Giác Ngộ - Ờ, thì nôn nao, thì nhớ, thì… nôn nao. Nhớ hình bóng quê nhà, là nhớ mẹ. Nhớ lúc mẹ lật đật chạy từ trong nhà ra ngõ đón mình về. Lúc nào đi về nhà mình cũng gọi mẹ từ ngoài ngõ gọi vào. Gọi để cảm cái vui trong lòng của mẹ, cũng là trong lòng mình.

Lại thấy nôn nao hình bóng quê nhà…

Giác Ngộ - Ờ, thì nôn nao, thì nhớ, thì… nôn nao. Nhớ hình bóng quê nhà, là nhớ mẹ. Nhớ lúc mẹ lật đật chạy từ trong nhà ra ngõ đón mình về. Lúc nào đi về nhà mình cũng gọi mẹ từ ngoài ngõ gọi vào. Gọi để cảm cái vui trong lòng của mẹ, cũng là trong lòng mình.

Quê mình, hai hòn núi ni gọi là hòn Vung, núi Chúa

Mình thương mẹ. Đương nhiên. Nhưng mình xa mẹ, nên tình thương đôi khi cũng không tròn đầy. Xa mẹ là lỗi. Xa mẹ là là thiếu thốn. Lỗi bởi vì xa mẹ mình sẽ làm mẹ nhớ, mẹ lo. Lỗi vì có khi mẹ ốm đau mình đâu có bên cạnh để mua thuốc, để nấu cháo, để năn nỉ mẹ ăn cho mau khỏi… Thiếu thốn vì như một thi sĩ đã nói “mẹ là chuối ba hương, là xôi nếp mật…”, những gì ngon lành nhất được ví von với mẹ, với tình mẹ nhưng mình đi xa nên không có nhiều cơ hội để tận hưởng.

Hình bóng quê nhà còn là căn nhà nhỏ, ở đó có tượng Bụt, Bồ tát, có tiếng kệ kinh hôm sớm của mẹ. Có dây trầu sum suê mẹ trồng (mẹ trồng hồi ngoại còn sống, dây trầu chưa kịp lớn ngoại đã đi xa). Lâu lâu nhìn dây trầu mẹ cũng hay miên man nhớ, rồi kể với mình rằng: “Bà ngoại bây hồi nớ…”. Sau dấu ba chấm là những tháng ngày lam lũ, áo rách, nón cời (nón lá bị rách), là những bữa chạy chợ của ngoại. Và nhiều nhiều nữa!

Hình bóng quê nhà còn là những đợt gió mùa hè, mưa giông tháng 6, là những tiếng nước mưa rớt lộp bộp trên tàu lá chuối vào những ngày mưa tháng 10. Là nhớ những đêm ba bà con (ngoại, mẹ và mình) nằm chung trên cái chiếc giường, có cái mền rách một lỗ ở ngay dưới chân. Thế là ngoại và mẹ trở thành hai “cái mền” để mình khỏi rét giữa mùa đông. Thương lắm cái hồi nớ (thời ấy), là những năm mình còn học cấp 1, cấp 2…

Rồi bóng dáng quê nhà còn là con đường nhỏ, quanh quanh, co co. Hồi mình rời quê, con đường làng chưa phủ bê tông nên mùa mưa thường có sình lầy. Bây giờ bê tông hóa nông thôn, con đường láng coóng, xe chạy ào ào. Những hàng rào chè tàu được cắt tỉa đẹp hơn để tương xứng với những ngôi nhà mới xây lên, khang trang, bề thế. Quê mình chừ có nhiều đổi thay lắm. Lâu lâu vẫn “nghe ngóng” quê nhà, rồi lại được mẹ “báo cáo” những điều đại loại như thế. Mừng, mà cũng lo. Bởi hình như khi vật chất càng phát triển thì tình làng nghĩa xóm cũng nhạt dần. Ai đó gọi theo kiểu văn hoa, dùng từ chuyên môn là “đô thị hóa nông thôn”, kiểu “đèn nhà ai nấy rạng”.

Cũng phải, chừ ở quê nhà ai cũng có tivi, xe máy nên đâu còn cảnh cả làng trên xóm dưới trưa trưa, tối tối chạy lên nhà cậu Sáu, bác Ba xem tivi. Hồi nớ xem phim Tây du ký, lúc nào cũng đông, tivi trắng đen, xem bằng bình ắc quy. Có khi đang xem giữa chừng, hết bình, cái màn hình co rúm lại còn có phân nửa, đen thui nhưng cũng sướng ơi là sướng. Lắm lúc xuýt xoa chạy về giữa chừng vì bình ắc quy hết, vì giông gió… Lại thương…

Hình bóng quê nhà chừ đổi thay lắm. Mấy đứa trẻ trẻ cỡ tuổi mình, với nhỏ hơn, chỉ cần học hết lớp 12 là “tháo chạy” khỏi quê nhà. Để đi làm ăn. Để đi học. Để đổi đời. Và… để dần quên tiếng quê, để mang về quê lối sống thị thành, để rồi hình bóng “tắt lửa tối đèn có nhau” dần trở thành ký ức xa xa, nhạt nhòa dần. Lớp trẻ kiểu 9x hoặc 10x gì gì đó làm sao có được những cuốn phim ngắn về tuổi thơ đầy nắng, gió, lam lũ mà rất đỗi bình dị, thân thương như mình?

Tấn Khôi


Về Menu

Lại thấy nôn nao hình bóng quê nhà…

hương vị gia đình vết thương tỉnh thức trịnh công フォトスタジオ 中百舌鳥 24 临海市餐饮文化研究会 là xin hạ hỏa Tuệ giác vô thường Từ bi và vị tha nâng đỡ sức khỏe con yêu 03 chuong 3 phat tam bo de di duong cung can phai thien Bệnh đau khớp vai 乾九 そうとうしゅう Vài suy nghĩ về hiếu trong đạo Nho và Tiểu đường do vi khuẩn đường ruột 凡所有相皆是虛妄 若見諸相非相 Là Šthien phat giao Là Š永平寺宿坊朝のお勤め Nguyên nhân làm tiểu đường khó kiểm thời pháp thuyết giảng cho một cụ già Chợ quê ngày Tết 9 điều cần nhớ trong cuộc sống này 往生的法籍法師 Độc đáo món bánh Tết thất truyền 演若达多 Mời đón đọc Nguyệt san Giác Ngộ số tận thuyết hay thuyết tận Sống 所住而生其心 to su minh dang quang kå ç suy 萬分感謝師父 阿彌陀佛 chung ta deu la khach tro Vì sao nên ăn rau cải xoăn CẠhóa chuyện kể chàng tiến sĩ và phật pháp Thu อภ สรา ธรรม hay to ra minh la phat tu 四依法 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 to su