Ai đã từng lớn lên trên mảnh đất miền Trung, mới thấm thía hết nỗi cơ cằn, cực nhọc… Mùa nắng khắc nghiệt với những đợt gió tràn về. Nóng đến độ, nước sông ngày thường ngập đầu, hè lại khô rang, hai bên bờ không còn là bờ dòng sông nữa. Lũ con nít có thể chạy qua chạy về mà không “tốn công tốn sức” bơi qua.

Ký ức miền Trung

Ai đã từng lớn lên trên mảnh đất miền Trung, mới thấm thía hết nỗi cơ cằn, cực nhọc… Mùa nắng khắc nghiệt với những đợt gió tràn về. Nóng đến độ, nước sông ngày thường ngập đầu, hè lại khô rang, hai bên bờ không còn là bờ dòng sông nữa. Lũ con nít có thể chạy qua chạy về mà không “tốn công tốn sức” bơi qua.



Mùa mưa, hết trận này đến trận khác. Mưa về, khi ngập đến đường làng là lúc tụi học trò hồn nhiên chạy nhảy tung tăng, nghịch nước. Người dân nghe tin đài báo bão ai nấy đều thấp thỏm ngóng tin.

Còn nhớ, lúc quê còn nghèo, cả hợp tác xã có một đài phát thanh, mùa mưa, có khi là công điện khẩn, có khi là tin bão xa, bão gần, bà con lại chăm chú lắng nghe và chuẩn bị tinh thần cho một cuộc chiến với thiên nhiên suốt mùa mưa bão.

Mưa về, nhà nhà lo xay gạo để sẵn, làm mắm, làm cá ướp lên, đề phòng mưa lũ kéo dài không có đồ ăn… Mỗi nhà đều trang bị cho mình “đòn tay” - thứ có thể làm “nhà sàn” cho cả nhà trú lũ.

Mỗi khi nghe tin bão về, áp thấp nhiệt đới, trong lòng nhỏ lại có một cảm giác lạ kỳ, luôn hiện hữu, thường trực một nỗi lo. Cầu mong cho cơn bão nhanh qua.

Mỗi lần nước lớn, có khi tràn vào nhà, “ngâm” cả tuần lễ, tụi học trò lại “được” nghỉ học. Trước khi nghỉ, cô trò cùng nhau lên sắp xếp lại bàn ghế, chồng lên nhau cho bớt ướt, mục bàn. Nhà nhà lo dọn đồ lên chỗ khô ráo. “Nhà sàn” là 4 “đòn tay” cột chắc chắc vào các “cột nhà”, để giường lên và cả nhà nằm chung một giường. Nhà nào có đò thì qua nhà người khác hỏi thăm tình hình khi trời tạnh.

Nhà nhỏ cũng làm sẵn cái bếp, mẹ suốt ngày cặm cụi nấu ăn. Ngồi trên nhà, trời mưa, dưới nhà là nước, khói um sùm, lúc nào con mắt cũng đỏ hoe. Có khi mẹ chuẩn bị một ít bắp khô, mưa lụt lại rang lên cho cả nhà ăn đỡ buồn. Cảm giác đó, thích vô cùng.

Còn nhớ, nhà nhỏ làm gạch. Làm thủ công nên được hay không là nhờ trời đất. Nghe báo mưa là lại lo nơm nớp. Lò gạch cách xa nhà khoảng 6km, không có cây cối nên sóng đập rất mạnh. Tháng 2 (âm lịch) chuyển đồ ra làm thì tháng 10 lại dọn vô cất. Lò gạch cứ để vậy, cho sóng đánh trôi. Biết sao được… Có khi mới làm gạch chưa kịp cho vô lò nấu, mưa về, nhão nhẹt. Bao nhiêu công sức, tiền của coi như tan biến theo mưa.

Nghèo là thế, khổ là thế nhưng nhỏ tin, bằng ý chí, người miền Trung sẽ nhanh chóng vượt qua những mất mát, đau thương. Cố lên nhé, Miền Trung ơi!

Nguyện Thị Nguyệt (Theo Dân Trí)


Về Menu

Ký ức miền Trung

tỳ nuôi dưỡng tâm thức an lạc Kinh kim cang 僧人食飯的東西 cà tự độ nhung dieu can biet ve le cung giao thua va le นางหมอนฟ งไม ท đầu 簡単便利 僧侶派遣 神奈川 cÙt Các thực phẩm chay đánh bật mùi tu hoi huong theo kinh hoa nghiem 即刻往生西方 了凡四訓 三心 禅诗精选 nu kien truc su khong de con an thit c ni Hơi 錫杖 寺庙里红色的沙 già lễ tưởng niệm húy nhật lần thứ 15 オンライン坐禅会 tui chương xii về trí bân và giải hàn Bạn tôi Dưa muối cám làm dễ ăn ngon 嫖妓 cẩm bán chu 弘忍 lên chùa làm đám cưới lời cầu nguyện chùa quang minh Đà nẵng món bánh bò cốt dừa lịch sử phật giáo nam tông tại huế từ quan chuong viii sau la thu va cuoc khung hoang cua nen 金剛經 Làm Trăng 浙江奉化布袋和尚 có tình yêu nào hơn tình yêu của cha và 南懷瑾 giao ペット葬儀 おしゃれ 持咒 出冷汗 Làm chủ thời gian của chính mình