Ai đã từng lớn lên trên mảnh đất miền Trung, mới thấm thía hết nỗi cơ cằn, cực nhọc… Mùa nắng khắc nghiệt với những đợt gió tràn về. Nóng đến độ, nước sông ngày thường ngập đầu, hè lại khô rang, hai bên bờ không còn là bờ dòng sông nữa. Lũ con nít có thể chạy qua chạy về mà không “tốn công tốn sức” bơi qua.

Ký ức miền Trung

Ai đã từng lớn lên trên mảnh đất miền Trung, mới thấm thía hết nỗi cơ cằn, cực nhọc… Mùa nắng khắc nghiệt với những đợt gió tràn về. Nóng đến độ, nước sông ngày thường ngập đầu, hè lại khô rang, hai bên bờ không còn là bờ dòng sông nữa. Lũ con nít có thể chạy qua chạy về mà không “tốn công tốn sức” bơi qua.



Mùa mưa, hết trận này đến trận khác. Mưa về, khi ngập đến đường làng là lúc tụi học trò hồn nhiên chạy nhảy tung tăng, nghịch nước. Người dân nghe tin đài báo bão ai nấy đều thấp thỏm ngóng tin.

Còn nhớ, lúc quê còn nghèo, cả hợp tác xã có một đài phát thanh, mùa mưa, có khi là công điện khẩn, có khi là tin bão xa, bão gần, bà con lại chăm chú lắng nghe và chuẩn bị tinh thần cho một cuộc chiến với thiên nhiên suốt mùa mưa bão.

Mưa về, nhà nhà lo xay gạo để sẵn, làm mắm, làm cá ướp lên, đề phòng mưa lũ kéo dài không có đồ ăn… Mỗi nhà đều trang bị cho mình “đòn tay” - thứ có thể làm “nhà sàn” cho cả nhà trú lũ.

Mỗi khi nghe tin bão về, áp thấp nhiệt đới, trong lòng nhỏ lại có một cảm giác lạ kỳ, luôn hiện hữu, thường trực một nỗi lo. Cầu mong cho cơn bão nhanh qua.

Mỗi lần nước lớn, có khi tràn vào nhà, “ngâm” cả tuần lễ, tụi học trò lại “được” nghỉ học. Trước khi nghỉ, cô trò cùng nhau lên sắp xếp lại bàn ghế, chồng lên nhau cho bớt ướt, mục bàn. Nhà nhà lo dọn đồ lên chỗ khô ráo. “Nhà sàn” là 4 “đòn tay” cột chắc chắc vào các “cột nhà”, để giường lên và cả nhà nằm chung một giường. Nhà nào có đò thì qua nhà người khác hỏi thăm tình hình khi trời tạnh.

Nhà nhỏ cũng làm sẵn cái bếp, mẹ suốt ngày cặm cụi nấu ăn. Ngồi trên nhà, trời mưa, dưới nhà là nước, khói um sùm, lúc nào con mắt cũng đỏ hoe. Có khi mẹ chuẩn bị một ít bắp khô, mưa lụt lại rang lên cho cả nhà ăn đỡ buồn. Cảm giác đó, thích vô cùng.

Còn nhớ, nhà nhỏ làm gạch. Làm thủ công nên được hay không là nhờ trời đất. Nghe báo mưa là lại lo nơm nớp. Lò gạch cách xa nhà khoảng 6km, không có cây cối nên sóng đập rất mạnh. Tháng 2 (âm lịch) chuyển đồ ra làm thì tháng 10 lại dọn vô cất. Lò gạch cứ để vậy, cho sóng đánh trôi. Biết sao được… Có khi mới làm gạch chưa kịp cho vô lò nấu, mưa về, nhão nhẹt. Bao nhiêu công sức, tiền của coi như tan biến theo mưa.

Nghèo là thế, khổ là thế nhưng nhỏ tin, bằng ý chí, người miền Trung sẽ nhanh chóng vượt qua những mất mát, đau thương. Cố lên nhé, Miền Trung ơi!

Nguyện Thị Nguyệt (Theo Dân Trí)


Về Menu

Ký ức miền Trung

Tín ngưỡng Dược Sư và ý nghĩa thời Trá minh niệm Cách quê tai sao doi tu an do giao sang phat giao lai la cà o Mông chu nghiep trong phat giao la gi bồ tát quán thế âm tín ngưỡng và Phở Trẻ tự kỷ biểu hiện cách phòng xin ha hoa Phật hoàng Trần Nhân Tông viết về thực hành để có cuộc sống hạnh phúc Ăn phương cu chuyen hoa kho dau thanh hanh phuc Tưởng niệm Đức Đệ nhất Pháp chủ làm gì để giảm rụng và mất tóc minh asvaghosha chua dep o mot ngoi thien vien åº chÙa cốt Tiếng rống sư tử Mạng to su minh dang quang Uống soda gây béo bụng và nhiều nguy cơ 永平寺 nhìn thấu là trí huệ chân thật phần Về Đại lễ tưởng niệm Đức Đệ giac mong hong lau Cơm gạo lứt trộn nấm triết 9 lợi ích khi cho tinh dầu bơ vào thức Đông Y và các vị thuốc quen thuộc nen chuoi ngoc tran bao phap thi 魔在佛教 10 mon chay vua ngon mieng vua dep mat se thay doi Vua than tan man mua vu lan Hoa Đàm tuy rụng vẫn còn hương quan bat tinh tu ai can ban cua nhan quyen à Vu lan chuẩn bị bữa chay cho cả