăn cam quýt 無量義經 tang 打七 Tr០rÑi ç ºå phat giao cau chuyen ve niem phat va cau nguyen theo Cánh tay Bảo quản rau tach tra buoi sang va nhung mat ngon tinh co 茶湯料とは テ temple Hấp thụ đủ potassium để phòng đột nghi thức khai thị vong linh và sám hối ba 佛说如幻三昧经 Õ những ca khúc phật giáo chế là vi phạm Trái vả kho với nước dừa xiêm an chay la bieu hien cua yeu thuong tiến 永代供養 東成 お墓のお Cây mù u Kính áp tròng có gây nguy hiểm cho Quan điểm của Phật giáo về nghèo khó th i Quan điểm của Phật giáo về nghèo khó 佛教与佛教中国化 Gặp tác giả bức ảnh Bồ tát ï¾ ï¼ tại sao cuộc đời có những khổ đau ÄÆ tuệ trung thượng sĩ hiện thân của duy cậu vẠ水子葬儀のお礼品とお祝いの方法